Với tôi ước nguyện của người đã khuất luôn có một điều gì đó bí hiểm. Có thể vì tôi không có trải nghiệm thực tế mà tri thức lại không đủ sâu rộng để luận ra. Thực hiện ước nguyện của người đã khuất cũng là một vấn đề nhiều khi không đơn giản. Trong nhiều trường hợp, ước nguyện của người đã khuất không được những người đang sống thực hiện - những di chúc bị phản bội. Cũng có những trường hợp di chúc của người đã khuất không được thực hiện, không phải vì những người đang sống không muốn thực hiện hay phản bội lại di chúc, mà vì điều kiện không cho phép thực hiện di chúc. Viên tướng Pháp Marcel Bigeard có để lại di chúc muốn được rải tro hỏa táng của mình ở Điện Biên Phủ. Tướng Bigeard từng tham gia trận chiến ở Điện Biên Phủ, và đến cuối trận chiến được thăng quân hàm Thiếu tá. Kết thúc trận chiến Điện Biên Phủ Bigeard đầu hàng và được ân xá về nước Pháp 3 tháng sau đó. Tướng Bigeard từng tham gia cả cuộc chiến ở Algeria, và kết thúc binh nghiệp với quân hàm Trung tướng. Ước nguyện của tướng Bigeard là mong muốn khi qua đời tro hỏa táng của ông được rải ở Điện Biên Phủ để ông được gặp lại các đồng đội đã bỏ mình trên chiến trường xưa.
Ước nguyện của tướng Bigeard khó có thể được thực hiện. Theo RFI các quan chức của Việt Nam phản đối thực hiện kế hoạch rắc tro di thể của tướng Bigeard xuống Điện Biên Phủ. Theo lời của một vị quan chức giấu tên, lý do là "không muốn tạo ra một tiền lệ" và "không ai có thể biết được một ngày nào đó một cựu quân nhân nước ngoài nào khác cũng muốn làm như vậy ở Việt Nam. Điều đó nhạy cảm và phức tạp". Cá nhân tôi không hiểu lắm lý do mà vị quan chức giấu tên nêu ra. Tôi không có trải nghiệm về chiến tranh nên có thể không cảm thấy sự nhạy cảm và phức tạp của vấn đề này. Tôi cố thử hình dung xem vấn đề nhạy cảm như thế nào, nhưng cảm thấy rất khó khăn để hình dung. Tôi nghĩ người Việt Nam vị tha và không quá nặng nề về quá khứ. Ước nguyện của tướng Bigeard cũng không gì là quá hay vượt qua những qui ước văn hóa hữu hình và vô hình. Chỉ đơn giản là rắc tro, gió sẽ thổi tan chúng vào hư không, đâu có phải là xây mộ hay tượng đài trường cửu. Giữa Thăng Long ngày xưa còn cheo leo một đền Sầm Nghi Đống cũng đâu có làm sao. Ông cha chúng ta ngày xưa còn có thể thể tất được như vậy, chúng ta ngày nay lại không thể được sao?
Tôi nghĩ về ước nguyện của tướng Bigeard, về mong muốn được gặp lại các đồng đội đã bỏ mình ở chính nơi chiến trường. Tôi nghĩ về các vị tướng Việt Nam. Tôi không biết có vị tướng nào có ước nguyện khi khuất núi như tướng Bigeard không. Tôi chợt nhận ra rằng phải chăng đây chính là nhạy cảm? Tôi từng viếng thăm nghĩa trang ở Trường Sơn. Những ngôi mộ ngút ngàn. Lúc viếng thăm đấy tôi đã không để ý xem có mộ viên tướng Việt Nam nào không. Giờ đây tôi tự hỏi có viên tướng Việt Nam nào muốn xum họp với đồng đội của mình ở nghĩa trang Trường Sơn không? Tôi nhiều lần đi ngang qua nghĩa trang Mai Dịch ở Hà Nội. Khang trang và thanh nhã. Tôi cũng chưa bao giờ vào nghĩa trang Mai Dịch thăm viếng, tuy ở đấy có nhiều yếu nhân của lịch sử Việt Nam hiện đại yên nghỉ. Ở đấy chắc cũng có nhiều viên tướng của Việt Nam yên nghỉ. Nhưng Mai Dịch và Trường Sơn cách xa nhau quá. Một nhà thơ cổ xưa của Trung Quốc từng viết câu thơ đến nao lòng "Nhất tướng công thành vạn cốt khô". Tôi chợt nhận ra rằng Mai Dịch là "công thành", và Trường Sơn là "vạn cốt". Ước nguyện của viên tướng Pháp cứ khiến tôi nghĩ miên man về những vị tướng Việt Nam.
