Bài mới

Nhận xét mới

Trang phục trong lễ Tịch điền

Vietnamnet đưa tin lãnh đạo nhà nước sẽ cày trong lễ Tịch điền, nhưng băn khoăn không biết trang phục cho vị lãnh đạo này sẽ như thế nào vì sử sách không thấy viết đến. Thư tịch của Việt Nam nhiều khi cũng dở, không viết tỉ mỉ cụ thể để cho con cháu đời sau còn hình dung. Nhưng lễ Tịch điền không phải là một phong tục của riêng người Việt Nam. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều có lễ Tịch điền trong lịch sử của mình. Tôi tìm thấy ảnh một bức phù điêu ở Tây hồ, có tên là "Thân canh tịch điền đồ" miêu tả Hoàng đế Nam Tống cày ruộng Tịch điền. Bức phù điêu này là đồ hiện đại, được dựng theo sáng tác của Phó Bá Tinh, một danh họa và nhà báo thời nay. Phó Bá Tinh căn cứ vào Tống sử để vẽ. Có thể tin là bức phù điêu miêu tả chân thực cảnh cày ruộng trong lễ Tịch điền, ít nhất trong cảm nhận thời nay của người Trung Quốc. Xem bức phù điêu có thể thấy Hoàng đế Nam Tống mặc trang phục của vua thời bấy giờ, có tấm vải khoác sau lưng, đầu đội mũ. Người dắt trâu và phụ cày đều ăn mặc theo lối nông dân. Tôi không hiểu Việt Nam căn cứ vào đâu mà lễ Tịch điền năm ngoái cho người cày chính đeo mặt nạ theo kiểu Thần Nông. Trông rất kỳ dị. Thời Nam Tống tương đương với thời Lý ở Việt Nam, phong tục giữa hai nước có lẽ có điểm tương đồng. Vì vậy tôi nghĩ rằng lãnh đạo nhà nước cày ruộng tịch điền có thể mặc trang phục theo lối cổ truyền, và không nên đeo mặt nạ.

Photobucket

Cập nhật 28-1-2010

Tôi tìm thấy bức vẽ tịch điền trong quyển Nông thư của Vương Trinh thời nhà Nguyên. Bức vẽ này cho thấy vị vua mặc trang phục thiết triều, rất giống thời Hán-Đường.

Photobucket

Đây là bức "Thân canh đồ" trong "Đường thổ danh thắng đồ hội"

Photobucket

Đây là bức tranh vẽ "Khang Hi thân canh đồ" . Khang Hi bận triều phục

Photobucket

Đây là bức tranh vẽ lễ Tịch điền ở Myanmar. Vị quốc vương Myanmar mặc trang phục tiết lễ.

Photobucket

Còn đây là bức ảnh lễ Tịch điền ở Hàn Quốc vào năm 1909

Photobucket

Photobucket

Dưới đây không phải là điển lễ, chỉ là một số hình ảnh của Hồ Chí Minh, tham gia lao động trong các chuyến viếng thăm dân. Đúng là một bậc thầy về quan hệ công chúng và nghệ thuật tuyên truyền. Sau Hồ Chí Minh không thấy một lãnh đạo nào đạt được tầm như vậy trong quan hệ công chúng và tuyên truyền.

Photobucket

Photobucket

25 comments:

  1. Bác viết: "Thời Nam Tống tương đương với thời Lý ở Việt Nam, phong tục giữa hai nước có lẽ có điểm tương đồng". Tuy nhiên phân tích hình tượng rồng giữa các triều đại thì càng về sau độ Hán hóa càng nặng. Nếu muốn làm lễ tịch điền, tôi nghĩ phải tham khảo các dân tộc thiểu số. Nhưng mà nói cho cùng đây là một trò vô bổ, bánh xe văn minh đô thị đang quay nhanh mà nguyên thủ lại đi tái hiện lễ tịch điền thì quê mùa quá...

    ReplyDelete
  2. Tôi căn cứ theo bài thơ "Thượng vấn An Nam sự" của Ngô Bá Tông sau khi đi sứ Việt Nam về được vua nhà Minh hỏi, trong đó có câu "Y quan Đường nhật nguyệt / Lễ nhạc Thuấn càn khôn".

    ReplyDelete
  3. Xin nói thực. Lễ tịch điền là mỹ tục nên làm, song phải trên tinh thần "chung sức chung lòng".
    Tế trời đất, thánh thần thực ra là tế lòng dân. muôn đời vẫn vậy.
    Các thầy dùi cao cấp sao có thể u tối khi dùi kịch bản và trang phục. Haỹ thực tế như Hồ Chủ Tịch đi cày, đi tát nước....Hay gần đây, ngài Chiriac (khi còn là Thị trưởng Paris) tới SG và dự lệ khởi công KS .FEAL,ngài rất kinh ngạc về thủ tục khởi công của quân ta(BanQLDA), bởi ngài í muốn làm 1 việc gì đó thật sự như người lao động x/d lên công trình,không thể làm gì manual lúc đó,đành ký tên vào 1 viên gạch và nhờ khi nào xây thì đặt vào hộ.

