Sau những băn khoăn nhất định về tổ chức lễ hội, lễ Tịch điền đã diễn ra và có thể nói là tốt đẹp. Trang phục của Chủ tịch nước trong lễ Tịch điền có thể nói là được. Bên cạnh những thành công, lễ Tịch điền cũng bộc lộ những nhược điểm của nó. Tạm thời không bàn tới những chi tiết không lớn về tổ chức lễ hội, như đeo mặt nạ giả làm vua Lê Hoàn, một yếu tố lạ trong văn hóa Việt Nam. Ngay trong biểu diễn nghệ thuật, kịch nghệ Việt Nam truyền thống đều không sử dụng mặt nạ, tuy có trang điểm, hóa trang khuôn mặt theo những quy tắc nhất định. Nhược điểm lớn nhất của lễ Tịch điền là tính hiện đại và khoa học. Ngay từ năm 1943 Đề cương Văn hóa đã đưa ra khẩu hiệu về các hoạt động văn hóa: dân tộc, đại chúng và khoa học. Lễ Tịch điền thể hiện được hai đặc điểm: dân tộc và đại chúng. Lễ Tịch điền thiếu một đặc điểm cốt tủy: khoa học, tức là tính hiện đại ngày nay. Thành ra người ta có thể diễu lễ Tịch điền là con trâu đi trước, cái cày đi sau, Chủ tịch nước còn đi sau cái cày. Ngay thực tế, nông dân ngày nay đã ít sử dụng trâu để kéo cày, các con trâu trong lễ Tịch điền đa phần là trâu thịt. Thế kỷ 21 mà vẫn còn con trâu kéo cày thì đấy là một điều hổ thẹn và đáng xấu hổ cho đất nước. Con trâu, cái cày vốn là biểu tượng của nghèo nàn và lạc hậu. Điều hổ thẹn đó lại được nâng tầm ở cấp độ quốc gia thì đấy là điều rất đáng phải suy nghĩ. Các nước từng có lễ Tịch điền như Trung quốc hay Hàn quốc đều không thấy phục dựng lại điển lễ này. Lễ Tịch điển có thể cải biến thành lễ hội, một hoạt động văn hóa cộng đồng, trong đấy có thể có biểu diễn trâu cày, như một tái hiện lại kỹ thuật nông nghiệp cổ điển, nhưng ở đấy Chủ tịch nước không thể đóng vai kép biểu diễn lại kỹ thuật cổ xưa đấy. Việc xây dựng lễ Tịch điền thành điển lễ quốc gia ngày nay rất cần phải thận trọng, bởi vì nó không có đủ các yếu tố mà Đề cương Văn hóa đã vạch ra.
Xây dựng một điển lễ thể hiện chính sách khuyến nông và truyền thống trọng nông của dân tộc là điều có thể nên làm. Nhưng lễ Tịch điền đã thiếu tính hiện đại và khoa học là điều cần phải cân nhắc trước khi biến nó thành điển lễ. Hồ Chí Minh là người có những hoạt động khuyến khích về nông nghiệp, nhưng đã không tổ chức lễ Tịch điền. Bên cạnh đó những hoạt động trồng cây nhân dịp năm mới được Hồ Chí Minh hay sử dụng. Trồng cây rõ ràng cũng mang nhiều ý nghĩa, không chỉ về nông nghiệp, mà còn về môi trường, tầm nhìn và tương lai, có đầy đủ các yếu tố: dân tộc, đại chúng và khoa học.
Xây dựng một điển lễ thể hiện chính sách khuyến nông và truyền thống trọng nông của dân tộc là điều có thể nên làm. Nhưng lễ Tịch điền đã thiếu tính hiện đại và khoa học là điều cần phải cân nhắc trước khi biến nó thành điển lễ. Hồ Chí Minh là người có những hoạt động khuyến khích về nông nghiệp, nhưng đã không tổ chức lễ Tịch điền. Bên cạnh đó những hoạt động trồng cây nhân dịp năm mới được Hồ Chí Minh hay sử dụng. Trồng cây rõ ràng cũng mang nhiều ý nghĩa, không chỉ về nông nghiệp, mà còn về môi trường, tầm nhìn và tương lai, có đầy đủ các yếu tố: dân tộc, đại chúng và khoa học.