Ước nguyện của tướng Bigeard khó có thể được thực hiện. Theo RFI các quan chức của Việt Nam phản đối thực hiện kế hoạch rắc tro di thể của tướng Bigeard xuống Điện Biên Phủ. Theo lời của một vị quan chức giấu tên, lý do là "không muốn tạo ra một tiền lệ" và "không ai có thể biết được một ngày nào đó một cựu quân nhân nước ngoài nào khác cũng muốn làm như vậy ở Việt Nam. Điều đó nhạy cảm và phức tạp". Cá nhân tôi không hiểu lắm lý do mà vị quan chức giấu tên nêu ra. Tôi không có trải nghiệm về chiến tranh nên có thể không cảm thấy sự nhạy cảm và phức tạp của vấn đề này. Tôi cố thử hình dung xem vấn đề nhạy cảm như thế nào, nhưng cảm thấy rất khó khăn để hình dung. Tôi nghĩ người Việt Nam vị tha và không quá nặng nề về quá khứ. Ước nguyện của tướng Bigeard cũng không gì là quá hay vượt qua những qui ước văn hóa hữu hình và vô hình. Chỉ đơn giản là rắc tro, gió sẽ thổi tan chúng vào hư không, đâu có phải là xây mộ hay tượng đài trường cửu. Giữa Thăng Long ngày xưa còn cheo leo một đền Sầm Nghi Đống cũng đâu có làm sao. Ông cha chúng ta ngày xưa còn có thể thể tất được như vậy, chúng ta ngày nay lại không thể được sao?
Tôi nghĩ về ước nguyện của tướng Bigeard, về mong muốn được gặp lại các đồng đội đã bỏ mình ở chính nơi chiến trường. Tôi nghĩ về các vị tướng Việt Nam. Tôi không biết có vị tướng nào có ước nguyện khi khuất núi như tướng Bigeard không. Tôi chợt nhận ra rằng phải chăng đây chính là nhạy cảm? Tôi từng viếng thăm nghĩa trang ở Trường Sơn. Những ngôi mộ ngút ngàn. Lúc viếng thăm đấy tôi đã không để ý xem có mộ viên tướng Việt Nam nào không. Giờ đây tôi tự hỏi có viên tướng Việt Nam nào muốn xum họp với đồng đội của mình ở nghĩa trang Trường Sơn không? Tôi nhiều lần đi ngang qua nghĩa trang Mai Dịch ở Hà Nội. Khang trang và thanh nhã. Tôi cũng chưa bao giờ vào nghĩa trang Mai Dịch thăm viếng, tuy ở đấy có nhiều yếu nhân của lịch sử Việt Nam hiện đại yên nghỉ. Ở đấy chắc cũng có nhiều viên tướng của Việt Nam yên nghỉ. Nhưng Mai Dịch và Trường Sơn cách xa nhau quá. Một nhà thơ cổ xưa của Trung Quốc từng viết câu thơ đến nao lòng "Nhất tướng công thành vạn cốt khô". Tôi chợt nhận ra rằng Mai Dịch là "công thành", và Trường Sơn là "vạn cốt". Ước nguyện của viên tướng Pháp cứ khiến tôi nghĩ miên man về những vị tướng Việt Nam.
"Mồ yên mả đẹp" là truyền thống của dân tộc VN hàng ngàn năm nay, cho nên việc bác suy nghĩ theo logic của ông tướng Pháp là không ổn. Ngay cả nếu có ông tướng VN nào muốn như vậy, khả năng ông ấy được toại nguyện là rất thấp. Tỉ như ông Võ Văn Kiệt, muốn trở về tro bụi trên dòng sông nơi vợ con và đồng chí của ông bỏ mình, mà có được đâu.
ReplyDeleteChính trị là chính trị, những thứ ao ước vớ vẩn của gã lê dương Bigeard năm nào từ chối là tốt nhất. Tôi thấy sự trưởng thành của chính trị VN trong sự từ chối kia. Chính sự trưởng thành ấy đã lôi được Mỹ vào vấn đề biển Đông mà không bị phụ thuộc vào Mỹ.
