Tuổi trẻ tôi trót sa đà vào TCS (thú thật cũng chả có gì sáng sủa hơn mà nghe), bây giờ mỗi khi cao hứng buột miệng hát 1 câu nhạc TCS là tôi tự vả vào mặt mình cho nhớ. Nhạc TCS thì toàn hàng nhái, hàng copy, thơ thì y như xavierjordan2010 nói, không có tính dục, không có sức sống mà chỉ có sức chết.
Chê người tài mình sẽ...tài hơn chăng?! Văn, thơ TTD cũng...khá, nhưng khi chê người khác thì...hơi bị dỡ! P/S: Tình cờ ghé ngang có lờn nói thẳng, mong TTD (từng đọc nhiều, nghe nhiều) lượng thứ. Trân trọng!
Chỉ là một cách hiểu khác biệt của bác Du thôi. TCS từng tâm sự, ông bị ám ảnh bởi cái chết nên thường nói về thân phận con người. Nhưng nếu lấy đó để phán xét TCS kg có sức sống e quá oan. Hình như toàn bộ sức sống được Trịnh nén rất chặt, rất sâu thành những giấc mơ chập chờn hư-thật, thành tâm linh thâm trầm đá cuội xuống tận đáy ca từ.
Nếu chỉ vật vã chết, Trinh không thể viết bao dung được thế này:
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!
Và: Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động. Làm sao em biết bia đá không đau. Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
Những đoạn ngâu trích thuộc phạm trù đạo phật. TCS dân Huế và đạo phật thấm đẫm ông. Nghe đâu tổng số 500baif hát được ông sáng tác, Và Khánh Ly thành công nhất với chất giọng bàng bạc của mình với nhạc Trịnh. Chuyện ông bị ám ảnh bởi cái chết là việc riêng của ông. Và đây không là phán xét mà là chủ yếu cảm nhận ngâu ạ.
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi! Cố nghĩ lắm mà không hiểu nổi mấy câu này. Có lẽ TCS sau khi khuyên người ta "sống cần có một tấm lòng" thì cũng không giải thích được "để làm gì" nên nói bừa "để gió cuốn đi", thế là thiên hạ tha hồ tán hươu tán vượn. Lời các ca khúc của TCS đa phần là vu vơ, vô nghĩa. Thi thoảng cũng có những đoạn thực sự là thơ, rất hay, nhưng không nhiều. Giai điệu nhạc TCS thì cơ bản có 2 dạng là ê a lướt thướt, hoặc nhịp nhàng lặp đi lặp lại kiểu đồng dao. "Nối vòng tay lớn" là một cá biệt. Người thích nhạc TCS cũng thường có 2 dạng, 1 là những người hay lo nghĩ việc lớn đại sự, khô khan thỉnh thoảng muốn thư giãm "thả hồn vào hư không" đễ relax (như bác Đông A chẳng hạn, hihi), 2 là những người có xu hướng hoài cổ. Thực tế có nhóm thứ 3 rất đông đảo là nhóm a dua, xem việc thích nhạc TCS như là cách thể hiện mình, nhưng nhóm này không tính vì không phải là thích thật sự.
Đọc enty này mới thấy rằng, thấy vậy mà không phải vậy. Mới biết rằng, nhiều người chỉ mới biết 1 mà đã tưởng như mình đã là thánh như truongthaidu, xavierjordan2010, Hòa Bình.
Chào các bác, kính gửi mọi người lời chúc tốt đẹp đầu năm.
Quay lại chủ đề TCS. Tôi tôn trọng tất cả quan điểm và nhận định. Chỉ xin liệt kê ra đây năm nghi vấn copy nhạc, tôi tin còn rất nhiều trong 500 ca khúc của TCS. Giả sử TCS có 10% ca khúc trong số 500 ấy nổi tiếng (50 bài). Loạt nghi vấn này nằm trong 10% (vì được chỉ ra bởi những người không hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, chỉ là những người nghe nhạc rất bình thường), nghĩa là 10% ca khúc nổi tiếng của TCS bị nghi vấn. Một con số dễ sợ đấy :-)
1. The Syncopated Clock/ Con mắt còn lại http://www.youtube.com/watch?v=s9A3QAFjUiQ&feature=related http://www.youtube.com/watch?v=mB1bU76RAH8 2. Domino / Rừng xưa đã khép http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XJ7Epp7G63 http://www.youtube.com/watch?v=VKHtRqOv0jg 3. Harlem Nocturne / Hạ trắng http://www.youtube.com/watch?v=3bYPnfXXUp4 http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=zwoLEVmwc5 4. Boulevard / Chiếc lá thu phai http://mp3.zing.vn/bai-hat/Boulevard-Dan-Byrd/IWZDOI06.html http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=tog7-GdrQv 5. Gloomy sunday / Lời buồn thánh http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wWc2InvhoB http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=vvkdaQwalI
Nhân thấy truongthaidu ở đây, xin gửi bác bài entry lấy từ blog hoabinh
Thư gửi bác Phạm Toàn – chú tinh chùng hung hăng nhất năm 1931 Thưa bác Phạm Toàn,
Trước hết xin chúc bác sang năm mới 2012 tròn 80 tuổi sức khỏe dồi dào. Nhân tiện xin phép được xưng hô bác – cháu cho phải phép lễ nghĩa của Việt Nam.
