Lễ Tịch điền thời tiền Lê như thế nào thì dường như không thể tìm hiểu được chi tiết, nhưng lễ Tịch điền thời nhà Nguyễn thì chi tiết lại khá dễ tra cứu. Lễ Tịch điền thời nhà Nguyễn trở thành điển lệ, nói theo ngôn ngữ ngày nay, là lễ hội cấp quốc gia, nên nó được chép rành mạch trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Tôi không có bộ hội điển này nhưng Đại Nam thực lục chép khá rõ ràng nên có thể hình dung khá dễ lễ Tịch điền thời nhà Nguyễn. Theo Đại Nam thực lục, khi Minh Mạng làm lễ Tịch điền đầu tiên của nhà Nguyễn, lúc tế lễ vua mặc áo hoàng bào, đai ngọc, đội mũ cửu long. Sau khi làm lễ xong, vua thay áo long bào chẽn tay, đai ngọc và đội mũ Đường cân cửu long để cày. Các đoạn trích sau lấy từ Đại Nam thực lục.
Bắt đầu đặt ruộng tịch điền
Vua bảo bầy tôi rằng : “Đời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở trong Kinh thành làm chỗ tịch điền”. Bèn sai đặt ở hai phường Hậu Sinh, An Trạch, bên tả dựng đài Quan Canh, đằng trước làm ruộng đế tịch, đằng sau làm điện thay áo, bên hữu đặt đàn Tiên Nông và đình Thần thương thu thóc. Sai Trung quân Tống Phước Lương coi làm. Thưởng tiền cho thợ và biền binh làm việc 5.000 quan. Lại đặt sở Diễn canh (tập cày) ở phía bắc cung Khánh Ninh, gọi là vườn Vĩnh Trạch. Sai bộ Lễ bàn định điển lệ. Hằng năm cứ tháng trọng hạ (tháng 5) chọn ngày tốt làm lễ.
Trước kỳ, phủ Thừa Thiên sức cho nông dân cày bừa ruộng tịch điền trước cho đất mềm kỹ. Trước 5 ngày, vua ngự vườn Vĩnh Trạch xem tập cày. Trước 1 ngày quan phủ Thừa Thiên lĩnh đệ 1 cái roi, 1 cái cày, 1 thùng thóc, đặt lên án vàng trên thềm giữa điện Cần Chính. Vua thân xem đồ nông cụ xong, quan bộ Hộ mang giao cho quan phủ Thừa Thiên tiếp nhận mang ra cửa Tả Túc, đặt vào long đình. Nghi trượng nhã nhạc dẫn trước, tàn lọng che lên, đến cửa Tả Đoan. Rồi lấy roi, cày, thúng thóc chia làm 12 phần, đặt ở Thái đình, theo thứ tự đi sau đến ruộng tịch điền, chiếu thứ vị bày ra, giờ Tỵ ngày hôm ấy, vua đến cung Khánh Ninh trú chân. Biền binh đứng bày hàng ở tả hữu đường vua đi. Lại bày lính và voi cờ súng ống ở ngoài tường ruộng tịch điền. Giờ Tý ngày ấy, Hữu ty bày lễ phẩm trên đàn Tiên Nông. Canh năm, trống nghiêm ba hồi, thị vệ bày lỗ bộ ở ngoài cửa cung Khánh Ninh. Đến giờ Mão, vua đội mũ cửu long, áo hoàng bào, đai ngọc lên kiệu, người dẫn trước, người theo sau, đúng nghi vệ. Nhã nhạc có bày nhưng không cử. Đến tường phía nam đàn Tiên Nông, các quan mang mũ áo thường triều quỳ đón ở phía trong cửa phường. Vua đến bên đông đường thần lộ xuống kiệu vào tế. Lễ xong vua ngự đến điện cụ phục, thay mang mũ Đường cân cửu long, áo long bào chẽn tay, thắt đai ngọc. Bộ Lễ tâu xin làm lễ cày tịch điền. Vua đến chỗ cày, đứng trông hướng nam, các quan đứng chầu ở tả hữu đài Quan Canh ; quan Thái thường tự xướng, quan Lễ bộ dâng cày, quan phủ Thừa Thiên dâng roi. Vua tay phải cầm cày, tay trái cầm roi, kỳ lão và nông phu đều 2 người dắt trâu, thị vệ 2 người đỡ cày. Ca sinh hát bài “Hoà từ”, nhạc sinh múa cờ màu ; nhã nhạc cử nhạc. Phủ Thừa Thiên bưng thùng thóc đi theo. Hoàng tử cùng quan Hộ bộ đều cử một người theo sau vãi thóc. Vua cày 3 đường đi 3 đường lại xong, ngự lên đài Quan Canh. Các quan ở dưới đài chia 2 bên đứng hầu. Các hoàng tử, và thần công theo cày, đều đội mũ vàng mặc áo đỏ, cầm cày cầm roi cày 5 đường đi 5 đường lại, kế đến văn võ đại thần 9 người, văn đội mũ văn công, võ đội mũ hổ đầu, đều mặc áo lam, cùng cầm cày cầm roi cày 9 đường đi 9 đường lại. Đều dùng