Lối mòn miền Oku (Oku no hosomichi) là một tập du ký của Basho. Oku là tên miền đất ở phía Bắc nước Nhật, bao gồm vùng Mutsu và Dewa ngày nay, đọc theo âm Hán Việt là Áo [châu]. "Áo" là sâu xa. Vì nghĩa này mà một số bản dịch tiếng Anh đã dịch tên tập sách thành Narrow Road to the Deep North. Hosomichi là tế đạo, tức là đường đi nhỏ. Trong tập du ký này, ngoài những tản văn du ký, Basho còn ghi lại các bài haiku ông sáng tác trên đường đi. Tập sách đã được Vĩnh Sính dịch ra tiếng Việt với nhan đề Lối lên miền Oku. Vĩnh Sính dịch các bài haiku thành một câu lục bát (có thể đọc trên thi viện). Tiếng Anh có một số bản dịch khác nhau (có thể xem ở đây). Tôi thử dịch các bài haiku trong tập du ký này như cách tôi hiểu và cảm thụ chúng.
1. kusa no to mo sumikawaru yo zo hina no ie
Nhà tranh
Thay đổi chủ
Nhà bày tế nhân hình
Bài haiku này ở trong phần tựa của tập sách. Trước khi lên đường, Basho bán căn nhà của mình và chuyển đến ở với Sampu, một đệ tử của ông. Ông viết bài haiku này, một vế trong một bản renga có tám vế [nhưng nay đã thất truyền], và treo nó lên cột nhà. Hina-matsuri là ngày lễ ở Nhật Bản, vào mùng 3 tháng 3, được gọi là ngày lễ con gái. Ngày lễ này người ta bày các hình nhân, kiểu như búp bê, trên bàn tế lễ, gọi là "sồ đàn" (hina-dan).
Căn nhà tranh và các chủ nhân có thể thay đổi của nó là thế giới trần tục. Đàn tế nhân hình là thế giới thần linh. Chuyến du hành là một thay đổi. Nhưng sự thay đổi này cũng chẳng là một điều gì đó khác biệt, bởi vì trời đất cũng chỉ là quán trọ cho muôn vật mà thôi. Ý này được Basho viết ngay ở dòng đầu tiên, dẫn ý của Lý Bạch trong Xuân dạ yến đào lý viên tự: "Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ. Quang âm giả, bách đại chi quá khách", có nghĩa là: Ôi, trời đất là quán trọ của vạn vật. Ánh sáng và bóng tối là khách qua đường của trăm đời.
2. yuku haru ya tori naki uo no me wa namida
Mùa xuân ra đi
Chim nỉ non
Cá - mắt ngấn lệ
Bài haiku này là bài thơ khởi hành. Basho khởi hành đúng vào lúc mùa xuân sắp hết. Tiếng chim hót, mắt cá như ứa lệ, dường như là để tiễn biệt mùa xuân, mà cũng như là cảnh tiễn biệt nhà thơ. Bài haiku như hàm ý tới câu thơ của Đào Uyên Minh trong bài Quy điền viên cư: "Ki điểu luyến cựu lâm / Trì ngư tư cố uyên", chim trọ không dứt được rừng cũ, cá ao nhớ vực xưa. Chim, cá như đang lưu luyến mùa xuân, như cái tình cố cựu, như con người đang cất bước đi vào một chuyến du hành, tới miền bắc thẳm sâu.
3. ara touto aoba wakaba no hi no hikari
Ôi, tươi tắn
Những chiếc lá xanh, lá non
Trong ánh nắng
Bài haiku này Basho làm khi tới Nikko, đọc theo âm Hán Việt là Nhật quang, tức là ánh sáng mặt trời. Hi no hikari cũng là nhật [chi] quang. Lá xanh là chữ mùa [quý ngữ] hè, lá non là chữ mùa xuân. Xuân hạ giao nhau.
4. sori sutete kurokami yama ni koromogae
Xuống tóc
Hắc phát sơn
Đổi áo mặc
Bài haiku này không phải của Basho. Bài thơ do Sora, người đi theo Basho trong chuyến hành trình viết. Hắc phát sơn, có nghĩa là núi tóc đen, tức là Nam thể sơn (Nantai-san) ngày nay. Tôi có ảnh chụp ngọn núi này ở đây, nhưng tiếc là chưa leo được tới đỉnh. Bài haiku này là một sự liên tưởng. Núi Nantai vào mùa thu, hạ có đỉnh màu đen, do vậy mà có tên Hắc phát (kurokami). Đông xuân đỉnh núi bị tuyết phủ, trắng xóa. Nhà thơ nhìn đỉnh núi trắng xóa tưởng như một người cắt bỏ tóc, xuống tóc quy y. Sute là chữ "xả" của nhà Phật rất thâm sâu. Thời tiết chuyển sang mùa hè, và áo mặc cũng thay đổi.