    Từ thời TQ, ĐL sang VN làm ăn nhiều, ta học đòi làm cái lễ khởi công x/d hoành tráng,nhỏ thì chục triệu,lớn thì cả trăm, các quan ra gẩy gẩy, có người hầu, các kiểu rồi đi liên hoan, đám thợ vừa rọn vừa chửi "ĐM, rở rói ra đây để các bố phải dọn, hết trò rồi sao".

    Tại sao cứ phải giả dối như thế.!

    Lễ Tịch điền? Hãy sắn quần sắn áo lên xuống ruộng. Dù chỉ làm 5 phút, nhưng làm thật, công thật. Tra vài hạt ngô thật. Trồng vài cây thật. Vun,sới vài m luống ngô thật...

    Xin đừng đánh đồng sự động viên nhân dân cùng trò dối trá.

    ReplyDelete
  4. Bác Chu Nam Cương nói chí lý!

    ReplyDelete
  5. Cứ côm lê cà vạt mà đi cày (nếu không thì áo kín cổ như bác Đỗ Mười cũng được). Thời nào thì tịch điền phải mang dấu ấn của thời đó chứ.

    ReplyDelete
  6. Đồng ý với Mr. Do, cứ côm lê cà vạt mà đi cày, ngay cả hội nghị đảng cũng diện côm lê cà vạt cả đấy thôi mà lẽ ra là phải diện quần áo công nhân chứ.

    ReplyDelete
  7. Bravo bác Dong A.
    Nhưng còn cái này nữa.
    Lễ tiết ai cũng thấy cần phải làm, không đơn giản vì chỉ muốn giữ thuần phong mỹ tục bởi lợi ích về tinh thần, vật chất...
    Rất nhiều người biết rằng nhiều lãnh đạo cao cấp khi về hưu rất hay đi lễ chùa. Sao thế? Chẵng lẽ chỉ để thanh thản?
    Những người từng cao đạo về CNXH KH và DVBC như thế thì những người lớn khác phải giải thíh sao cho lớp trẻ?
    Có gì đó rất khập khiễng ở đây.

    ReplyDelete
  8. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  9. Trong hình thứ nhất, tôi không biết Bác Hồ của chúng ta tát nước đi đâu, vì theo hướng nước sẽ được tát đi (nhìn tư thế, cách cầm cũng như hướng của cái gàu - quê tôi gọi cái này là KHAU) là một bờ đê cao vời vợi với người đứng xúm đầy. Chả nhẽ tát nước lên đó!?

    ReplyDelete
  10. Đúng là bác chưa đi tát nước bao giờ. Người ta không tát qua con trạch đâu. Mà đào một cái rãnh hay lỗ thông qua đê rồi tát nước vào đấy. Làm như vậy đỡ tốn công. Kinh nghiệm dân gian cũng khoa học lắm đấy. Tôi cứ tưởng chỉ có tôi là dân sách vở, ít biết thực tế, nhưng hóa ra vẫn không đến nỗi tề. Bác xem bức ảnh chụp ở đây sẽ hiểu cơ chế tát nước:

    http://www.panoramio.com/photo/19579692

    ReplyDelete
  11. Đúng là Bác Hồ quan hệ công chúng và tuyên truyền giỏi thật, quá giỏi, cho nên dân ta mới mãi yêu quý cái ... "gầu sòng" của Bác, giá mà Bác tuyên truyền kém kém hơn một ít, mà cứ lầm lỳ cưởi con Kubota hoặc John Deer ra đồng thì ... dân ta đã sướng hi hi !

    ReplyDelete
  12. Hì hì!! đúng là các bác ở tỉnh bàn chuyện nhà quê chúng tui rồi. Quê tôi tát nước như bác Hồ gọi là tát nước gầu dây (gọi trật đi là gầu dai). Tát kiểu này khi nước ở quá sâu có khi đến hơn một m. Mùa hạn phải tát nước gầu dây là thường vừa lâu vừa mỏi lưng lắm. Bác Hồ đứng rất đúng tư thể (dé chân chèo)còn chú bên kia đứng sai. Chắc chắn là đứng để chụp hình chứ chưa tát gầu nào. Nếu nước đầy gầu mà bác hồ kéo một phát là chú bên kia ngã xuốn mương liền (vì không đứng đúng tư thế). Nếu tát nước thật thì thế nào cũng chụp cái hình lúc đang đổ nước đẹp hơn nhiều.

