優曇華の花待ち得たる心地して 深山桜に目こそ移らね
udonge no hana machi-etaru kokochi shite
mi-yama-zakura ni me koso utsurane
In thirty hundreds of years it blooms but once
My eyes have seen it, and spurn these mountain cherries
Tale of Genji
udonge no hana machi-etaru kokochi shite
mi-yama-zakura ni me koso utsurane
In thirty hundreds of years it blooms but once
My eyes have seen it, and spurn these mountain cherries
Tale of Genji
Hoa ưu đàm hay ưu đàm bát la là tên phiên âm kiểu Hán-Việt từ tiếng Pali hay Sanskrit udumbara. Trong tiếng Pali hay Sanskrit udumbara là cây Ficus racemosa, tức là cây sung trong tiếng Việt. Thế nhưng về hoa ưu đàm có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí mang tính huyền bí. Tại sao? Nguyên do các kinh điển Phật giáo đề cập tới loài cây này, vừa theo nghĩa đen, vừa theo nghĩa bóng với những ẩn dụ mang tính tôn giáo. Nhìn bên ngoài, cây sung vốn được coi là loài cây không có hoa, chỉ có quả. Nhưng về mặt khoa học, điều đó không đúng. Cây sung có hoa, cả hoa đực lẫn hoa cái, nhưng hoa phát triển cùng với hạt trong cùng một khối mà chúng ta gọi là quả sung. Thực chất bên trong quả sung chính là hoa sung. Nhưng dân gian không biết điều đó, cho rằng cây sung không có hoa hoặc rất khó ra hoa. Vì vậy mà cây sung còn có tên gọi là "vô hoa quả". Chính vì đặc tính không có hoa như vậy mà cây sung được ẩn dụ hóa thành một loài cây rất hiếm khi ra hoa, và do vậy cây sung ra hoa là một sự kiện hy hữu, được liên kết với những sự kiện tôn giáo mang tính hy hữu đặc biệt.
Hoa ưu đàm trong các kinh tạng của Phật giáo Nguyên thủy bằng tiếng Pali chỉ hàm nghĩa ẩn dụ như trên, chưa có các đặc điểm huyền bí như sau này. Udumbara trong kinh tạng tiếng Pali khi được dịch ra các tiếng khác, đều dịch là cây sung, kể cả tiếng Việt. Ví dụ như trong Kinh tập của Tiểu Bộ kinh, phần phẩm Rắn, kinh Rắn, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch như sau:
"Ai trong các sanh hữu,
Không tìm thấy lõi cây,
Như kẻ đi hái hoa,
Trên cây sung không hoa.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa."
Không tìm thấy lõi cây,
Như kẻ đi hái hoa,
Trên cây sung không hoa.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa."
Cây sung không hoa chính là udumbara, tức là ưu đàm bát la. Cũng như vậy trong Thiên Đại phẩm của Tương Ưng Bộ kinh, phần Tương Ưng Giác Chi, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch rất rõ udumbara là cây sung:
"Và này các Tỷ-kheo, những cây lớn nào sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác, các cây ấy bị bao trùm, bị phá hủy, bị hư hại, ngã xuống, nằm rạp xuống? Ví như cây Bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara), cây bách hướng (kacchaka), cây kapitthaka; những cây lớn này, này các Tỷ-kheo, sanh từ hột giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Các cây ấy bị bao trùm, bị phá hủy, bị hư hại, ngã xuống, nằm rạp xuống."
Thế nhưng ngay ở kinh tạng tiếng Pali, udumbara không chỉ hàm nghĩa là một loài cây hiếm khi ra hoa, mà còn hàm nghĩa là loài cây giác ngộ tức là một loài cây bồ đề, thành ra udumbara lại có thể được hiểu thành cây bồ đề. Nguyên do Thế tôn Konagamana giác ngộ dưới cây udumbara. Thực chất, cứ hiểu Thế tôn Konagamana giác ngộ dưới gốc cây sung sẽ chẳng có vấn đề gì, nhưng tôn giáo luôn muốn thần thánh hóa, không muốn gọi là cây sung, mà muốn gọi là cây giác ngộ, thành ra chuyện trở nên rắm rối. Kinh Đại Bổn trong Trường Bộ kinh có đoạn được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch như sau:
"Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pàtali (bà-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pundarika (phân-đà-ly). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây sirĩsa (thi-lợi-sa). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây nigrodha (ni-câu-luật-đà). Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giác ngộ dưới gốc cây assattha (bát-đa-la)."
Lưu ý trong trích đoạn trên Hòa thượng Thích Minh Châu không dịch udumbara là cây sung như đã dịch trong Tiểu Bộ kinh hay Tương Ưng Bộ kinh mà phiên âm thành ô-tam-bà-la. Chính sự thiếu nhất quán như vậy của những người theo đạo Phật dẫn tới sự rối rắm, không nhất quán về cách hiểu ưu đàm bát la hay ưu đàm hoa.
