Bài mới

Nhận xét mới

Lạnh

Photobucket

寒徹骨梅を娶ると夢みけり
Kantekkotsu ume o metoru to yumemi keri
Soseki

Rét thấu xương
cưới hoa mai
trong mơ

Bài haiku này của Soseki được Fermine lấy làm đề từ cho một chương trong tiểu thuyết Tuyết của ông. Người đời thường hay lấy hoa mai nở trong tuyết như một hình ảnh của người quân tử. Hoa mai nở trên tuyết có lẽ là loài hàn mai. Tôi đã từng thấy hàn mai, nhưng chưa bao giờ thấy hoa mai trong tuyết. Hẳn là đẹp. Hàn mai nở sớm hơn rất nhiều so với hồng mai, bạch mai. Ở Việt Nam tôi chưa nhìn thấy hàn mai. Không hiểu Cao Ba Quát viết "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" là bái loài hoa mai nào. Hồng mai, bạch mai nở khi trời đã ấm hơn nhiều so với tiết hàn mai nở. Người Việt hiện nay dường như không chơi hoa mai. Hoa mai ở Nam bộ là thứ hoa mai giả cầy. Ngoài Bắc giờ chỉ còn thấy hoa mơ, tức bạch mai, nhưng không mấy ai chơi. "Cưới hoa mai" là một tứ rất lạ. Tôi chưa thấy ai nói tới. Lạ như trong một giấc mơ. Trong tiểu thuyết Tuyết, tứ này biến thành "hôn hoa mai", ý tứ khác hẳn. "Hôn hoa mai" hẳn hoa mai như một bông tuyết. Lạnh băng và trong mơ.

20 comments:

  1. Sao hoa mai miền Nam là giả cầy hả bác? Bác có thể nói rõ ý này được không?

    ReplyDelete
  2. Hoa mai ở Nam bộ là thứ hoa mai giả cầy ? Có nhiều loại mai lắm, Bác giải thích rõ giúp em với

    ReplyDelete
  3. Hoa mai ở miền Nam là hoa thuộc chi Ochna, còn hoa mai đích thực là hoa thuộc chi Prunus. Các chi hoa này thuộc các họ khác nhau, không có dây mơ rễ má gì. Do vậy tôi gọi hoa mai Nam bộ là mai giả cầy.

    ReplyDelete
  4. Tôi chưa nghiên cứu sâu từ góc độ thực vật học nên không biết nhiều. Tranh Tàu thường vẽ "Tuế hàn tam hữu", 3 người bạn trong những ngày lạnh giá, gồm tùng, trúc và mai, cũng tượng trưng cho ý chí quật cường trong khó khăn của người quân tử. Hàn mai, mai trong tuyết thì tôi chỉ thấy trong tranh, chưa thấy ngoài đời thực, ở Tàu thường thì khoảng tháng 3 dương lịch, hoa mai mới bắt đầu nở (cả hồng va bạch mai)

    ReplyDelete
  5. Hoa mai thật là giống mai gần gũi với đào, mơ ở miền Bắc, thích hợp khí hậu lạnh. Nhiều người ở miền Bắc vẫn chơi mai trắng ngày Tết, nhưng không nhiều. Mai miền Nam nào có ưa gì giá rét, sao là bạn của giá rét được.

    ReplyDelete
  6. Bác Đông A nhìn bằng mắt thường thôi thì liệu có thể phân biệt được hoa lê với hoa mơ không?

    ReplyDelete
  7. Đẹp quá! Hoa đỏ đẹp nhờ Tuyết trắng, cứ như nàng công chúa đợi hoàng tử đến đánh thức dậy. Tuyết cưới mai chắc là đây?

    ReplyDelete
  8. @tuhu01: tôi thấy có mấy đặc điểm sau có thể nhận biết được: hoa lê cánh đơn, 5 cánh, đầu nhị đen hay hồng, cuống hoa dài. Hoa mơ có loại cánh đơn, cánh kép, đầu nhị vàng, hoa nở ngay trên cành, gần như không có cuống.

    ReplyDelete
  9. Cái đỏ đỏ trong ảnh là quả chứ có phải hoa đâu, bạn Ngâu. Như đấy là quả nhựa ruồi?

    Bài thơ của Soseki như là sự đồng hiện của 1 cặp chủ đề, đấy không phải là Lạnh băng và Trong mơ, mà lại là Lạnh băng và Cưới. Khi đất trời lạnh giá lại thường là khi cao điểm về cưới xin trong năm. Mà khi cưới thì chắc ai cũng mơ cả...

    ReplyDelete
  10. Bác nói thế quả em cũng thấy ra như thế ngay. Cảm ơn bác!

    ReplyDelete
  11. [trích]
    "Hoa mai ở Nam bộ là thứ hoa mai giả cầy"
    "Hoa mai ở miền Nam là hoa thuộc chi Ochna, còn hoa mai đích thực là hoa thuộc chi Prunus"
    [hết trích]

    Cái tên Prunus, Ochna ra đời trước hay thú chơi mai của người miền Nam ra đời trước mà bác phán "mai giả cầy" rất phản cảm vậy? Bác là dân khoa học mà đôi khi suy nghĩ cứ như bị đóng trong cái hộp vậy.