thuộc lại kinh huyện đi theo sau bưng thùng thóc vãi thóc. Lễ xong, vua ngự điện cụ phục, thay mặc long bào rộng tay, lên kiệu. Đại nhạc nhã nhạc đều nổi. Các quan lại ở trong cửa phường quỳ tống. Vua về cung Khánh Ninh. Các quan làm lễ khánh hạ. Ban yến và ban thưởng theo thứ bậc. Quan phủ Thừa Thiên đem nông dân cày hết số ruộng tịch điền hơn 4 mẫu 4 sào, lấy hơn 2 mẫu 9 sào trồng lúa nếp, hơn 1 mẫu 4 sào trồng lúa tẻ. Sau khi gặt lúa, quan phủ Thừa Thiên hội đồng với bộ Hộ chọn lúa giống để riêng, còn thừa thì chứa vào kho Thần thương, gặp các tiết lễ Giao Miếu thì thổi xôi. Sau đấy hằng năm việc tế đàn Tiên Nông đều sai Kinh doãn khâm mạng làm lễ. Lễ cày ruộng tịch điền thì nếu có quan phụng mạng làm thay, cùng những năm vua đi thăm địa phương thì cũng do Kinh doãn cày thay). Lại sai chọn mua thóc tẻ thóc nếp ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn Tây thuộc Bắc Thành lấy những thứ chất gạo trắng tinh, mà khí vị thơm dẻo, giao cho phủ Thừa Thiên chứa để dùng làm thóc giống.
Định lệ cày ruộng tịch điền và chăn tằm ở các địa phương
Vua dụ bộ Lễ : “Ta nghe nói các vua và hoàng hậu đời xưa đều trọng nghề làm ruộng và trồng dâu, để phụng thờ Giao miếu, làm gương mẫu cho muôn dân. Năm Minh Mệnh thứ 9 [1828] đã cử hành lễ cày ruộng tịch điền, hằng năm đặt làm thường lệ. Đồng ruộng đầy của ngọc thực, kính dùng để cung vào việc tế tự. Hiện nay Trung cung tuy chưa kiến lập, nhưng cũng có thể phỏng theo lối cổ, tự mình chăn tằm. Năm nay, bèn sai các phi tần đốc suất các cung nhân, lựa đất chăn tằm, quả thấy được tốt : tơ kén đầy nong, định dệt thành lụa, từ lễ Thu hưởng năm nay trở về sau có thể kính dâng ngay được đồ tơ lụa ; nay ta muốn mở rộng công việc ấy để khuyến khích nghề làm ruộng và tằm tang. Vậy việc cày tịch điền và nuôi tằm ở các địa phương nên làm thế nào, bộ Lễ các ngươi nên bàn kỹ tâu lên”.
Quan bộ Lễ đều hết lòng tham khảo lựa nghị. Sau khi được chỉ, sao chép ra đưa các địa phương bắt đầu cử hành từ năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], ghi thành điển lệ. Vua chuẩn y.
Việc cày ruộng tịch điền: Các địa phương nên chọn đất ở phía ngoài thành của tỉnh hay trấn, đặt làm 3 mẫu tịch điền, chung quanh đắp tường đất, phía trước và hai bên tả hữu đều mở 1 cửa. Chính giữa chỗ đầu ruộng, đặt một chỗ vọng khuyết hướng về phía nam. Phía tây ruộng, chọn 3 sào đất, chung quanh trồng tre, đằng trước và hai bên tả hữu cũng đều mở một cửa. Chính giữa xây đàn Tiên Nông, hướng về phía nam, về phía đông bắc đàn, đặt kho Thần thương, trước kho xây đình thu thóc, lấy dân sở tại 15 người, sung làm nông phu tịch điền và giữ đàn sở, trừ miễn dao dịch cho. Lại dự bị một con trâu đen để cày ruộng tịch điền và 2 con trâu đen để làm trọn khu ruộng ấy. Đồ cày ruộng và thóc nếp đều có đủ. Mỗi năm trên bộ báo cho biết ngày cày tịch điền thì các viên Tổng đốc, Tuần phủ hay trấn quan đem các văn võ thuộc hạt, mặc triều phục, tới đàn Tiên nông làm lễ. Khi lễ xong thì thay triều phục, đội mũ văn công, mặc áo bào hàng màu, hẹp tay, thắt dây lưng, vận quần ngắn đi giày và bí tất, tới chỗ tịch điền thân hành cầm cày, 2 người kỳ lão dắt trâu, 2 người nông phu đỡ cày ; thông phán, kinh lịch bưng hòm, một người gieo thóc. Cày 9 luống lại ; khi xong, lại đổi mặc triều phục làm lễ ở vọng khuyết 5 lạy. Lễ xong, thì nông phu cày trọn khu ruộng ấy. Đến khi gặt xong thì lựa thóc giống cất riêng, còn thì chứa vào kho Thần thương, phái lính coi kho trông giữ, để làm xôi cúng tế.
