Bài mới

Nhận xét mới

Chuyện Chu Lệ Vương và bịt miệng

Chu Lệ vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong nước đều chỉ trích vua. Thiệu công can gián nói: “Dân không chịu nổi chính lệnh nữa rồi”. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích, đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu. Năm thứ ba mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ dùng ánh mắt nhìn nhau. Lệ vương vui mừng, bảo Thiệu công rằng: “Ta có thể cấm tuyệt lời chỉ trích rồi, không ai dám nói nữa”. Thiệu công nói: “Ấy là bịt miệng vậy. Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu?” Vua không nghe. Thế rồi cả nước chẳng ai dám nói lời nào, ba năm sau theo nhau tạo phản, tấn công Lệ vương. Lệ vương bỏ chạy đến đất Trệ.
(Sử ký của Tư Mã Thiên, Trần Quang Đức dịch)

24 comments:

  1. Đây là bản dịch mới hả bác Đông A? Bản này đã in chưa bác?

    ReplyDelete
  2. Tôi nghe thấy trên facebook, Trần Quang Đức đang dịch toàn bộ Sử ký. Bao giờ xong thì tôi không biết. Đoạn trên là tôi copy từ facebook của Trần Quang Đức, cũng là tác giả quyển sách Ngàn năm áo mũ. Nếu Sử ký được dịch toàn bộ thì đấy sẽ là bản dịch đầy đủ đầu tiên bằng tiếng Việt. Từ trước đến nay Sử ký chưa bao giờ được dịch trọn vẹn.

    ReplyDelete
  3. Vâng, cám ơn bác. Hi vọng bản dịch này xong sớm.
    Mà tôi không hiểu mấy ông chèo lái con tàu cách mạng đọc cái gì? Đông hay Tây đều bảo bịt mồm là nát nước, thì các ông ấy bịt lấy được. Chịu không thể hiểu được.

    ReplyDelete
  4. mong bản dịch nhanh chóng đc dịch xong

    ReplyDelete
  5. Lâu quá không thấy Bác Đông A có bài mới nào. Hoa lá cành cũng không. Bác thật sự bỏ bút rồi à?

    ReplyDelete
  6. Bác Đông A có khỏe không ạ? Bác viết blog đi !

    ReplyDelete
  7. Đúng rồi! Dân là gốc của mọi sự mà!

    ReplyDelete
  8. Cảm ơn bạn đã chia sẻ! Vào keywork để kiếm tiền trên mạng nhé!
    index.php?refId=300275

    ReplyDelete
  9. bịt miệng..aizz, mình vẫn đánh giá cao lấy dân làm gốc.

    ReplyDelete
  10. mình rất ngu Sử, nhưng nhờ blog mà biết thêm nhiều thứ :d


    hat hanh nhan

    ReplyDelete
  11. Chào mừng bác mở blog trở lại. Hiện nay đã có thể hé răng chút ít, nhưng liệu có còn kịp không bác?

    ReplyDelete
  12. đúng là lịch sử khó nhớ thật :), ráng học xem sao

    tac dung cua nam linh chi

    ReplyDelete
  13. lịch sữ rộng quá, khi nào mới nhớ hết đây
    tin nhanh,van hoa giao thong,tin tuc kinh te,tin the gioi

    ReplyDelete
  14. Cher Monsieur Dong A,
    Que la joie et le bien-être pour vous augmentent avec l'âge,
    que vous soyez un petit peu moins sévère,
    et je vous suggère de vous mettre moins souvent en colère !
    Et les petites marguerites, en choeur,
    vous souhaitent, à vous et à votre famille,
    une nouvelle année de santé et de bonheur !

    ReplyDelete
  15. Gót tiên dạo bước địa đàng
    Hay đâu hạ giới gặp chàng A Đông
    Thân chàng nhẹ tựa hư không
    Tâm chàng ấm áp thương cùng tha nhân
    Hồn chàng bay bổng muôn phần
    Tình chàng say đắm sáng bừng chiều hôm
    Tiết xuân tươi thắm tâm hồn
    Kính bác mạnh khoẻ vui cùng cháu con !

    ReplyDelete
  16. Cher Monsieur Dong A,
    Même si c'est déjà un peu tard,
    Je vous souhaite, à vous et à votre famille,
    une bonne année du Cochon de bois,
    avec beaucoup de santé et de joie !

    ReplyDelete