Hoa cúc này thuộc chi Aster khác với cúc đại đóa hay đại cúc thuộc chi Chrysanthemum. Tên khoa học của hoa là Aster spathulifolius. Người Nhật gọi hoa là cúc Đạt Ma (Daruma-giku). Tôi nghĩ chắc phải có điển tích hay duyên cớ gì đó, nhưng tôi không biết. Người Trung Quốc gọi hoa là tử uyển. Tôi nghĩ có thể gọi là cúc tím. Cúc Đạt Ma nở vào mùa thu, nhưng sang mùa đông thì tàn lụi. Hoa cúc này có hương.
Bài haiku sau của Iida Dakostu:
Tamashii no shizuka ni utsuru kikumi kana
và bản dịch của tôi:
Thẫm đẫm
thanh tĩnh tâm hồn
ngắm cúc
Khi ngắm những bông cúc nở, sự thanh tĩnh của hoa truyền sang cho người ngắm hoa. Tâm hồn trở nên thanh tĩnh theo. Có thể coi hoa cúc như một nguồn bình lặng, tĩnh tâm cho tâm hồn. Có những loại hoa gợi nhớ u uẩn trong tâm hồn như kim ngân hay gợi nhớ tới một tuyệt sắc giai nhân như hải đường. Hoa cúc ở một bình diện khác. Thanh tịnh.
Bài haiku sau của Iida Dakostu:
Tamashii no shizuka ni utsuru kikumi kana
và bản dịch của tôi:
Thẫm đẫm
thanh tĩnh tâm hồn
ngắm cúc
Khi ngắm những bông cúc nở, sự thanh tĩnh của hoa truyền sang cho người ngắm hoa. Tâm hồn trở nên thanh tĩnh theo. Có thể coi hoa cúc như một nguồn bình lặng, tĩnh tâm cho tâm hồn. Có những loại hoa gợi nhớ u uẩn trong tâm hồn như kim ngân hay gợi nhớ tới một tuyệt sắc giai nhân như hải đường. Hoa cúc ở một bình diện khác. Thanh tịnh.
Hoa cúc có một vẻ đẹp thanh tịnh!
ReplyDelete