Tôi chưa bao giờ tới sa mạc. Tôi không biết sa mạc như thế nào. Tôi không biết những con người sinh sống ở sa mạc, nền văn hóa và văn minh của họ ra sao. Sa mạc có ấn tượng mạnh nhất với tôi là bộ phim Bệnh nhân người Anh. Cát, gió và mặt trời. Và âm nhạc.
Sa mạc cũng là tên một cuốn tiểu thuyết của Le Clezio. Đây là tác phẩm đầu tiên của Le Clezio mà tôi được đọc. Cũng thật là hay, nếu Ủy ban giải thưởng Nobel không trao giải về văn học cho Le Clezio thì tôi cũng không biết Le Clezio và có lẽ cũng không đọc Sa mạc. Đây là một ý nghĩa tích cực của giải thưởng Nobel: phát hiện tài năng. Người Việt có cái may mắn là có cơ hội được đọc Sa mạc trước những người chỉ biết đọc tiếng Anh. Tiểu thuyết Sa mạc từng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản từ năm 1997, trong khi bản dịch tiếng Anh mãi tới tận năm 2009 mới có. Đầu năm 2010 bản dịch tiếng Việt của Sa mạc cũng được tái bản. Như vậy có thể thấy người Việt tiếp cận với nền văn học thế giới không hẳn đã là chậm hay tụt hậu, và trong trường hợp này với Le Clezio Việt Nam đã đi trước các nước trong khối Anh ngữ.
Sa mạc có cấu trúc của hai dòng tự sự. Hai dòng tự sự độc lập với nhau về nhân vật, nội dung nhưng thống nhất trong một chủ đề: sa mạc, con người của sa mạc, những con người xanh. Một dòng tự sự về những con người xanh của sa mạc cuối cùng. Một dòng tự sự về sự trường tồn bất tận của những con người xanh sa mạc, hậu những con người xanh của sa mạc cuối cùng. Dòng tự sự thứ hai kết thúc với sự sinh nở ra một con người tiếp nối những con người xanh của sa mạc.Tiếp theo cũng là kết thúc của dòng tự sự đầu: những con người xanh cuối cùng của sa mạc, nỗi chiến bại và biến mất của họ. Đây là một cấu trúc rất lạ. Hai dòng tự sự chảy theo lối của mình, có thể đọc theo mỗi dòng chảy tự sự mà không tạo ra bất cứ một vấn đề gì. Một dòng chảy kết thúc lại tạo ra điểm khởi đầu như một vòng tròn bất tận. Nơi kết thúc của dòng chảy này cũng là nơi bắt đầu kết thúc của dòng chảy kia, là nơi cho biết dòng chảy đó kết thúc. Cũng là điểm kết thúc của tiểu thuyết. Dòng tự sự đầu kể về những cố gắng tuyệt vọng của những con người sa mạc chống lại sự xâm lăng của nền văn minh Thiên Chúa giáo. Sự thất bại và diệt vong của họ là điều có thể thấy trước. Dòng tự sự thứ hai là sức sống âm thầm mãnh liệt của nền văn hóa sa mạc bên dưới nền văn minh Thiên Chúa giáo đang ngự trị. Lối tự sự trong Sa mạc cũng đặc biệt. Không có nhiều nhân vật, nhiều sự kiện. Dường như rất chậm và mang tính thơ.
"Tự do thì vô cùng, nó bao la như mặt đất mênh mông, nó đẹp đẽ và nhẫn tâm như ánh sáng, nó dịu dàng như những con mắt của nước. Ngày ngày, vào rạng sáng, những con người tự do quay bước về phía nơi ăn chốn ở của họ, về miền Nam, nơi không còn ai khác biết sống. Ngày ngày, bằng những động tác quen thuộc, họ xóa sạch dấu vết ngọn lửa họ đã đốt lên, họ chôn phân của mình. Quay mặt về phía sa mạc, họ cầu nguyện không lời. Họ ra đi như trong một giấc mơ, họ biến mất."
Đấy là những dòng cuối cùng của Sa mạc.
Cấu trúc và lối tự sự của Sa mạc tạo ra khả năng khám phá rất thú vị về những con người của sa mạc, về những đặc điểm nhân văn ở một vùng đất đầy kỳ bí, và sức sống mãnh liệt của nó mà bấy lâu nay bị chìm lấp, bị tiêu diệt bởi nền văn minh đang ngự trị. Bằng hai dòng tự sự độc lập với nhau, những con người của sa mạc được phác lộ ở những không gian và thời gian khác nhau, trong những tình thế nhân sinh khác nhau, bộc lộ những đặc điểm cốt tủy của họ mà chỉ trong những tình thế như vậy mới có thể nhận thấy. Sa mạc không phải là một motive quen thuộc về những con người cuối cùng khi bị nền văn minh phương Tây xâm chiếm. Sa mạc về những con người của sa mạc cuối cùng và hậu những con người sa mạc cuối cùng. Họ ra đi như trong một giấc mơ, họ biến mất. Nhưng Sa mạc đã khám phá ra họ, không phải như trong một giấc mơ, và trường tồn mãi mãi.