Cháu xin bỏ qua đoạn mào đầu, kiểu “cháu là … ất ớ … thế này …, bác là … hoành tráng … thế kia …” mà đi thẳng vào nôi dung muốn nói cùng bác luôn.
Số là thế này, là người hay lang thang trên óeb này lốc kia nên cháu biết gần đây có việc blogger Trương Thái Du viết bài “sự cực đoan trong tinh thần nhược tiểu”, phê phán cách nghĩ rằng ngôi sao to trên cờ VN đã biến thành ngôi sao nhỏ thêm vào lá cờ TQ là cách nghĩ trong tâm thế nhược tiểu. Blogger Trương Duy Nhất sau đó có đăng lại bài này, không có bình luận gì. Tiếp theo đó blogger Trương Nhân Tuấn có bài “góp ý với anh Trương Duy Nhất” phản biện bài viết của Trương Thái Du, đồng thời phê phán Trương Duy Nhất cho đăng bài này trên blog của mình là rất bậy vì như thế nghĩa là Trương Nhất cũng chia sẻ với nội dung bài viết của Trương Thái Du.
Hôm nay cháu được đọc bài viết “khuyết điểm chết người của dân An Nam” của bác đăng trên blog “quechoa” của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Đọc qua đoạn mở đầu cháu biết ngay là bác đồng tình với Trương Nhân Tuấn, không đồng tình với Trương Thái Du và Trương Duy Nhất. Thẳng thắn mà nói cháu là người không tán thành, nếu không nói là rất ghét kiểu nghĩ “ngôi sao thứ 6 trong quốc kỳ Trung quốc thừa sao kia là Việt Nam”. Có nghĩa là ít nhiều tán thành với bài viết của Trương Thái Du.Tuy nhiên, là người trọng thị, cháu sẵn sàng đọc những ý kiến khác và thậm chí còn vui mừng khi được đọc những ý kiến thuyết phục được cháu thay đổi suy nghĩ của mình, vì khi đó cháu thấy mình như được “khai sáng”. Vì vậy cháu đã đọc rất kỹ bài viết trên của bác.
Thưa bác, cảm nhận tổng quát của người đọc khi đọc xong một bài viết thường có ba dạng : hay, bình thường và dở. Và cảm nhận tổng quát của cháu khi đọc xong bài của bác là dở ẹc. Vì bác viết rất lộn xộn, đọc đi đọc lại mà không làm sao vỡ ra được cái ý bác muốn nói là “Dân An Nam có khuyết điểm chết người ở chỗ họ có trí khôn”. Bác lại bảo đây là bài tiểu luận thì quả hoàn toàn không phải, nên gọi nó là “nhàm đàm”, “tản mạn”, hay “lảm nhảm” … thì nghe hợp lý hơn. Và bài viết của bác hoàn toàn không “khai sáng”, không làm thay đổi được suy nghĩ của cháu.
Cháu cũng xin khẳng định luôn, bài viết tệ như thế mà Bọ Lập cũng đăng trên quechoa thì chẳng qua là vì bác là người của Bô-xít VN mà thôi, mà là quechoa bây giờ mới đăng, chứ ngày trước thì không đâu.
Nhưng thôi, đó chỉ là cảm nhận chung của cháu về toàn bài viết của bác và cháu không muốn tranh luận sâu hơn vì đó không phải là điều khiến cháu viết gửi bác những dòng này. Điều cháu muốn nói với bác nó nằm ở đây, đoạn mở đầu của bài viết :
“Vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, khi bè lũ mấy tên nhãi họ Trương – xin lỗi bạn Trương Nhân Tuấn nhé, trong danh sách ấy không có bạn, mà hơn thế, còn cần phải ngỏ lời biết ơn bạn là người đầu tiên vạch ra cho mọi người nhìn thấy mấy “con Trương”) – vâng, khi chúng còn là mấy con tinh chùng (nói giọng Phúc Kiến hoặc giọng Lưỡng Quảng) chưa gặp a má chứng (chú thích như vừa rồi) khi đó chúng tôi đã thừa giác ngộ để bịa ra những truyện tiếu lâm ý nghĩa ra phết”
Phải nói cảm nhận của cháu sau khi đọc đoạn “văn” trên của bác là vô cùng đặc biệt.