Về hoa ưu đàm các kinh tạng tiếng Pali viết còn đỡ rắc rối. Sang các kinh tạng tiếng Hán của Đại Thừa, hoa ưu đàm trở nên rắc rối hơn. Diệu Pháp Liên Hoa kinh liên kết hoa ưu đàm với sự ra đời của chư Phật:
"Chư Phật xuất thế
là sự khó có,
vì lẽ lâu xa
mới gặp một lần.
Mà dẫu chư Phật
đã xuất thế rồi,
nói về pháp này
là sự khó có.
Vô số thời kỳ
mới nghe pháp này,
nên sự nghe ấy
là sự khó có.
Và rồi những ai
nghe nổi pháp này,
thì người như vậy
là người khó có.
Như hoa ưu đàm
ai cũng ưa thích,
đến như chư thiên
cũng thấy hiếm có,
vì lẽ thỉnh thoảng
mới trổ một lần.
Những người nghe nổi
pháp như thế này,
nghe rồi hoan hỷ
ca tụng tán dương,
thì dẫu đến nỗi
chỉ phát một lời,
cũng đã hiến cúng
tam thế chư Phật.
Nên người như vậy
hết sức khó có,
khó có hơn cả
hoa thiêng ưu đàm."
là sự khó có,
vì lẽ lâu xa
mới gặp một lần.
Mà dẫu chư Phật
đã xuất thế rồi,
nói về pháp này
là sự khó có.
Vô số thời kỳ
mới nghe pháp này,
nên sự nghe ấy
là sự khó có.
Và rồi những ai
nghe nổi pháp này,
thì người như vậy
là người khó có.
Như hoa ưu đàm
ai cũng ưa thích,
đến như chư thiên
cũng thấy hiếm có,
vì lẽ thỉnh thoảng
mới trổ một lần.
Những người nghe nổi
pháp như thế này,
nghe rồi hoan hỷ
ca tụng tán dương,
thì dẫu đến nỗi
chỉ phát một lời,
cũng đã hiến cúng
tam thế chư Phật.
Nên người như vậy
hết sức khó có,
khó có hơn cả
hoa thiêng ưu đàm."
Đoạn trích trên do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch. Hòa thượng Thích Trí Quang còn dẫn giải:
"... chính trong phẩm 2, Phật nói Nhất thừa hiếm có như hoa ưu đàm. Ưu đàm là ưu đàm bát la (udumbara) mà nay có người nói tên khoa học là ficus glomerata. Ưu đàm là hoa thiêng quí hiếm hay là ficus glomerata thì tôi tồn nghi. Nhưng điều chắc chắn là ưu đàm không thể không liên hệ gì với hoa sen."
Ở đây có thể nhận thấy cách hiểu của Hòa thượng Thích Trí Quang. Hòa thượng nghi ngờ ưu đàm bát la không phải là cây sung, mà là một thứ cây linh thiêng gì đó có liên hệ với hoa sen. Lý do tôi nghĩ rằng Hòa thượng Thích Trí Quang đã cho rằng ưu đàm bát la nở khi chư Phật xuất hiện, do vậy nó phải là thứ hoa linh thiêng, và hơn nữa nó được nói tới trong Liên Hoa kinh, do vậy ắt phải có liên quan tới hoa sen. Nhưng nếu nhìn nhận nghĩa ẩn dụ của cây sung là một thứ cây rất hiếm khi ra hoa như trong kinh tạng Pali, và ẩn dụ hóa tiếp tính linh thiêng của nó bằng liên kết với sự xuất hiện của chư Phật cũng không có vấn đề gì. Như vậy có thể thấy từ Phật giáo Nguyên thủy tới Phật giáo Đại Thừa và các pháp môn, hoa ưu đàm đã trở nên rắc rối hơn nhiểu.