Bác nhắc tết trồng cây tôi mới nhớ, nam bộ đầu năm là mùa khô, có dạo họ bê nguyên xi tết trồng cây vào, một tuần sau thì cây chết khô hàng loạt. Cười ra nước mắt.
ReplyDeleteTư duy của người VN nhiều khi rất lạ. Chẳng hạn cậu cô nhi ngày nào lên làm bộ trưởng Đức ở tuổi ba mấy, chàng thuyền nhân viết văn nổi tiếng ở Úc, vị dân biểu Mỹ thành đạt nhờ... vượt biên đều được mọi người khen nức nở, thậm chí đổ nước mắt vì mừng. Tôi tự hỏi những người ấy nếu sống ở VN sẽ ra sao? Cơ đồ của họ có tốt đẹp như hiện tại không? Lập tức tôi sẽ nằm ở thái cực khác với đám đông. Điều đó nói lên sự khủng hoảng các giá trị xã hội chăng?
Các giá trị hiện đại trong XHVN đang lung lay nên người ta mới hoài cổ!
ReplyDeletenhìn cái ảnh chụp bác Chủ tịch nước đi sau con trâu cháu cũng chẹp miệng!
ReplyDeleteHình ảnh lễ hội sao thấy giống hát tuồng quá. Vàng loé và đỏ choé là hai màu cuả dân gian Việt nam sao? Cốt cho giống màu cờ? Tôi nhớ không lầm ngày xưa, mái nhà thờ, chuà đền VN có màu nâu, đỏ sậm cuả gỗ, cuả gạch và màu vàng nâu cuả đất, màu vàng nhạt cuả nắng. Nhìn thật đẹp và có cảm giác thanh tịnh, êm đềm.
ReplyDeletehttp://alatca.com.vn/?f=Content&c=Media&op=7&p=27&id=90
http://dulichvietnam.asia/vn/?product.item.6358
Áo quần cuả người VN đàn ông cũng như đàn bà không có cái bóng lẫy, chói gắt.
Để khuyến nông, chính phủ Canada, Nhật bản,...cho nông dân vay vốn, trợ cấp tài chính, hay giảm thuế... chớ đâu có xuống kéo cày với dân mà chi. Thay vì tạo dựng hình ảnh, niềm tin, gây phong trào... sao ông Chủ tịch nước và các ông khác không thực hiện những nhu cầu cuả nông dân và các vấn đề cuả nông nghiệp như đất đai, thị trường, giá cả,... còn bỏ ngỏ mấy chục năm qua? Con trâu cày bừa có khác chi hình ảnh người nông dân VN tảo tần, lam lũ dưới một cái ách khốn khổ mà ông chủ cày chẳng hề quan tâm. Hình ảnh cuả Lễ Tịch Điền khiến cho người ta không khỏi cười ra nước mắt. Thế kỷ 21, vẫn dùng trâu trong lễ hội dân gian là một nét đẹp dân gian, đâu có sao, chủ yếu là có biết DU`NG NGƯƠ`I hay không thôi à. Chán lắm. Chán chán lắm.
Sao bác T không chọn cái sân Golf nào đó mà cày cho nó đúng chất nhể.Bày đặt quá: vừa cướp đất của họ vừa la rằng phải bảo vệ nông dân. Sao mà thối nát
ReplyDeleteBác nói thế thì Lễ năm sau người ta sẽ cho Chủ tịch nước lên ngồi sau tay lái máy cày đấy..!
ReplyDeleteTôi chẳng quan tâm đến cái Lễ Tịch điền này (mặc dù tôi cũng yêu văn hóa cổ truyền). Tôi chỉ mong Đảng và Nhà nước giữ đất trồng lúa cho nông dân, đừng để họ phải rồng rắn khiếu kiện vì mất đất nữa.
ReplyDeleteVà ngoài chuyện giữ đất là chuyện giữ nước, giữ biển cho ngư dân nữa!
Mấy chuyện hình thức như lễ Tịch điền này, không nên phục dựng nữa!
Coi thêm nhiều hình diêm duá...
ReplyDeletehttp://www.baomoi.com/Home/VanHoa/vtc.vn/Chum-anh-Chu-tich-nuoc-di-cay-tai-Le-hoi-Tich-dien/3883076.epi