Có thể khẳng định ngay “mấy tên nhãi họ Trương” kia sau khi trừ Trương Nhân Tuấn ra thì chính là Trương Thái Du và Trương Duy Nhất (không cần phải làm bộ hỏi thêm “phải không bác?” làm gì), và đây là đoạn chửi một cách khá dung tục (nên bác mới trừ Trương Nhân Tuấn, người mà bác biết ơn ra)
Cháu thật sự chưa từng gặp, chưa từng nói chuyện hay trao đổi qua bất cứ phương tiện gì, với 2 bloggers Trương Thái Du, Trương Duy Nhất, mà chỉ là một độc giả của 2 vị ấy, cũng như là độc giả của rất nhiều bloggers khác. Những bài viết của 2 bloggers này có bài cháu đồng tình, cũng có bài cháu không đồng tình. Tuy nhiên, vì như cháu đã thừa nhận ở trên là ít nhiều có tán thành ý kiến của Trương Thái Du về “cờ 6 sao”, nên để khách quan, cháu đã thử thay bằng “mấy tên nhãi họ Nguyễn”, ám chỉ Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Hữu Vinh chẳng hạn, thì cảm nhận của cháu vẫn không thay đổi. Thậm chí thay cả bằng tên họ của những người cháu ghét cay ghét đắng trong cuộc sống thường nhật của cháu thì cách chửi dung tục như thế cũng không hề làm cháu có cảm giác hả hê chút nào bác ạ. Dù là thay bằng bất cứ cái tên nào thì đoạn văn ấy cũng chỉ làm người đọc đứng đắn đỏ mặt thôi.
Thưa thật với bác, ý nghĩ đến đầu tiên với cháu khi đọc đoạn “văn” trên của bác là “mất dạy”. Nhưng sực nhớ ra bác tuổi đã 80, là nhà văn, lại là hàng cây đa cây đề trong làng “dạy dỗ con người” nên dù chỉ là ý nghĩ thôi thì nghĩ thế cũng dứt khoát là không được. Thật sự là cháu rất khó nghĩ và không biết phải diễn tả cảm nhận của mình như thế nào. Nói ngôn ngữ "giang hồ", "hàng tôm hàng cá", hay "đầu đường xó chợ" đều chưa chính xác và không phải lẽ. Cho nên nó gây ra một cảm giác rất khó chịu. Đặc biệt khó chịu hơn khi đoạn văn đó lại được viết ra bởi một người như bác, loại người mà lớp hậu sinh không thể dùng những ngôn từ thất lễ với. Cháu tin rằng tất cả những người đọc khách quan sẽ đều có cảm giác khó chịu như vậy. Nhưng vậy cháu phải nghĩ thế nào đây ?
Giữa lúc đang bế tắc như thế, một ý nghĩ lóe lên trong đầu cháu : thực ra bác viết vậy đâu có gì là sai. Ai cũng biết con người bắt đầu hình thành từ khi tinh chùng gặp a má chứng, mà phải là một chú tinh chùng khỏe nhất, hăng hái nhất, nhanh nhất – nói nôm na là hung hăng nhất, đến gặp a má chứng đầu tiên nữa. Như vậy bác nói vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, Trương Du, Trương Nhất còn là mấy con tinh chùng thì quá đúng rồi, còn rất là khoa học nữa.
Vậy thì đọc đoạn văn trên của bác hà cớ gì cháu phải cảm thấy khó chịu bác nhỉ.
Nghĩ đến đây cháu vui quá bác ạ, thấy đầu óc mình như vừa được giải tỏa, và đó chính là lý do để cháu viết những dòng này, mà cháu tự xếp vào thể loại văn “lảm nhảm”, để gửi và chia sẻ với bác.
Cuối cùng, được biết bác sinh năm 1932, nghĩa là chắc chắn năm 1931 bác cũng còn là một chú tinh chùng chưa gặp a má chứng, cháu xin :
Chào bác Phạm Toàn – chú tinh chùng hung hăng nhất năm 1931.