Song vấn đề không dừng lại ở đó. Từ Liên Hoa kinh, câu thành ngữ trong tiếng Hán "Đàm hoa nhất hiện" trở nên phổ biến. Nhưng ý nghĩa của thành ngữ này không còn giữ được nghĩa gốc như trong Liên Hoa kinh. Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích: "Đàm hoa nhất hiện, ý nói bỗng thấy lại biến đi ngay, tục thường mượn dùng để tả sự mau sinh, mau diệt". Thiều Chửu là một nhà tu hành đạo Phật, ông không thể không biết Liên Hoa kinh, vậy tại sao ông chỉ giải thích ý nghĩa của "Đàm hoa nhất hiện" như vậy? Vấn đề nằm ở chỗ cách giải nghĩa của Thiều Chửu là cách hiểu chính thức trong tiếng Hán. Rắc rối giờ đây nằm ở chính tiếng Hán. Trong tiếng Hán đàm hoa chính là hoa quỳnh trong tiếng Việt Epiphyllum oxypetalum (hoa quỳnh trong tiếng Hán lại là một loài hoa khác, hoa Viburnum sargentii, thành ra nếu ai dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt quỳnh hoa là hoa quỳnh thì đấy không phải là hoa quỳnh trong cách hiểu của người Việt). Đàm hoa hay hoa quỳnh, chỉ nở một lần, tối nở, sớm tàn, thành ra có ý nghĩa "bỗng thấy lại biến đi ngay" của "đàm hoa nhất hiện". Ngay trong Quảng quần phương phổ cũng có hai loài hoa cùng mang tên ưu đàm hoa. Một ưu đàm hoa được giải thích là vô hoa quả, và một ưu đàm hoa là một loài hoa ở Vân Nam được mô tả sắc trắng, hương thơm, trông như hoa sen, có 12 cánh, có nguồn gốc từ Tây Vực. Loài cây đầu có lẽ là cây sung, và loài thứ hai có lẽ là cây quỳnh.
Với tôi hoa ưu đàm chỉ là cây sung, và ý nghĩa điển cố của nó chỉ là một loài hoa rất hiếm gặp. Tất cả những thứ khác được cho là hoa ưu đàm đều là không phải.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTuyệt quá! Nhón chân thơm bác ĐA 3 cái. Từ nay hứa không làm bác nổi giận nữa.
ReplyDeleteNhững người nghe nổi
pháp hoa ưu đàm
nghe rồi hoan hỷ
như Ngâu thế này
thiệt là khó có!
Cám ơn bác Đông A đã có kiến giải mới rất hay.
ReplyDeleteTuyệt!
ReplyDeleteHôm nay tren báo vnexpress co đăng tin này nói về hoa ưu Đàm là mơ65t loa6i hoa 3000 năm mới nỡ 1 lần, hoàn toàn khác cới hoa sung ở đây :http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/06/loai-hoa-3-000-nam-no-mot-lan-khoe-sac-o-phu-yen/
ReplyDeleteLâu không vào, thấy bài này quý hóa quá bác ạ. Vậy xin bác nói rõ thêm 2 điểm được không ạ.
ReplyDelete1. Bác thì nói: "Hoa ưu đàm hay ưu đàm bát la là tên phiên âm kiểu Hán-Việt từ tiếng Pali hay Sanskrit udumbara. Trong tiếng Pali hay Sanskrit udumbara là cây Ficus racemosa, tức là cây sung trong tiếng Việt. Còn Hòa thượng Thích Trí Quang dẫn giải: "Ưu đàm là ưu đàm bát la (udumbara) mà nay có người nói tên khoa học là ficus glomerata". Dù "Hòa thượng nghi ngờ ưu đàm bát la không phải là cây sung, mà là một thứ cây linh thiêng gì đó có liên hệ với hoa sen" thì tôi vẫn muốn hỏi bác hai cái tên khoa học Ficus racemosa (của Bác) và ficus glomerata (Thích Trí Quảng) có phải là một không ạ?
2. Như Bác nói, Cây sung không hoa chính là udumbara (ưu đàm bát la), và cũng chính là cây bồ đề mà Đức Thế tôn giác ngộ ("Thực chất, cứ hiểu Thế tôn Konagamana giác ngộ dưới gốc cây sung sẽ chẳng có vấn đề gì, nhưng tôn giáo luôn muốn thần thánh hóa, không muốn gọi là cây sung, mà muốn gọi là cây giác ngộ"). Tôi tra google cây bồ đề (hay cây đề) http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt) thì thấy nó có hình dáng rất khác với cây sung ở ảnh trên mà bác chụp (chắc là cây sung mọc ở bờ ao nhà tôi và tôi vẫn thường lấy quả để ngồi nhắm rượu). Vậy xin hỏi lại bác cây sung bác chụp và cây bồ đề (ở bồ đề đạo tràng) có phải là một không ạ? Vi tôi thấy nó có tên khoa học là Ficus religiosa, trong khi cái cây sung (ưu đàm bát la) của bác thì có tên là Ficus racemosa.
Mong bác chỉ giáo cho!
1. hai tên khoa học Ficus racemosa và Ficus glomerata là một.
ReplyDelete2. cây sung và cây bồ đề khác nhau. Ý tôi muốn nói ở đây là chữ "bồ đề" có nghĩa là giác ngộ, và cây udumbara được gọi là cây giác ngộ có thể dẫn tới cách hiểu udumbara là cây bồ đề.