Bắt đầu đặt ruộng tịch điền
Vua bảo bầy tôi rằng : “Đời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở trong Kinh thành làm chỗ tịch điền”. Bèn sai đặt ở hai phường Hậu Sinh, An Trạch, bên tả dựng đài Quan Canh, đằng trước làm ruộng đế tịch, đằng sau làm điện thay áo, bên hữu đặt đàn Tiên Nông và đình Thần thương thu thóc. Sai Trung quân Tống Phước Lương coi làm. Thưởng tiền cho thợ và biền binh làm việc 5.000 quan. Lại đặt sở Diễn canh (tập cày) ở phía bắc cung Khánh Ninh, gọi là vườn Vĩnh Trạch. Sai bộ Lễ bàn định điển lệ. Hằng năm cứ tháng trọng hạ (tháng 5) chọn ngày tốt làm lễ.
Trước kỳ, phủ Thừa Thiên sức cho nông dân cày bừa ruộng tịch điền trước cho đất mềm kỹ. Trước 5 ngày, vua ngự vườn Vĩnh Trạch xem tập cày. Trước 1 ngày quan phủ Thừa Thiên lĩnh đệ 1 cái roi, 1 cái cày, 1 thùng thóc, đặt lên án vàng trên thềm giữa điện Cần Chính. Vua thân xem đồ nông cụ xong, quan bộ Hộ mang giao cho quan phủ Thừa Thiên tiếp nhận mang ra cửa Tả Túc, đặt vào long đình. Nghi trượng nhã nhạc dẫn trước, tàn lọng che lên, đến cửa Tả Đoan. Rồi lấy roi, cày, thúng thóc chia làm 12 phần, đặt ở Thái đình, theo thứ tự đi sau đến ruộng tịch điền, chiếu thứ vị bày ra, giờ Tỵ ngày hôm ấy, vua đến cung Khánh Ninh trú chân. Biền binh đứng bày hàng ở tả hữu đường vua đi. Lại bày lính và voi cờ súng ống ở ngoài tường ruộng tịch điền. Giờ Tý ngày ấy, Hữu ty bày lễ phẩm trên đàn Tiên Nông. Canh năm, trống nghiêm ba hồi, thị vệ bày lỗ bộ ở ngoài cửa cung Khánh Ninh. Đến giờ Mão, vua đội mũ cửu long, áo hoàng bào, đai ngọc lên kiệu, người dẫn trước, người theo sau, đúng nghi vệ. Nhã nhạc có bày nhưng không cử. Đến tường phía nam đàn Tiên Nông, các quan mang mũ áo thường triều quỳ đón ở phía trong cửa phường. Vua đến bên đông đường thần lộ xuống kiệu vào tế. Lễ xong vua ngự đến điện cụ phục, thay mang mũ Đường cân cửu long, áo long bào chẽn tay, thắt đai ngọc. Bộ Lễ tâu xin làm lễ cày tịch điền. Vua đến chỗ cày, đứng trông hướng nam, các quan đứng chầu ở tả hữu đài Quan Canh ; quan Thái thường tự xướng, quan Lễ bộ dâng cày, quan phủ Thừa Thiên dâng roi. Vua tay phải cầm cày, tay trái cầm roi, kỳ lão và nông phu đều 2 người dắt trâu, thị vệ 2 người đỡ cày. Ca sinh hát bài “Hoà từ”, nhạc sinh múa cờ màu ; nhã nhạc cử nhạc. Phủ Thừa Thiên bưng thùng thóc đi theo. Hoàng tử cùng quan Hộ bộ đều cử một người theo sau vãi thóc. Vua cày 3 đường đi 3 đường lại xong, ngự lên đài Quan Canh. Các quan ở dưới đài chia 2 bên đứng hầu. Các hoàng tử, và thần công theo cày, đều đội mũ vàng mặc áo đỏ, cầm cày cầm roi cày 5 đường đi 5 đường lại, kế đến văn võ đại thần 9 người, văn đội mũ văn công, võ đội mũ hổ đầu, đều mặc áo lam, cùng cầm cày cầm roi cày 9 đường đi 9 đường lại. Đều dùng thuộc lại kinh huyện đi theo sau bưng thùng thóc vãi thóc. Lễ xong, vua ngự điện cụ phục, thay mặc long bào rộng tay, lên kiệu. Đại nhạc nhã nhạc đều nổi. Các quan lại ở trong cửa phường quỳ tống. Vua về cung Khánh Ninh. Các quan làm lễ khánh hạ. Ban yến và ban thưởng theo thứ bậc. Quan phủ Thừa Thiên đem nông dân cày hết số ruộng tịch điền hơn 4 mẫu 4 sào, lấy hơn 2 mẫu 9 sào trồng lúa nếp, hơn 1 mẫu 4 sào trồng lúa tẻ. Sau khi gặt lúa, quan phủ Thừa Thiên hội đồng với bộ Hộ chọn lúa giống để riêng, còn thừa thì chứa vào kho Thần thương, gặp các tiết lễ Giao Miếu thì thổi xôi. Sau đấy hằng năm việc tế đàn Tiên Nông đều sai Kinh doãn khâm mạng làm lễ. Lễ cày ruộng tịch điền thì nếu có quan phụng mạng làm thay, cùng những năm vua đi thăm địa phương thì cũng do Kinh doãn cày thay). Lại sai chọn mua thóc tẻ thóc nếp ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn Tây thuộc Bắc Thành lấy những thứ chất gạo trắng tinh, mà khí vị thơm dẻo, giao cho phủ Thừa Thiên chứa để dùng làm thóc giống.