    ReplyDelete
  12. @tuhu: Ngâu lại thấy cứ như hoa. Hông sao, lãng mạn thì có quyền tưởng tượng nhiều thứ, nhỉ? Ngâu bị ảnh hưởng cổ tích phương Tây nên nghĩ Rét = khó khăn, Mơ = hy vọng vượt qua và Cưới = kết thúc có hậu. Trường liên tưởng logic.

    Dù sao cũng cảm ơn bác tuhu.

    ReplyDelete
  13. Hoa mai đích thực có trước, hoa mai Nam Bộ đích thực là hoa mai giả cầy, ra đời sau vì mượn tên mai để gọi cho nó. Những bài thơ, bài văn trong lịch sử khi nói về hoa mai là nói hoa mai đích thực, chứ không nói hoa mai giả cầy. Ví dụ như bài mai của Nguyễn Trãi

    Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi,
    Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
    Gác Đông ắt đã từng làm khách,
    Há những Bô tiên kết bạn chơi.

    Mai giả cầy không có những đặc tính như vậy.

    ReplyDelete
  14. ngày xưa, khi chưa có động cơ phản lực/đốt trong/điện/hơi nước..., "xe" để chỉ các phương tiện vận chuyển/chuyên chở do người/trâu/bò/chó/ngựa... kéo trên bộ. Do đó tất cả các loại xe đạp/máy/hơi/tải/tăng... ngày nay đều là xe giả cầy.

    bắt logic đông a thì có bắt cả ngày hehe.

    ReplyDelete
  15. cấu trúc của ngôn ngữ:
    hoa <---> xe
    hoa mai, hoa đào ... <---> xe đạp, xe máy ...

    hoa mai Nam bộ <---> xe máy hàng Mã (xe làm bằng giấy, đốt cho người dưới Âm phủ)

    ReplyDelete
  16. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  17. có 2 khả năng:

    một, "mai" trong "hoa mai giả cầy" chẳng liên quan gì đến "mai" trong "hoa mai đích thực". người nam bộ có quyền đặt tên một loài hoa theo bất cứ cách nào họ muốn chứ? (còn ai hiểu mai này cũng là mai kia là việc của họ).

    hai, người nam bộ có thể thấy "hoa mai" của họ có những đặc điểm nào đó (tất nhiên là hình dáng bên ngoài) giống với "hoa mai" kia nên nhanh chóng/dễ dãi cũng đặt tên cho "hoa mai" của mình là "hoa mai". trong trường hợp này, phân loại và tên khoa học (Prunus & Ochna, nếu họ biết), với họ là vô nghĩa. tất nhiên họ còn gọi hoa mai của mình là (hoa) mai vàng, để phân biệt với các loại mai khác, nếu thấy cần.

    đông a chỉ nên nói hoa mai của người trung quốc, hay hoa mai được nói đến trong các văn thơ cổ gì đó không phải là, hay không cùng chi với, thứ hoa mà người nam bộ gọi là hoa mai thôi.

    [cùng đến cấp nào, chi-họ-bộ-loài..., thì mới được phép đặt trùng tên nhỉ?]

    nói vậy vừa chính xác vừa đỡ hàm hồ/cay cú hơn hehe.

    ReplyDelete
  18. Thơ cổ VN vẫn là bản copy cứng nhắc thơ TQ, Mai = Quân tử. Riêng Thiền Sư Mãn Giác tạo tứ mới lạ cho mai. Sự vĩnh hằng trời đất:

    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    Mai trong văn thơ VN hiện đại không còn bóng dáng quân tử nữa. Mai trở thành đại diện tính cách hào sảng, chân thành chia sẻ của vùng đất phương Nam đầy nắng ấm.

    Anh cho em mùa xuân
    Nụ hoa vàng mới nở
    Chiều đông nào nhung nhớ
    Đường lao xao lá đầy
    Chân bước mòn vỉa phố
    Mắt buồn vin ngọn cây.

    Anh cho em mùa xuân
    Mùa xuân này tất cả
    Lộc non vừa trẩy lá
    Lời thơ thương cõi đòi
    Bầy chim đùa hạt nắng
    Trong khói chiều chơi vơi.

    (Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân - Kim Tuấn)

    Đây mới là hình ảnh đích thực của cây mai VN, chẳng giả cầy tí nào như trong thơ Nguyễn Trãi, thơ Cao Bá Quát:

    "Nhứt sinh đê thủ bái mai hoa” (Một đời ta chỉ cúi đầu bái phục hoa mai)

    ReplyDelete
  19. Chết thật thấy các vị thưởng hoa và đẩy thơ nghĩ mình giống diện
    "bò ngắm kim cương"
    Bái phục!

    ReplyDelete