Bài mới

Nhận xét mới

Chết chắc

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Đại học TPHCM kiểm tra thông tin "70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học". Thông tin này, theo tìm hiểu của tôi, là do GS Nguyễn Văn Tuấn đưa ra, nhưng chưa bao giờ thấy ông dẫn nguồn (có thể thấy thông tin gốc ở bài viết này trên trang web của ông), một điều hết sức kỳ quặc ở một người nghiên cứu khoa học.

Một đặc điểm của truyền thông Việt Nam là không bao giờ có khả năng xác định cũng như thẩm định tính chính xác của các nguồn tin liên quan tới khoa học. Đây không phải là lần đầu tiên. Trước đây truyền thông Việt Nam cũng đã dẫn các số liệu trong một báo cáo được gọi là của nhóm nghiên cứu ở Đại học Harvard về số lượng các công bố của các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam. Đặc điểm đó của truyền thông Việt Nam cũng dễ hiểu vì có thể nói đại đa số các nhà báo Việt Nam có thể tóm gọn trong hai chữ "thất học" nên họ không có khả năng cũng như năng lực xác định và thẩm định tính chính xác của nguồn tin. Hơn nữa, họ cũng không thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực có liên quan tới nguồn tin, bởi vì họ không đủ trình độ cũng như khả năng để có thể phân biệt ai là chuyên gia thực sự, ai không phải.

15 comments:

  1. thế nào là "làm nghiên cứu khoa học"; theo chuẩn nào?
    có lẽ phó TT giao một nhiệm vụ bất khả thi chăng?

    ReplyDelete
    Replies
    1. PTT có nói "làm nghiên cứu khoa học" đâu. Đấy là báo chí tường thuật lại buổi hội thảo tại Đại học TPHCM. Ai nói ra thì người đấy phải giải thích thuật ngữ chứ.

      Delete
  2. Có thể đúng là khoảng 70% tiến sĩ không còn nghiên cứu (nghiêm túc), nhưng sự bất cẩn của GS Tuấn là ông không dẫn nguồn.

    ReplyDelete
  3. Chào bác Đông A !
    Theo thiển ý của tôi, phát biểu của GS Nguyễn Văn Tuấn là hoàn toàn CHÍNH XÁC và có CƠ SỞ , nếu không nói con số đưa ra (70% TS không NCKH )là còn "khiêm tốn" !
    Vấn đề ông nói : " Thông tin này do GS NVT đưa ra nhưng chưa bao giờ thấy ông dẫn nguồn " !? Có gì mà cần phải DẪN NGUỒN ? Ông chỉ cần làm phép toán trừ ( HS lớp 2 ) là có ngay đấy mà !
    Trước tiên , ta phải hiểu " thế nào là NCKH và NCKH được công nhận" ?
    Số lượng GS, P.GS , TS và TSKH (hậu TS) của VN hiện tại đã có (số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT .)(1)
    Số lượng công trình đã công bố và các tác giả , nhóm tác giả cũng đã có công bố ở các Tạp chí quốc tế uy tín. (Hoặc theo như số liệu thống kê của các trường , Viện ,các Bộ...ở VN (mà) GS Tuấn đã dẫn khi so sánh năng lực nghiên cứu của các trường , Viện trong nước và khu vực.)(2)
    Lấy (1) trừ (2) là có ngay kết quả.
    Tất nhiên , có một số ít tác giả nghiên cứu nhưng không công bố ( vì nhiều lý do) . Số này được xem như không nghiên cứu.
    Một cách nhẩm tính đơn giản , có bao nhiêu TS làm quan trong bộ máy công quyền, trong các DNNN ,trong các trường làng nhàng... là bấy nhiêu TS chỉ "ngâm cứu", chẳng nghiên cứu gì cả !
    Kể cả người vừa yêu cầu kiểm tra , tìm hiểu vấn đề này ở ĐHQG TP.HCM . Ông ta nghiên cứu cái gì ? Công bố ở đâu , bao giờ ? (ngoại trừ cái bằng Phó TS với đề tài "điều khiển tên lửa" , mà tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy công bố ở đâu !? )

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chuyện thế nào "làm nghiên cứu khoa học" đã là một vấn đề có thể tranh cãi bất tận. Bởi vì có những người nghiên cứu nhưng không được công bố kết quả (ví dụ như ở bên nghiên cứu khoa học trong quân sự) hay chỉ công bố trên tạp chí nội địa (ví dụ như nghiên cứu về tư tưởng HCM) thì xếp họ vào đâu? Phát biểu linh tinh có ngày chết chắc, và cũng xứng đáng phải như thế. Phát biểu linh tinh chỉ nên ở những chỗ trà dư tửu hậu, hay cùng lắm là trên blog theo kiểu ý kiến chủ quan, suy diễn, chưa kiểm chứng thôi, chứ thành thông tin chính thức thì thật là không thể chấp nhận được.

