Bài mới

Nhận xét mới

GS Ngô Bảo Châu bị thất sủng?

Theo thông tin của tờ Chất lượng Việt Nam, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán học của GS Ngô Bảo Châu phải nhường chỗ quy hoạch cho hội chợ triển lãm. Đặc biệt, trong bản tin này có thêm một số ý kiến dèm pha chuyện phát triển ngành toán. Không biết đây có phải là chỉ dấu trừng phạt GS Ngô Bảo Châu tham gia ký vào bức thư lên tiếng về vụ em sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Thực ra chuyện đất đai, GS Ngô Bảo Châu chẳng cần phải bận tâm. Chuyện đó để ông Lê Tuấn Hoa lo. Nếu GS Ngô Bảo Châu muốn chuyên tâm về toán học thì cứ chuyên tâm. Song nếu ông muốn quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội thì ông có thể quan tâm ở những vấn đề bao quát hơn là ở những vụ lẻ tẻ, dễ bị hố do những người được gọi là dissident ở Việt Nam cũng sử dụng những thủ đoạn nhập nhèm kinh khủng. Hiện giờ là thời điểm rất thuận lợi, ít khi có được, cho những ai quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội. Đó là chuyện về Hiến pháp. Nếu như GS Ngô Bảo Châu ra được một bản Hiến pháp làm đối trọng với bản Hiến pháp của chính quyền thì đấy là một điểm lớn trong lịch sử đương đại Việt Nam, chỉ sau bản Hiến pháp chưa bao giờ được thực thi của Hồ Chí Minh. Tất nhiên có thể nhìn thấy trước, trong tương lai ngắn hạn, bản Hiến pháp của GS Ngô Bảo Châu (tạm giả sử như vậy) cũng không được chấp nhận và thực thi, nhưng tương lai dài hạn thì rất có cơ. Một bản Hiến pháp đối trọng sẽ khuấy động tầm nhìn cao và xa của dân chúng, nhất là từ một người là thần tượng của dân chúng, bất kể bản Hiến pháp đó có được chính quyền chấp nhận hay không. Nếu GS Ngô Bảo Châu đơn thương độc mã ra bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp đó dễ bị dìm hàng với luận điểm giỏi toán không đồng nghĩa giỏi mọi thứ. Nhưng nếu GS Ngô Bảo Châu tập hợp được các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài và trong nước hậu thuẫn thì bản Hiến pháp đó thật sự là một đối trọng nặng cân mà chính quyền ngay cả nếu muốn khuất mắt trông coi thì cũng rất khó khăn.

Nhưng điểm mấu chốt vẫn là GS Ngô Bảo Châu muốn làm một "trí thức cận thần" mong chờ sự ân sủng của chính quyền, một "trí thức trùm chăn" trốn mình trong tháp ngà, hay muốn là một "trí thức hành động" đem ánh sáng hòa cùng dân chúng, một thứ ánh sáng thật sự và hiện tại, không phải thứ ánh sáng hàn lâm, kinh viện hay sách vở với hy vọng mơ hồ ở tương lai? 

23 comments:

  1. Cho cháu hỏi, bác không thấy kì sao khi từng gọi NBC là một ông Tây (vì có quốc tịch Pháp). Bây giờ bác lại bảo một ông Tây quan tâm tới hiến pháp VN và còn ra 1 bản hiến pháp đối trọng nữa có phải là không hợp lí lắm không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ờ, cũng kỳ nhưng bởi vì trong bản Hiến pháp sửa đổi (và quan điểm chính thức hiện nay) có điều quy định người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của đất nước Việt Nam. Giả sử như GS Ngô Bảo Châu muốn là một ông Tây, không dính dáng gì tới VN nữa thì cũng nên kiến nghị xóa bỏ điều này ra khỏi Hiến pháp và đồng thời hy vọng rằng điều đó không được thông qua, bằng không GS Ngô Bảo Châu vẫn thuộc một bộ phận không tách rời của đất nước Việt Nam. Điều đó không phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của tôi. Nhưng quả thật lúc thì tôi thấy Ngô Bảo Châu là người Pháp, lúc thì tôi lại thấy Ngô Bảo Châu là người Việt. Thực tế, tôi chưa bao giờ tán thành chính sách hai quốc tịch. Nếu không muốn dính dáng gì tới Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu có thể thôi quốc tịch Việt Nam.