Sa mạc cũng là tên một cuốn tiểu thuyết của Le Clezio. Đây là tác phẩm đầu tiên của Le Clezio mà tôi được đọc. Cũng thật là hay, nếu Ủy ban giải thưởng Nobel không trao giải về văn học cho Le Clezio thì tôi cũng không biết Le Clezio và có lẽ cũng không đọc Sa mạc. Đây là một ý nghĩa tích cực của giải thưởng Nobel: phát hiện tài năng. Người Việt có cái may mắn là có cơ hội được đọc Sa mạc trước những người chỉ biết đọc tiếng Anh. Tiểu thuyết Sa mạc từng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản từ năm 1997, trong khi bản dịch tiếng Anh mãi tới tận năm 2009 mới có. Đầu năm 2010 bản dịch tiếng Việt của Sa mạc cũng được tái bản. Như vậy có thể thấy người Việt tiếp cận với nền văn học thế giới không hẳn đã là chậm hay tụt hậu, và trong trường hợp này với Le Clezio Việt Nam đã đi trước các nước trong khối Anh ngữ.
Sa mạc có cấu trúc của hai dòng tự sự. Hai dòng tự sự độc lập với nhau về nhân vật, nội dung nhưng thống nhất trong một chủ đề: sa mạc, con người của sa mạc, những con người xanh. Một dòng tự sự về những con người xanh của sa mạc cuối cùng. Một dòng tự sự về sự trường tồn bất tận của những con người xanh sa mạc, hậu những con người xanh của sa mạc cuối cùng. Dòng tự sự thứ hai kết thúc với sự sinh nở ra một con người tiếp nối những con người xanh của sa mạc.Tiếp theo cũng là kết thúc của dòng tự sự đầu: những con người xanh cuối cùng của sa mạc, nỗi chiến bại và biến mất của họ. Đây là một cấu trúc rất lạ. Hai dòng tự sự chảy theo lối của mình, có thể đọc theo mỗi dòng chảy tự sự mà không tạo ra bất cứ một vấn đề gì. Một dòng chảy kết thúc lại tạo ra điểm khởi đầu như một vòng tròn bất tận. Nơi kết thúc của dòng chảy này cũng là nơi bắt đầu kết thúc của dòng chảy kia, là nơi cho biết dòng chảy đó kết thúc. Cũng là điểm kết thúc của tiểu thuyết. Dòng tự sự đầu kể về những cố gắng tuyệt vọng của những con người sa mạc chống lại sự xâm lăng của nền văn minh Thiên Chúa giáo. Sự thất bại và diệt vong của họ là điều có thể thấy trước. Dòng tự sự thứ hai là sức sống âm thầm mãnh liệt của nền văn hóa sa mạc bên dưới nền văn minh Thiên Chúa giáo đang ngự trị. Lối tự sự trong Sa mạc cũng đặc biệt. Không có nhiều nhân vật, nhiều sự kiện. Dường như rất chậm và mang tính thơ.
"Tự do thì vô cùng, nó bao la như mặt đất mênh mông, nó đẹp đẽ và nhẫn tâm như ánh sáng, nó dịu dàng như những con mắt của nước. Ngày ngày, vào rạng sáng, những con người tự do quay bước về phía nơi ăn chốn ở của họ, về miền Nam, nơi không còn ai khác biết sống. Ngày ngày, bằng những động tác quen thuộc, họ xóa sạch dấu vết ngọn lửa họ đã đốt lên, họ chôn phân của mình. Quay mặt về phía sa mạc, họ cầu nguyện không lời. Họ ra đi như trong một giấc mơ, họ biến mất."
Đấy là những dòng cuối cùng của Sa mạc.
Cấu trúc và lối tự sự của Sa mạc tạo ra khả năng khám phá rất thú vị về những con người của sa mạc, về những đặc điểm nhân văn ở một vùng đất đầy kỳ bí, và sức sống mãnh liệt của nó mà bấy lâu nay bị chìm lấp, bị tiêu diệt bởi nền văn minh đang ngự trị. Bằng hai dòng tự sự độc lập với nhau, những con người của sa mạc được phác lộ ở những không gian và thời gian khác nhau, trong những tình thế nhân sinh khác nhau, bộc lộ những đặc điểm cốt tủy của họ mà chỉ trong những tình thế như vậy mới có thể nhận thấy. Sa mạc không phải là một motive quen thuộc về những con người cuối cùng khi bị nền văn minh phương Tây xâm chiếm. Sa mạc về những con người của sa mạc cuối cùng và hậu những con người sa mạc cuối cùng. Họ ra đi như trong một giấc mơ, họ biến mất. Nhưng Sa mạc đã khám phá ra họ, không phải như trong một giấc mơ, và trường tồn mãi mãi.
No comments:
Post a Comment