    Cái hình của bác DA không tiêu biểu cho hình thức tát nước gầu dai lắm vì mực nước thấp, nếu tát bằng gầu sòng nhanh hơn.
    Mời các bác xem tát nước gầu sòng.
    http://my.opera.com/tachtach/albums/showpic.dml?album=510152&picture=9006791

    ReplyDelete
  13. Ý các bác là có một đường ống ở phía con đê? Cái này thì tôi chịu.
    Quê tôi thường tát nước để bắt cá giữa đồng, trong hồ, thường là tát từ "ô" nước này sang ô "nước" kia được ngăn cách với nhau bởi những bờ be nhỏ.
    Cái gàu trên quê tôi gọi là cái KHAU, thường đan bằng tre hoặc uốn bằng tôn. Còn một cái loại nữa, chỉ dùng cho một người, có hình 1/2 chiếc thuyền, có cán và một người cầm rồi tát, có khi treo lên một bộ chân giá rồi chỉ việc cầm cái cần đẩy là có thể tát nước ra.

    ReplyDelete
  14. Tôi thường quen với cách này: http://farm3.static.flickr.com/2752/4315174162_f9621a283c_o.jpg

    ReplyDelete
  15. Cái cách thứ hai mà tôi nói thì nó ở đây: http://files.myopera.com/tachtach/albums/510152/tat%20nuoc.jpg

    ReplyDelete
  16. Tôi lại thấy bác là bậc thầy về đóng kịch!

    ReplyDelete
  17. @Dzung: Lãnh đạo nào mà chả đóng kịch. Ông Bush sau thảm kịch Katrina cũng trang điểm cho người phờ phạc để lên truyền hình đấy thôi.
    Nói một chính trị gia đóng kịch là thừa. Vấn đề ở đây là: đóng có đạt (tức là có làm số đông tin) hay không thôi. Tôi nghĩ cố đồng chí Minh đóng rất đạt. Ngay cái quả Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đoàn của đồng chí ấy sau này bác Bill Clinton cũng nhái lại. Bác Hồ từng mượn hiến pháp Mỹ, mượn lời Lincoln thì giờ đây bác Bill mượn lại quả chỉ huy dàn nhạc của Bác Hồ. Thế là huề.

    ReplyDelete
  18. @Mr.DO: Bác Bill dù gì cũng từng chơi trompet, am hiểu nhạc. Còn bác Minh thì đóng kịch ở mọi lĩnh vực. Bác đóng kịch riết rồi thành giả dối. Có những chuyện không cần đóng, ví dụ chuyện vợ con của bác, để đến khi vỡ lở thì đâm ra bác ê chề!

    Bác ý không những chôm đồ Mỹ, mà bác còn chôm luôn đồ Tàu (Quản Trọng) làm thành đồ của bác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác Dzung thật thâm thúy, chửi cụ Hồ theo cái kiểu xuề xòa "số cô không giàu thì nghèo" thế thì chả ai bắt bẻ được (Vì có thánh mới biết cụ Hồ co đóng kịch hay không, không quan tâm dân thì bảo lãnh đạo tồi, quan tâm thì bảo đóng kịch giỏi). Lão luyện chả kém gì mấy tay hải ngoại cả.

      Delete
  19. @Dzung: Bác Bill chơi trompet là để mị dân thôi. Ngón nghề của bác ấy là thổi kèn Monica.

    ReplyDelete
  20. Chủ tịch một quốc gia tát 1 gầu nước chỉ làm mát 1 cây lúa, nhưng đôi khi vẫn phải thí dụ thế thôi, nhưng là thí du thật, có "công" true!
    Rãnh dẫn nước(ảnh trên) bắt đầu từ đầu cái gậy của bác công an xã(ông này không chắc Bác cùng tay mơ kia có thể đưa nước đi đúng chỗ nên phải chỉ dấu) , nó chạy sang phải (sau lưng cụ Trần Dân Tiên)

    ReplyDelete
  21. Bác ĐÔng A có cái entry này thật thú vị. Khảo cứu công phu, tìm tòi ra những hình ảnh của mấy nước có lễ tịch điền. Lại có phụ lục là các hình ảnh Bác Hồ tham gia lao động, khiến cho bà con bình luận rất vui.
    Giá mà bác Đông A đưa được ý kiến này để các nhà tổ chức lễ Tịch điền sắp tới thì hay quá!
    Ah, không biết có lễ tịch điền ở đâu và thời nào các con trâu được sơn màu và vẽ hình không bác? Mong bác chỉ giáo, để lại góp ý với trung ương để khỏi tốn sơn trong dịp lễ tịch điền sắp tới!

    ReplyDelete
  22. Tôi chỉ nhớ trong truyện Tam quốc, Khổng Minh có vẽ màu lên trâu giả ma giả quỷ đánh Mạnh Hoạch.

    Vẽ màu mè có lẽ là một thứ vu thuật thời xưa. Không lẽ lễ hội Tịch điền muốn rước ma quỷ hay sao?

    ReplyDelete
  23. Vâng! Thưa bác Đông A, có lẽ thế!

    ReplyDelete
  24. Vậy theo ĐA, lễ hội "Tịch điền" như thế nào là đúng ? trong khi ông dẫn chuyện Tam Quốc, chỉ để miêu tả hành động hoặc sự việc mà kg có chứng cứ để áp dụng hoặc qui kết cho từ "Tịch điền".

    ReplyDelete