      Delete
    2. Chẳng ảnh hưởng gì việc mang mấy quốc tịch, vì đó cũng chỉ là những qui ước trên giấy.Thiếu gì người không có quốc tịch VN mà yêu VN, cống hiến cho VN nhiều gấp ngàn lần những công dân VN, thậm chí kể cả các ngài quan chức, đang hàng ngày hàng giờ phá hoại đất nước này. Vấn đề ở đây là : Anh sống và làm việc cho ai, cho đất nước nào? Anh có tâm huyết , tình yêu để hy sinh cho đất nước ấy hay không? Và người ta có đánh giá đúng sự hy sinh của anh hay không? hay chỉ vì những quan điểm này nọ mà vùi dập anh , biến anh trở thành "trí thức cận thần, trí thức trùm chăn"?

      Delete
  2. Trong câu cuối của bài báo trên, "các "bổ đề"" thì chắc là ám chỉ GS Ngô Bảo Châu rồi, còn "các phương trình của vũ trụ" thì chắc là ám chỉ GS Đàm Thanh Sơn? :) Hai người đều là thành viên hội đồng khoa học của Viện Cao cấp về Toán.

    ReplyDelete
  3. Thế nếu GS Châu mời Đông A tiên sinh tham gia vào nhóm biên soạn Hiến pháp đó thì câu trả lời của bác là gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu trả lời là: tôi cần biết nhóm đó dự định có những ai tham gia mới trả lời được. [Bởi vì có những người tôi không thể làm việc chung được]

      Delete
    2. Có nghĩa là nếu thuận (có người làm việc chung được)bác Đ A sẽ tham gia soạn thảo hiến pháp khác. Coi chừng lại bị kết tội giống nhóm Lê Công Định đấy ạ hihi
      Bác đầy thiện ý với GS Châu thế này là tốt quá rồi. :-)

      Delete
    3. Bác có thể chỉ ra những người mà bác 'không thể làm việc chung được' không ạ?

      Delete
    4. Ví dụ như những người là Đảng viên Đảng Cộng sản nhưng hành động trái với những nguyên tắc và lý tưởng của Đảng Cộng sản. Hay những người được chia chác, hưởng thụ quyền lợi từ chính quyền giờ quay sang chống lại chính quyền mà không từ bỏ hay trả lại những thứ đã được hưởng hay chia chác từ chính quyền. Hay một số loại dissident ở Việt Nam mà tôi thấy tởm.

      Delete
    5. Lời bác Đông A thật đay nghiến, chua cay. Cô nào mà có vinh dự làm con dâu bác Đông A thì cứ phải là có bố chồng hết sảy hehe ...

      Delete
    6. Em chờ đợi bác đưa ra một vài cái tên cụ thể cơ. Có lẽ vấn đề hơi tế nhị. Theo như bác nói thì 'phạm trù' những người mà bác không thể 'ngồi chung mâm' hơi rộng đấy. Thậm chí cả GS Châu cũng nằm trong số đó, trừ khi anh ấy giả lại ngôi nhà mà CP tặng hồi sau khi giựt mề đay Fields và trả luôn chìa khóa phòng ở thư viện Tạ Quang Bửu?!

      Delete
    7. Bác Đông A "cầu được ước thấy" nhé. :)
      Những mà Nguyễn Anh Tuấn là ai nhỉ? Có phải là bác Tuấn VNN?

      http://hienphap.net/cung-viet-hien-phap/

      Delete
  4. Cái tờ VN chất lượng gì đó viết linh ta linh tinh. Cái khoảnh đất thôn chia cho tôi, anh định làm nhà ở đó nhưng ông trưởng thôn không cho, sao lại nói là anh nhường đất cho tôi? Chỗ đất ở khu Mễ Trì đó vốn dĩ được quy hoạch là trung tâm triển lãm quốc gia. Hà Nội định điều chỉnh, cho ké vào đó mấy chục bộ ngành TƯ + Viện NCCC về Toán nhưng ông Hải không đồng ý. Bác Đông A có thể xem thêm ở đây: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/587386/Vien-toan-cua-GS-Ngo-Bao-Chau-se-dat-o-Me-Tri-tpp.html

    Việc Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phủ quyết ý định của Hà Nội diễn ra lâu rồi, trước khi có tin GS NBC ký vào cái thư kia cơ. Nhưng vì chuyện đất cát ở ta vẫn lằng nhằng vậy nên báo chí không xem đó là một sự kiện báo chí nên không đưa tin thôi (hoặc cũng có thể họ không kịp cập nhật diễn biến sự việc đó).