Bác Du không đọc kỹ bản tin rồi. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp không đề cập chuyện rải tro tướng Bigeard trong chuyến thăm vừa qua. Chuyện rải tro là chuyện của gia đình tướng Bigeard. Chuyện từ chối từ phía Việt Nam cũng chỉ là thông tin không chính thức và ẩn danh.
ReplyDeleteNếu vụ này đã kết thúc thì lại là 1 cách xử sự dở hơi nữa của quan chức chính trị VN.
ReplyDelete- Về mặt tâm linh: Người Việt ta có câu: "Trần(thế) sao Âm(ti) vậy", cho nên, thể hiện sự "đại xá" theo truyền thống chung của ta và cho phép GIA ĐÌNH người quá cố thực hiện ước nguyện giải tro mới là chuẩn.
- Về mặt tâm lý chính trị -xã hội: Hiện thời, sự giao hảo giữa VN và Pháp là tốt, chưa kể có khi mình phải cầu cạnh sự ủng hộ của họ, vậy nên khi có thể giúp gì tốt cho công dân của họ thì nên làm trên tinh thần Nhân đạo.
Có thể yêu cầu thân nhân của Bigeard những điều kiện nào đó để hạn chế những cơ sở tạo "tiền lệ" và sự "nhạy cảm" chính trị.
@Truongthaidu: Bác nói"Tỉ như ông VVK..." là dẫn chứng rất hùng hồn cho sự dở hơi của nhiều người đang sống khi luôn nghĩ mình đúng một cách cảm tính, bất chấp.
Người Việt mình luôn ước nguyện "chết phải toàn thây". 35 năm này nhiều gia đình vẫn lặn lội đi tìm hài cốt thân nhân để quy tập thờ cúng.
ReplyDeleteSáng nay Tuần VNN đăng bài "Kí ức kinh hoàng của cựu tù Phú Quốc. 8 chiếc răng bị cai ngục đánh gãy của bác Vũ Minh Tằng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến sĩ Cách Mạng. Ước nguyện lớn nhất của bác khi chết là bảo các con lên bảo tàng xin lại 8 cái răng ấy để được ra đi với đầy đủ 32 cái răng như một người bình thường
http://tuanvietnam.net/2010-07-25-ky...uu-tu-phu-quoc
Marcel Bigeard không chỉ tham chiến ở VN mà cả ở Algeria nữa; nhưng trong tâm tưởng của ông, VN đã chiếm một vị trí hết sức đặc biệt. Những nỗ lực của Marcel Bigeard trên cánh đồng Mường Thanh năm 1954 được chính phủ Pháp ca ngợi chiến công trong khi hồi ký Marcel Bigeard lại thừa nhận nó không hề có tính anh hùng ca bất tử.
Chọn lòng chảo Điện Biên để rải tro thi thể, hẳn Marcel Bigeard có những xúc cảm tốt đẹp và thân thiện với VN. Ông đã 7 lần sang thăm VN.
Tuy nhiên, thời Tổng Thống Giscard d’Estaing đã không đồng ý với ý nguyện này. Hiện nay, chính phủ Pháp cũng im lặng. Truyền thống Pháp dành cho một vị Đại tướng tang lễ trọng thể nhưng Marcel Bigeard rõ ràng đã từ chối.
Mấu chốt vấn đề có lẽ nằm ở đây. VN đã xử sự rất khéo vì đã nhận thấy dấu chỉ không đồng tình từ phái Pháp.
Thêm nữa, tâm linh người Việt luôn gắn bó với quê cha đất tổ, lá rụng về cội. Tuệ Tĩnh há đã từng trăn trối, mai sau có ai về nước Nam xin cho nắm xương của tôi cùng theo với, đó sao ?
ReplyDeleteNhững người Việt đang sống xa TQ cũng vậy, khi về già họ lại nghĩ cách quay về. Nếu chết ở nước ngoài, con cháu cũng tìm cách đưa về quê hương.
Những vị tướng VN đã cộng đồng gian khổ, chung chia lý tưởng với người lính suốt những năm dài chiến đấu. Họ hy sinh cũng chỉ để một ngày cho bao nhiêu người được yên nghỉ thanh bình nơi chôn nhau cắt rốn. Với tư thế chiến thắng, họ có thể ra đi thanh thản, khác với những ám ảnh, trăn trở của Marcel Bigeard - một vị tướng bại trận ở VN, nơi đã làm sụp đổ hào quang nước Pháp.