5. shibaraku wa taki ni komoru ya ge no hajime
Chốc lát
Lồng thác nước
Chớm hè
Bài haiku này Basho làm ở Nikko. Thác nước này được Basho gọi là Urami (Lý kiến), và ngày nay vẫn mang tên như vậy. Urami có nghĩa là nhìn từ bên trong, bởi vì phía sau ngọn thác có chỗ lõm vào, có thể vào sau ngọn thác và ẩn mình trong đấy. Đấy cũng chính là ý của bài haiku. Thác nước như một cái lồng, và trong chốt lát ở trong đấy như một nghi lễ đón chào mùa hạ tới. Hay là thác nước mời gọi mùa hè tới.
1. kusa no to mo sumikawaru yo zo hina no ie
Nhà tranh
Thay đổi chủ
Nhà bày tế nhân hình
Bài haiku này ở trong phần tựa của tập sách. Trước khi lên đường, Basho bán căn nhà của mình và chuyển đến ở với Sampu, một đệ tử của ông. Ông viết bài haiku này, một vế trong một bản renga có tám vế [nhưng nay đã thất truyền], và treo nó lên cột nhà. Hina-matsuri là ngày lễ ở Nhật Bản, vào mùng 3 tháng 3, được gọi là ngày lễ con gái. Ngày lễ này người ta bày các hình nhân, kiểu như búp bê, trên bàn tế lễ, gọi là "sồ đàn" (hina-dan).
Căn nhà tranh và các chủ nhân có thể thay đổi của nó là thế giới trần tục. Đàn tế nhân hình là thế giới thần linh. Chuyến du hành là một thay đổi. Nhưng sự thay đổi này cũng chẳng là một điều gì đó khác biệt, bởi vì trời đất cũng chỉ là quán trọ cho muôn vật mà thôi. Ý này được Basho viết ngay ở dòng đầu tiên, dẫn ý của Lý Bạch trong Xuân dạ yến đào lý viên tự: "Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ. Quang âm giả, bách đại chi quá khách", có nghĩa là: Ôi, trời đất là quán trọ của vạn vật. Ánh sáng và bóng tối là khách qua đường của trăm đời.
2. yuku haru ya tori naki uo no me wa namida
Mùa xuân ra đi
Chim nỉ non
Cá - mắt ngấn lệ
Bài haiku này là bài thơ khởi hành. Basho khởi hành đúng vào lúc mùa xuân sắp hết. Tiếng chim hót, mắt cá như ứa lệ, dường như là để tiễn biệt mùa xuân, mà cũng như là cảnh tiễn biệt nhà thơ. Bài haiku như hàm ý tới câu thơ của Đào Uyên Minh trong bài Quy điền viên cư: "Ki điểu luyến cựu lâm / Trì ngư tư cố uyên", chim trọ không dứt được rừng cũ, cá ao nhớ vực xưa. Chim, cá như đang lưu luyến mùa xuân, như cái tình cố cựu, như con người đang cất bước đi vào một chuyến du hành, tới miền bắc thẳm sâu.
3. ara touto aoba wakaba no hi no hikari
Ôi, tươi tắn
Những chiếc lá xanh, lá non
Trong ánh nắng
Bài haiku này Basho làm khi tới Nikko, đọc theo âm Hán Việt là Nhật quang, tức là ánh sáng mặt trời. Hi no hikari cũng là nhật [chi] quang. Lá xanh là chữ mùa [quý ngữ] hè, lá non là chữ mùa xuân. Xuân hạ giao nhau.
4. sori sutete kurokami yama ni koromogae
Xuống tóc
Hắc phát sơn
Đổi áo mặc
Bài haiku này không phải của Basho. Bài thơ do Sora, người đi theo Basho trong chuyến hành trình viết. Hắc phát sơn, có nghĩa là núi tóc đen, tức là Nam thể sơn (Nantai-san) ngày nay. Tôi có ảnh chụp ngọn núi này ở đây, nhưng tiếc là chưa leo được tới đỉnh. Bài haiku này là một sự liên tưởng. Núi Nantai vào mùa thu, hạ có đỉnh màu đen, do vậy mà có tên Hắc phát (kurokami). Đông xuân đỉnh núi bị tuyết phủ, trắng xóa. Nhà thơ nhìn đỉnh núi trắng xóa tưởng như một người cắt bỏ tóc, xuống tóc quy y. Sute là chữ "xả" của nhà Phật rất thâm sâu. Thời tiết chuyển sang mùa hè, và áo mặc cũng thay đổi.
5. shibaraku wa taki ni komoru ya ge no hajime
Chốc lát
Lồng thác nước
Chớm hè
Bài haiku này Basho làm ở Nikko. Thác nước này được Basho gọi là Urami (Lý kiến), và ngày nay vẫn mang tên như vậy. Urami có nghĩa là nhìn từ bên trong, bởi vì phía sau ngọn thác có chỗ lõm vào, có thể vào sau ngọn thác và ẩn mình trong đấy. Đấy cũng chính là ý của bài haiku. Thác nước như một cái lồng, và trong chốt lát ở trong đấy như một nghi lễ đón chào mùa hạ tới. Hay là thác nước mời gọi mùa hè tới.
Bài 6-10
No comments:
Post a Comment