      Delete
    2. Gửi friendship ho
      Mình thấy lập luận của bạn có vấn đề
      1. đầu tiên bạn khẳng định 70% là con số khiêm tốn, tức là bạn tin rằng con số chính xác phải cao hơn nhưng vẫn khẳng định phát biểu của GS. Tuấn là chính xác. Xin nhắc bạn là phát biểu của GS Tuấn mang tính định lượng và thực chứng.
      2.về nguyên tắc tất cả những gì viết ra không ghi nguồn được xem là của tác giả. Nếu GS Tuấn tính toán ra con số 70% cũng nên chỉ rõ cách tính. Nếu GS Tuấn dùng dữ liệu thứ cấp nên về nguyên tắc phải dẫn nguồn dữ liệu thứ cấp đó. Nếu là dữ liệu sơ cấp thì cần trình bày ngắn gọn cách thức thu thập dữ liệu.
      3.cách tính trên là do bạn suy diễn không chắc là của GS Tuấn. Hơn nữa cách tính của bạn có vấn đề về độ chính xác. ví dụ bạn tính số TS đã có nghiên cứu công bố trên các tạp chí ISI như thế nào,làm sao bạn đảm bảo họ đang có học vị TS trở lên khi viết bài báo đó, làm sao bạn đảm bảo không đếm trùng tên, sót tên, những trường hợp một người có nhiều cách tên bạn giải quyết như thế nào?
      4.thành tích khoa bảng của người yêu cầu kiểm tra không liên quan đến vấn đề đang bàn. Bất kỳ ai cũng có thể nghi ngờ nhận định của GS Tuấn hay bất kỳ chuyên gia nào và có thể yêu cầu kiểm chứng nếu cần. Đương nhiên mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách thức làm khác nhau.

      Delete
    3. Bác Đông A !
      -Bác chưa phân biệt được khái niệm Khoa học (KH) và Công nghệ ( CN). Chỉ có CN người ta mới giữ "bí quyết" ,chứ KH mà giữ (bí quyết) cái quái gì? Hay là loại nghiên cứu KH đểu ,kiếm ít tiền xong xếp xó ?! ( công bố thêm xấu hổ !)
      _ Bác nói :phát biểu linh tinh có ngày chết chắc (?)...và cũng xứng đáng như thế !? Thank bác , nhưng cái kiểu "vừa éo vừa run" như bác thì nên về... đuổi gà cho vợ !( mà giọng điệu giúng... CAM quá nhỉ ?)

      Delete
  4. Cần nói thêm về Ngài "yêu cầu kiểm tra" vừa rồi. Ngoài cái Chúc danh GS "Friendship" do ĐH RMIT (VN) tặng , chức danh PGS ( về kinh tế )ông ta có được khi đang giảng dạy về kinh tế ở Khoa Quản lý công nghiệp ( ĐHBK TPHCM) với học vị Master kinh tế, có đúng với Tiêu chuẩn phong PGS ở VN không ??? Hay dùng PTS "điều khiển tên lửa" để phong hàm PGS kinh tế ???

    ReplyDelete
  5. Theo GS Tuấn thì GS có dẫn nguồn đấy chứ: http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1590-nhung-con-so-noi-tieng-trong-giao-duc-

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bây giờ GS Tuấn mới dẫn nguồn. Nhưng ở đây có mấy vấn đề:
      1. Nguồn tin từ thông tin của GS Hãn, nhưng GS Hãn lại không dẫn nguồn, hay cách thức thu được số liệu như vậy.
      2. GS Hãn chỉ nói 70% số tiến sĩ trong 9000 tiến sĩ được điều tra làm quản lý, không làm chuyên môn. Chưa nói chuyện về tính đúng sai của con số trong thông tin của GS Hãn, nhưng từ con số này GS Tuấn tổng quát thành 70% toàn bộ TS Việt Nam không nghiên cứu khoa học.Tôi thấy rất kỳ quái kiểu truyền tin như vậy.
      3. Ngay con số của GS Hãn cũng có vấn đề. Không rõ điều tra mà GS nói tới được tiến hành, phân loại như thế nào. Ví dụ trưởng phòng nghiên cứu, viện trưởng được xếp là người nghiên cứu hay người làm quản lý hay cả hai? 9000 TS được chọn là lựa chọn ngẫu nhiên hay lựa chọn như thế nào?

      Delete
    2. Nếu bảo rằng các vị tiến sỹ làm việc trong các cơ quan hành chính của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể (70%) là không nghiên cứu khoa học và chỉ các vị tiến sỹ làm việc trong các viện, trường (30%) là nghiên cứu khoa học có lẽ không được chính xác cho lắm. Vì hình như hàng năm các cơ quan hành chính vẫn được giao đề tài nghiên cứu khoa học và nếu không phải đa phần các vị tiến sỹ này làm thì ai làm vào đấy.

      Delete
    3. các vị ấy không nghiên cứu gì hết có khi lại hay. đỡ hao xèng hehe.

      Delete
  6. Giá như Giáo sư lấy con số lẻ lẻ một tí như 73.14% chắc không ai bắt bẻ nhỉ?

    ReplyDelete
  7. hai chữ "trí thức" đã là tranh cãi bất tận,
    huống gì bốn chữ "nghiên cứu khoa học",
    Gs Tuấn đã có liên tiếp 2 bài thật gảy góc về câu chuyện này.

    ReplyDelete
  8. Thường thì có tiến sĩ là người ta cũng có một chức vụ nào đó rồi, nhưng có chức vụ đâu có đồng nghĩa với làm quản lý mà không nghiên cứu :p

    ReplyDelete