Bác Cả của tôi là một vị đại tá có 30 năm lăn lóc khắp chiến trường Nam Bắc và Campuchia. Bác kể, sau những trận chiến cận kề cái chết, bác chỉ có một mơ ước, hòa bình trở về nấu bát chè sen đặt lên bàn thờ mẹ, giúp vợ sửa lại mái nhà dột nát, đi thăm mồ mả ông bà, thắp hương cho tổ tiên rồi nằm xuống cạnh họ như một lời tạ tội vì đã bỏ quên bổn phận con cháu quá lâu. Ngày mẹ mất, bác không thể có mặt. Vợ vượt cạn 3 lần vắng chồng để sẩy một con. Bao nhiêu năm này bác vẫn còn day dứt mãi.
Cuộc chiến mỗi bên một cách nhìn, khó có thể so sánh tương đồng được
@Muoigung: Cách nhìn sáng suốt nhất hiện thời là phải xuyên qua hào quang chiến thắng của VN (với Pháp và Mỹ, có khi cả với Trung Quốc(!):) để thấy tình thế thực tế của VN & TG. Hơn nữa, chiến thắng của VN trong quá khứ hẳn cũng có sự góp sáng(hào quang) của người dân lương thiện Pháp và Mỹ.
ReplyDeleteTrách nhiệm của mọi chính thể là tìm cách thoả mãn nguyện vọng dân sự khi nó(nguyện vọng)
hợp lý, hợp tình... không xung đột với lợi ích cộng đồng.
Quan niệm về cuộc sống và cái chết theo truyền thống và tập tục là khác nhau giữa các dân tộc, nhưng đều có cái chung là cùng hướng tới 1 cuộc sống an bình cho những người đang sống.
Trong vụ Bigeard này nếu chính phủ Pháp không ngăn cản thì phía VN cho phép họ thực hiện ý nguyện cùa người đã khuất thì tốt hơn rất nhiều.
Cũng xin thưa bác muoigung rằng Họ nhà tôi cũng có vài vị ngã xuống tại Điện Biên Phủ, cả bên Ta và bên Tây, song luẩn quẩn với quá khứ hào hùng và đau khổ đủ rồi, đã đến lúc phải nhìn nhận và coi chừng tương lai tụt hậu của VN trong khu vực, nên một thái độ chính trị hoà hảo, thân thiện ...với thế giới lúc này là cần thiết, nếu có dịp nên làm ngay, :)
@ Chu Nam Cương : "nên một thái độ chính trị hoà hảo, thân thiện ...với thế giới lúc này là cần thiết, nếu có dịp nên làm ngay, :)
ReplyDelete=== VN đang làm điều đó rất tốt. Trong vụ này, chính phủ Pháp kg công khai ngăn cản (tất nhiên, vì họ dân chủ tự do mà), nhưng đã lộ rõ dấu hiệu không đồng tình. Vì vậy, cách ứng xử của VN thể hiện một thái độ chính trị hoà hảo, thân thiện như bác Cương đang mong muốn.
VN nhìn xuyên qua hào quang chiến thắng để đến với thế giới tự lâu rồi. 20 năm đấu tranh xóa bỏ lệnh cấm vận và thêm 12 năm đối thoại gia nhập WTO đã chứng minh điều đó
Họ ngoại tôi rất nhiều người ở phía bên kia chiến tuyến. 25 năm nay, theo lời trối trăn của ông ngoại, mẹ tôi vẫn còn đi tìm xác cậu Hai mất tích sau khi Pleiku thất thủ. Tôi nghĩ mình có thể hiểu cả 2 bên và không hề ngụ ý đào sâu chuyện thắng - thua, bạn - thù qua vụ việc Bigeard.
Chỉ là giãi bày hoàn cảnh khác biệt, tâm linh khác biệt trong 2 nền văn hóa Đông - Tây khi so sánh Bigeard với những vị tướng VN
Đỉnh cao của lẩm cẩm!
ReplyDeletechú đông a chắc lại muốn sinh hoạt ở "chi bộ mai dịch" trong tương lai chăng?
ReplyDeleteDCSVN luon di tien phong trong viec chong lai uoc nguyen cua nguoi da mat,du do la uoc nguyen cua Ho Chi Minh(ong ta dau muon lam xac uop dau?) hay Vo Van Kiet(muon hoa tang va rai tro tren song Cuu long).Vay nen vong linh ong tuong Phap cung khong lay do ma bun nha!
ReplyDelete