Cúc dữu hương (yuga-giku) thuộc chi aster, có tên khoa học là Aster iinumae. Loại cúc này nở từ cuối hè sang đến hết thu. Tôi không rõ tại sao hoa cúc này lại có tên gọi là dữu hương. Dữu có nghĩa là một loại cây như quất, quít. Tôi không nhớ là loại cúc này có hương như hương quất, quít không.
Bài haiku sau của Basho:
Shiragiku no me ni tatete miru chiri mo nashi
và bản dịch của tôi:
Cúc trắng
căng mắt nhìn
không một hạt bụi
Màu trắng là màu dễ phát hiện bụi bám nhất. Vậy mà nhìn mãi bông cúc trắng cũng không thấy có bụi. Càng không có bụi, bông cúc lại càng trắng. Bụi là đối lập của trắng. Không cần phải nói hoa cúc rất trắng, chỉ cần nói nhìn mãi không thấy bụi bám cũng đủ thấy hoa cúc cực kỳ trắng. Bụi chỉ trần tục. "Chiri" chính là chữ trần.Trắng là "vô trần", một giải thoát hay viên mãn. Đó là sự tinh khiết và tinh túy của hoa cúc. Bài haiku luôn chồng lớp các từng ý nghĩa, và ý nghĩa thẳm sâu nhất là ý nghĩa không thể hiện trực tiếp qua ngôn từ.
Bài haiku sau của Basho:
Shiragiku no me ni tatete miru chiri mo nashi
và bản dịch của tôi:
Cúc trắng
căng mắt nhìn
không một hạt bụi
Màu trắng là màu dễ phát hiện bụi bám nhất. Vậy mà nhìn mãi bông cúc trắng cũng không thấy có bụi. Càng không có bụi, bông cúc lại càng trắng. Bụi là đối lập của trắng. Không cần phải nói hoa cúc rất trắng, chỉ cần nói nhìn mãi không thấy bụi bám cũng đủ thấy hoa cúc cực kỳ trắng. Bụi chỉ trần tục. "Chiri" chính là chữ trần.Trắng là "vô trần", một giải thoát hay viên mãn. Đó là sự tinh khiết và tinh túy của hoa cúc. Bài haiku luôn chồng lớp các từng ý nghĩa, và ý nghĩa thẳm sâu nhất là ý nghĩa không thể hiện trực tiếp qua ngôn từ.
thích hoa cúc này
ReplyDelete