Bài 1-5
6. Kasane to wa yaenadeshiko no na narubeshi
Kasane cũng là
tên hoa cẩm chướng kép
hẳn là thế thôi
Kasane là tên một cô bé chạy theo con ngựa do Basho mượn của một người nông dân để đi qua cánh đồng cỏ. Basho cảm thấy tên cô bé rất đẹp. Kasane có nghĩa là kép. Bài haiku này được cho là do Sora, người đồng hành với Basho trong chuyến đi tới miền Oku, làm. Sora đã ví tên cô bé như hoa cẩm chướng cánh kép. Thực ra hoa cẩm chướng cánh kép không có (loại cẩm chướng này khác với loại cẩm chướng thông thường trong tiếng Việt). Bài haiku như một cảm nhận nhạy cảm của nhà thơ. Sao ở nơi thôn dã lại có một cái tên con gái đẹp như thế, không phải thế chứ, như hoa cẩm chướng cánh kép, có lẽ rất đẹp, nhưng mà có thật đâu.
7. natsu-yama ni ashida o ogamu kadode kana
Hạ sơn
bái lạy đôi guốc gỗ
lên đường
Hạ sơn có nghĩa là núi mùa hè, để chỉ các ngọn núi đang ở trong mùa hè ở Kurobane. Basho làm bài haiku này khi tới chùa Quang Minh (Komyo-ji). Trong chùa có đôi guốc gỗ của En no Gyoja, người lập ra ngôi chùa và môn phái Tu nghiệm (Shugen) ở đấy. Ở bài haiku này Basho và Sora không bái lễ tượng phật, mà lại bái lễ đôi guốc gỗ của Gyoja, như một ý nguyện sẽ bước theo những bước chân của Gyoja. Tôi chợt nhớ tới câu thơ của thiền sư Quảng Nghiêm "Nam nhi tự hữu xung thiên chí / Hưu hướng Như Lai hành xứ hành", làm trai tự có chí xông lên trời, đừng có bước theo những bước chân của Như Lai. Basho không đi tu, ông đang đi tới miền Oku, miền Bắc thẳm sâu, một chuyến du hành, như cuộc sống cũng vốn là một chuyến du hành.
8. tateyoko no
goshaku ni taranu
kusa no iori
musubu mo kuyashi
ame nakariseba
Cao rộng
chưa đầy năm thước
am cỏ
hối tiếc đã kết nên
trong mưa trú làm sao
Bài thơ này là một bài tanka của hòa thượng Butcho, người tu ở chùa Vân ngạn (Ungan-ji). Vân ngạn là bến mây, một cái tên rất đẹp, vừa như là nơi đỗ lại của mây, vừa như là một bến bờ tu hành cần phải sang. Ở đấy có một am cỏ bé nhỏ của hòa thượng. Butcho viết bài tanka này về cái am của ông.
9. kitsutsuki mo io wa yaburazu natsu kodachi
Ngay cả chim gõ kiến
không gõ chiếc am này
góc rừng hạ
Basho viết bài haiku này và treo trên cột gỗ nơi có chiếc am của hòa thượng Butcho. Ông gọi bài haiku là một "tức hứng", một cảm hứng chợt đến. Nơi đây rất tịch mịch, ngay cả tiếng gõ kiến cũng không nghe thấy. Tiếng chim gõ kiến gõ vào thân cây như tiếng gõ mõ. Nhưng ở am này, từ lâu rồi, tiếng gõ mõ đã không còn. Basho từng gặp Butcho và có lẽ Butcho là người đã hướng dẫn ông về thiền. Basho giờ tới đây, cảnh vật còn lại, nhưng người xưa không thấy, như tiếng gõ của chim gõ kiến cũng không còn nơi đây. Bài haiku là một cảm xúc ẩn giấu, chìm sâu trong cảnh vật và con người.
10. no o yoko ni uma hikimuke yo hototogisu
Băng qua đồng
dắt ngựa đi
tiếng cuốc kêu
Basho sáng tác bài haiku này khi người nông dân dắt ngựa cho ông xin ông làm cho một bài haiku. Yêu cầu của người nông phu đã khiến Basho thích thú ngạc nhiên. Những con người thôn dã như vậy cũng muốn thưởng thức haiku. Haiku cũng dung dị, bình thường như cánh đồng, dắt ngựa và tiếng cuốc kêu. Những viên gạch dựng nên bài haiku luôn ở sẵn quanh ta, chỉ có việc sắp đặt chúng trong một trật tự nghệ thuật. Nếu như mỗi lần dắt ngựa băng qua đồng và lắng nghe tiếng cuốc kêu thì đấy đã là một bài thơ, không cần phải sáng tác hay viết ra.
