Bài mới

Nhận xét mới

Cương có cần thổ?

Photobucket

Hàng chữ Tích phúc vô cương trên ấn Trần

   Photobucket
                                                      Chữ "cương" dị thể

Photobucket
                                                      Chữ "cường" 

Báo Tiền Phong có bài viết nghi vấn ấn đên Trần là giả. Tôi không biết về ấn chương nên không thể bàn luận về kiểu chữ trên ấn. Nhưng bài báo cho rằng chữ "cương" viết trên ấn thiếu chữ "thổ" nên biến thành chữ "cường", thành ra "tích phúc vô cương" biến thành "tích phúc vô cường". Ở đây tôi muốn bàn là liệu chữ "cương" có nhất thiết phải có chữ "thổ"? Tôi tra Dị thể tự tự điển thì thấy có một dị thể của chữ "cương" không có chữ "thổ". Liệu chữ "cương" dị thể này có thể lẫn với chữ "cường" không? Chúng không thể lẫn với nhau. Thoạt nhìn thấy chúng rất giống nhau, nhưng nét trên cùng của chữ "cường" là một nét ngang, còn trên đỉnh chữ "cương" dị thể là hai chấm trên nét ngang. Chữ "cương" dị thể không có chữ "thập" nằm giữa hai chữ "điền" như chữ "cường". Hình chụp trên báo Tiền phong khá lờ mờ, nhưng tôi vẫn nhận thấy trên đỉnh chữ "cương" trên ấn Trần là hai nét, có khoảng trống ở giữa. Giữa hai chữ "điền" cũng không có chữ "thập" hay một nét ngang. Nhưng trên chữ "cương" trên ấn không thấy có nét ngang dưới hai chấm. Tuy vậy tôi vẫn cho rằng chữ trên ấn Trần là chữ "cương" dị thể chứ không phải là chữ "cường". Tra chữ "cường" trên Dị thể tự tự điển cũng không thấy có dị thể mà nét trên đỉnh là hai nét hay giữa hai chữ "điền" không có nét nào.

5 comments:

  1. Vấn đề bác đặt ra rất thú vị, dù không biết bác đúng hay sai, vì em không biết chữ Hán (Nôm) - đại khái là chữ que.

    Không biết sao entry này có mấy hôm rồi mà bên chỗ bác Quách Hiền với Bà Triệu đi cấy (tác giả của bài trên TP) chưa thấy qua trao đổi. Chắc là mấy vị này còn xuống Nam Định để "xem lại cho rõ".

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. Xin lỗi, tôi nhầm trong comment trên, phía lòng dưới chữ "cung" là chữ "thổ" chứ không phải chữ "cổ".
    Theo Thiều Chửu chữ 彊 có 3 cách đọc là "cường", "cưỡng", "cương". Với phiên âm thứ 7 của chữ này đọc là "cương" cùng nghĩa với chữ 疆 (có thêm chữ "thổ").
    Mong bác Đông A sửa giúp tôi đoạn này vào comment trên. Trân trọng cảm ơn bác.

    ReplyDelete
  4. Comment không có chế độ sửa bác ạ, chỉ delete được thôi.

    ReplyDelete
  5. Kính bác
    Em có một "tờ ấn xịn" năm nay, nó là chữ CƯƠNG bác ạ.
    Tờ ấn này sản xuất thủ công, mấy nơi in mới đủ phát bán (20 ngàn/ tờ ấn). Bạn nhà em chen bẹp ruột "mua" được tờ lại có chữ TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH cơ ạ.
    Nhà em không biết post ảnh chỗ này để chứng minh.

    ReplyDelete