Bài mới

Nhận xét mới

Chữ cương chân thư dị thể

Photobucket

Ở hai phần trước tôi đã dẫn ra một số ví dụ về chữ cương, chữ cường khắc trên ấn, và chữ cương khắc trên bia. Nhưng đó là loại chữ triện, chữ lệ, chứ không phải là loại chân thư. Bây giờ tôi dẫn ra ví dụ chữ "cương" chân thư không có chữ "thổ". Trong Tứ khố toàn thư có kha khá ví dụ chữ "cương" dị thể này. Ở trên là một trang trong Đường thư, quyển 17, do Âu Dương Tu biên soạn, bản chép trong Tứ khố toàn thư. Đoạn có vạch đỏ là hàng chữ: Vạn thọ vô cương, thừa thiên chi khánh. Có thể thấy chữ "cương" này không có chữ "thổ", cũng như không có vạch ngang giữa hai chữ "điền". Còn ở dưới đây là một trang trong quyển Cách vật thông, quyển 19, của Trạm Nhược Thủy đời nhà Minh, bản chép trong Tứ khố toàn thư. Đoạn có vạch đỏ là hàng chữ: Tích phúc vô cương. Chữ "cương" này cũng không có chữ "thổ", nhưng lại có nét ngang giữa hai chữ "điền", tức là chữ "cường" chuẩn. Cũng may thời Càn Long chưa có báo Tiền phong của Việt Nam chứ bằng không tôi dám nghĩ là các chuyên gia của tờ báo này sẽ phán rằng Tứ khố toàn thư chép bậy, sao lại "ban phúc không mạnh" vậy.

Photobucket

4 comments:

  1. Hahaha, thì ra các bác đang uýnh nhau tầm xa, theo kiểu lính Mỹ ngồi nhà ở Utah hay gì đó nhấn nút Predator nã tên lửa xuống Pakistan.

    Tôi ghé qua blog Quách Hiền thì được dẫn tới một số blog khác, như Mr. Giao, một ông Ẩn Danh nào đó, và một bác (nghe đâu là tiến sĩ). Đa phần bên đó đều chống lại bác Dong A về chữ cương hay chữ cường này (tôi mù chữ que).

    Tôi không biết có một kết luận chính thức nào cho cuộc tranh luận này hay không (ví như có một phán quyết của trọng tài chẳng hạn). Nhưng theo dõi cũng rất thú vị.

    Tới đây tôi mới có câu hỏi (tất nhiên là của kẻ ngoại đạo nên nếu ngô nghê thì các bác lượng thứ): Lỡ như mấy bác TQ ngày trước viết sai chính tả chỗ này chỗ kia thì bây giờ các bác cũng dựa vào đó mà uýnh nhau là chữ này có cần chữ kia hay không à? (Ví dụ: Giả sử bây giờ tôi viết Bán hàng mà trong lúc hấp tấp gõ thành Bán háng thì một ngàn năm nữa có ai cãi nhau là bán hàng với bán háng đồng nghĩa không (tức là nói như bác Đông A là bán háng là dị thể của bán hàng ấy). Tôi không có ý phản biện bác trong vụ chữ "thổ" đính vào chữ "cương" gì đó (vì tôi không có khả năng). Tôi chỉ đem ra một ví dụ sát sườn để các bác dễ hiểu thôi. Tức là nếu mấy vị học giả TQ ngày xưa viết sai chính tả thì sao? Hay họ viết là đúng hết?

    ReplyDelete
  2. Cũng có thể viết sai, chép sai. Nhưng ngoài các văn bản còn có các tự điển, tự vị giải nghĩa, chú thích nữa. Ngay Thiều Chửu còn giải nghĩa "cường" còn có âm là "cương" cùng nghĩa với chữ "cương" đang bàn.

    ReplyDelete
  3. "tận tín ư thư bất như vô thư". chữ nào thì cũng tốt miễn là nó phục vụ lợi ích của giai cấp và dân tộc.

    ReplyDelete