6. Kasane to wa yaenadeshiko no na narubeshi
Kasane cũng là
tên hoa cẩm chướng kép
hẳn là thế thôi
Kasane là tên một cô bé chạy theo con ngựa do Basho mượn của một người nông dân để đi qua cánh đồng cỏ. Basho cảm thấy tên cô bé rất đẹp. Kasane có nghĩa là kép. Bài haiku này được cho là do Sora, người đồng hành với Basho trong chuyến đi tới miền Oku, làm. Sora đã ví tên cô bé như hoa cẩm chướng cánh kép. Thực ra hoa cẩm chướng cánh kép không có (loại cẩm chướng này khác với loại cẩm chướng thông thường trong tiếng Việt). Bài haiku như một cảm nhận nhạy cảm của nhà thơ. Sao ở nơi thôn dã lại có một cái tên con gái đẹp như thế, không phải thế chứ, như hoa cẩm chướng cánh kép, có lẽ rất đẹp, nhưng mà có thật đâu.
7. natsu-yama ni ashida o ogamu kadode kana
Hạ sơn
bái lạy đôi guốc gỗ
lên đường
Hạ sơn có nghĩa là núi mùa hè, để chỉ các ngọn núi đang ở trong mùa hè ở Kurobane. Basho làm bài haiku này khi tới chùa Quang Minh (Komyo-ji). Trong chùa có đôi guốc gỗ của En no Gyoja, người lập ra ngôi chùa và môn phái Tu nghiệm (Shugen) ở đấy. Ở bài haiku này Basho và Sora không bái lễ tượng phật, mà lại bái lễ đôi guốc gỗ của Gyoja, như một ý nguyện sẽ bước theo những bước chân của Gyoja. Tôi chợt nhớ tới câu thơ của thiền sư Quảng Nghiêm "Nam nhi tự hữu xung thiên chí / Hưu hướng Như Lai hành xứ hành", làm trai tự có chí xông lên trời, đừng có bước theo những bước chân của Như Lai. Basho không đi tu, ông đang đi tới miền Oku, miền Bắc thẳm sâu, một chuyến du hành, như cuộc sống cũng vốn là một chuyến du hành.
8. tateyoko no
goshaku ni taranu
kusa no iori
musubu mo kuyashi
ame nakariseba
Cao rộng
chưa đầy năm thước
am cỏ
hối tiếc đã kết nên
trong mưa trú làm sao
Bài thơ này là một bài tanka của hòa thượng Butcho, người tu ở chùa Vân ngạn (Ungan-ji). Vân ngạn là bến mây, một cái tên rất đẹp, vừa như là nơi đỗ lại của mây, vừa như là một bến bờ tu hành cần phải sang. Ở đấy có một am cỏ bé nhỏ của hòa thượng. Butcho viết bài tanka này về cái am của ông.
9. kitsutsuki mo io wa yaburazu natsu kodachi
Ngay cả chim gõ kiến
không gõ chiếc am này
góc rừng hạ
Basho viết bài haiku này và treo trên cột gỗ nơi có chiếc am của hòa thượng Butcho. Ông gọi bài haiku là một "tức hứng", một cảm hứng chợt đến. Nơi đây rất tịch mịch, ngay cả tiếng gõ kiến cũng không nghe thấy. Tiếng chim gõ kiến gõ vào thân cây như tiếng gõ mõ. Nhưng ở am này, từ lâu rồi, tiếng gõ mõ đã không còn. Basho từng gặp Butcho và có lẽ Butcho là người đã hướng dẫn ông về thiền. Basho giờ tới đây, cảnh vật còn lại, nhưng người xưa không thấy, như tiếng gõ của chim gõ kiến cũng không còn nơi đây. Bài haiku là một cảm xúc ẩn giấu, chìm sâu trong cảnh vật và con người.
10. no o yoko ni uma hikimuke yo hototogisu
Băng qua đồng
dắt ngựa đi
tiếng cuốc kêu
Basho sáng tác bài haiku này khi người nông dân dắt ngựa cho ông xin ông làm cho một bài haiku. Yêu cầu của người nông phu đã khiến Basho thích thú ngạc nhiên. Những con người thôn dã như vậy cũng muốn thưởng thức haiku. Haiku cũng dung dị, bình thường như cánh đồng, dắt ngựa và tiếng cuốc kêu. Những viên gạch dựng nên bài haiku luôn ở sẵn quanh ta, chỉ có việc sắp đặt chúng trong một trật tự nghệ thuật. Nếu như mỗi lần dắt ngựa băng qua đồng và lắng nghe tiếng cuốc kêu thì đấy đã là một bài thơ, không cần phải sáng tác hay viết ra.
Haiku của tui nè:
ReplyDelete"Tông đơ kêu
tóc rơi
hớt tóc"
Đề nghị bác dịch sang tiếng Nhật để ở bển chiêm nghiệm haiku Việt. He he!
Đùa tí!