    ReplyDelete
  5. Xin mời cả nhà vào đây đọc một bài viết của nhà văn Hoàng Lại Giang:
    http://blognguyetanhdang.blogspot.com/2013/01/oc-e-suy-ngam.html?showComment=1357734390974#c7770700853599509154

    ReplyDelete
  6. Một câu hỏi là: Nếu GS Châu chỉ nghiên cứu toán học và tiếp tục đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong lĩnh vực này (mà không màng tới chính trị) thì có gì sai không? (Vì em đọc vế này: "không phải thứ ánh sáng hàn lâm, kinh viện hay sách vở với hy vọng mơ hồ ở tương lai")

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không màng tới chính trị cũng không có gì sai cả, bởi vì mỗi người có quyền mưu cầu hạnh phúc cho mình theo cách của mình. Nhưng xã hội lại phân loại những người như vậy là "trí thức trùm chăn" hay "trí thức tháp ngà". Còn "không phải thứ ánh sáng hàn lâm, kinh viện hay sách vở với hy vọng mơ hồ ở tương lai" là nói tới "trí thức hành động". Ngay cả với "trí thức trùm chăn", trong một thể chế phi dân chủ, số phận của họ cũng như mong ước đem ánh sáng khoa học vào sự phát triển của xã hội của họ cũng rất bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào tính khí vốn rất hay thất thường của những tay độc tài, và để được việc trong nhiều trường hợp họ phải dần dần từ bỏ tính độc lập và sự tự do của mình, và không sớm thì muộn lại trở thành một thứ "trí thức cận thần". Thân phận con người trong một chế độ phi dân chủ đã vốn khó khăn rồi, cộng thêm cái "tri thức" càng thêm phần bi đát. Tai đã vốn phải nghe những điều không muốn nghe, mắt đã vốn phải nhìn những điều không muốn nhìn, mà nếu lại thêm cả miệng phải nói những điều không muốn nói, thì thử hỏi còn có gì bất hạnh và bi đát hơn thế trong cõi đời này?

      Delete
    2. "Trí thức trùm chăn" mà được như Ngô Bảo Châu chắc nhiều người thèm muốn, vì vừa được là công dân của 1 nước dân chủ nhất thế giới/ Pháp/ được sống và làm việc theo ý muốn của mình, vừa được 1 nước không dân chủ nhất thế giới/ Việt nam/ tôn vinh.

      Delete
    3. Điểm này thì tôi chịu không biết, vì chưa từng nghe thấy ai nói muốn được như GS Ngô Bảo Châu.

      Ngày xưa, Lê Hiển Tông nói làm vua như ông rất sướng vì chẳng phải lo nghĩ gì, đã có Chúa lo. Nhưng cũng không thấy có ai nói muốn được làm vua như Lê Hiển Tông.

      Hồi đầu thế kỷ 20, Phan Châu Trinh viết "Vạn dân nô lệ cường quyền hạ / Bát cổ văn chương túy mộng trung". Không rõ là lúc bấy giờ có bao nhiêu người muốn được tù tội như Phan Châu Trinh và bao nhiêu người thèm muốn say sưa "bát cổ văn chương".

      Delete
  7. Để làm được những điều như bác nói tì Ngô Bảo Châu không chỉ có giỏi toán mà còn phải giỏi cả chính trị nữa. Nhưng chính trị cũng phải có thời điểm, hoàn cảnh. Giỏi chính trị thật mà làm ở Việt Nam vào lúc này thì chắc cũng tẩu hỏa nhập ma mất.

    ReplyDelete
  8. tớ nghĩ cụm từ "trí thức trùm chăn" chắc là do trí thức trùm mền nghĩ ra :)

    ReplyDelete
  9. Tầm cỡ như cụ Einstein mà còn giẫy như đỉa phải vôi khi được rải thảm mời làm tổng thống (vì quá ngây thơ chính trị) thì anh Châu nhà ta phỏng có làm được gì? Nếu thực sự làm chính trị, GS Châu chắc chắn phải từ bỏ sự nghiệp làm toán vì làm chính trị ở VN lúc này hẳn phải lao tâm khổ tứ hơn ngồi làm toán ở Chicago hay IAS nhiều. Những định lý toán học đẹp đẽ là dành cho cả nhân loại, mấy tỉ người dưng; những thủ đoạn chính trị xấu xí thì chỉ giúp thoát khổ vài chục triệu đồng bào. Chọn cái nào đây, anh Châu?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đây là quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân thôi. Nhưng tình thế chính trị của đất nước Israel khác với tình thế chính trị của nước Việt. Nếu lấy ví dụ tương đồng tương đối về chính trị thì Sakharov lại là một ví dụ hữu lý.

      Delete