Định lệ cày ruộng tịch điền và chăn tằm ở các địa phương
Vua dụ bộ Lễ : “Ta nghe nói các vua và hoàng hậu đời xưa đều trọng nghề làm ruộng và trồng dâu, để phụng thờ Giao miếu, làm gương mẫu cho muôn dân. Năm Minh Mệnh thứ 9 [1828] đã cử hành lễ cày ruộng tịch điền, hằng năm đặt làm thường lệ. Đồng ruộng đầy của ngọc thực, kính dùng để cung vào việc tế tự. Hiện nay Trung cung tuy chưa kiến lập, nhưng cũng có thể phỏng theo lối cổ, tự mình chăn tằm. Năm nay, bèn sai các phi tần đốc suất các cung nhân, lựa đất chăn tằm, quả thấy được tốt : tơ kén đầy nong, định dệt thành lụa, từ lễ Thu hưởng năm nay trở về sau có thể kính dâng ngay được đồ tơ lụa ; nay ta muốn mở rộng công việc ấy để khuyến khích nghề làm ruộng và tằm tang. Vậy việc cày tịch điền và nuôi tằm ở các địa phương nên làm thế nào, bộ Lễ các ngươi nên bàn kỹ tâu lên”.
Quan bộ Lễ đều hết lòng tham khảo lựa nghị. Sau khi được chỉ, sao chép ra đưa các địa phương bắt đầu cử hành từ năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], ghi thành điển lệ. Vua chuẩn y.
Việc cày ruộng tịch điền: Các địa phương nên chọn đất ở phía ngoài thành của tỉnh hay trấn, đặt làm 3 mẫu tịch điền, chung quanh đắp tường đất, phía trước và hai bên tả hữu đều mở 1 cửa. Chính giữa chỗ đầu ruộng, đặt một chỗ vọng khuyết hướng về phía nam. Phía tây ruộng, chọn 3 sào đất, chung quanh trồng tre, đằng trước và hai bên tả hữu cũng đều mở một cửa. Chính giữa xây đàn Tiên Nông, hướng về phía nam, về phía đông bắc đàn, đặt kho Thần thương, trước kho xây đình thu thóc, lấy dân sở tại 15 người, sung làm nông phu tịch điền và giữ đàn sở, trừ miễn dao dịch cho. Lại dự bị một con trâu đen để cày ruộng tịch điền và 2 con trâu đen để làm trọn khu ruộng ấy. Đồ cày ruộng và thóc nếp đều có đủ. Mỗi năm trên bộ báo cho biết ngày cày tịch điền thì các viên Tổng đốc, Tuần phủ hay trấn quan đem các văn võ thuộc hạt, mặc triều phục, tới đàn Tiên nông làm lễ. Khi lễ xong thì thay triều phục, đội mũ văn công, mặc áo bào hàng màu, hẹp tay, thắt dây lưng, vận quần ngắn đi giày và bí tất, tới chỗ tịch điền thân hành cầm cày, 2 người kỳ lão dắt trâu, 2 người nông phu đỡ cày ; thông phán, kinh lịch bưng hòm, một người gieo thóc. Cày 9 luống lại ; khi xong, lại đổi mặc triều phục làm lễ ở vọng khuyết 5 lạy. Lễ xong, thì nông phu cày trọn khu ruộng ấy. Đến khi gặt xong thì lựa thóc giống cất riêng, còn thì chứa vào kho Thần thương, phái lính coi kho trông giữ, để làm xôi cúng tế.
No comments:
Post a Comment