@ Tám Huế : Bác nói : "nhiều người chỉ mới biết 1 mà đã tưởng như mình đã là thánh như truongthaidu, xavierjordan2010, Hòa Bình", trong đó có tên em Thưa bác, bác quý TCS quá rồi chụp mũ em (và 2 bác có tên cùng nữa), chứ em không có tưởng gi đâu ạ. Đó chỉ là cảm nhận của riêng em về nhạc và lời các ca khúc của TCS. Em biết cảm nhận riêng về nghệ thuật của mỗi người khác nhau là bình thường, chứ không nói chỉ có cảm nhận của em mới là đúng đâu ạ. Cũng xin nói là nhân bị bác mắng, em có nhảy qua nhà bác thăm và thật sự kính nể bác với bài viết về CHHV. Em có để lại vài cảm nhận của em bên đó. Chuyện gì ra chuyện đó bác nhỉ.
@ Hòa Bình Hi hi, em hơi bị xấu tính, lang thang trên mạng hễ thấy cái gì hay hay là em lại cóp-bết vào đây để các còm viên của bác Đông A có thêm thông tin. Bác đại xá cho em đi. Hi hi, em vừa đọc trên blog của anh Hề Chèo thấy Tiến Sĩ Diện tự sướng thế này: "Giới trí thức năm qua, với những cố gắng không ngừng nghỉ, bền bỉ với tinh thần tự nhiệm đã suy nghĩ về hiện tình đất nước, soạn Tuyên cáo về Chủ quyền, Kiến nghị về Bảo vệ và phát triển đất nước, Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin v.v. đã trở thành niềm tin và chỗ dựa cho những ai còn tha thiết với bức dư đồ mà cha ông để lại. Giới trí thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về đất nước bằng những việc làm cụ thể. Mười bốn nhà trí thức danh tiếng đã gửi về bản điều trần: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước được dư luận đánh giá cao", em lại phải cóp-bết thêm một entry vừa đọc bên chị Beo:
KÉP GIÀ Định nghĩa lề trái.
Cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Lê Doãn Hợp giải thích thế này. Gần như tất cả mọi người trên thế giới muốn an toàn và tự do phải làm đúng luật cái đó là văn minh của loài người, luật lệ càng kỹ bao nhiêu, càng chặt chẽ bao nhiêu thì văn minh loài người càng cao bấy nhiêu. Trên nền văn minh của con người chính là an toàn và tự do, cho nên tôi nói tất cả thành phố trong đất nước này, muốn an toàn tự do phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề bên phải. Chứ đường xe máy đang chạy mình nhảy tung ra giữa đường thì làm sao an toàn được.
Văn nhân kẻ sĩ nhảy ra nhận mình là lề trái. Điểm mặt lại, hầu hết lề trái không thất nghiệp cũng hưu trí hàng chục năm, thậm chí vài chục năm. Điểm kĩ thêm chút nữa, những hưu trí như ông Nguyên Ngọc, Phạm Toàn (còn có bút danh Châu Điên)…tài năng ấy khí chất ấy, nếu không nhờ cộng sản nuôi dưỡng trọng dụng, chỉ vào tầm ăn mặn đái khai, so với thế hệ bây giờ.
Lọt sổ, hãn hữu như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, con bộ trưởng vợ cháu ruột bộ trưởng bản thân là bạn học của vài bác thứ trưởng công an và không thất nghiệp. Nhưng cái nghiệp (job) tổng hợp tin của anh ta gắn ngày càng chặt với lề trái, vì khách hàng của anh ta muốn ngửi cả thơm lẫn thối. Thế nên, khác toàn bộ với những người khác, lề trái càng tung hô bao nhiêu thì Vinh kiếm (tiền tươi thóc thật) càng nhiều bấy nhiêu. Ấy là chiểu theo lời phân trần lí do dạt sang lề trái của Vinh, với vài bạn học kể trên, thế.
Mượn lời Hà Cao thay định nghĩa. bên phải chả đi lại cứ thích đi về bên trái. Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé! Như làm trái lời cha mẹ, người ta gọi là bất hiếu, sống trái với đạo lý ở đời người ta gọi là bất nghĩa, bất nhân. Trí thức vốn chả nhiều nhặn gì cho lắm mà lại cứ sính làm trái, đã trái thì khác gì với những ngữ vừa nêu?
Đầu tiên mình định đặt tựa những anh già ra trận, ngẫm lại không đúng bởi hai chữ ra trận. Phàm đã ra trận là hào sảng lắm khỏe khoắn lắm. Lại nữa, ra trận chí ít cũng làm cho đối phương không chết cũng bị thương. Mấy anh già Ngọc Toàn Chi…này vô hại với mọi thế hệ đối thủ (của các anh ấy). Kép già -thêm của lề trái- chính xác nhất. Hình dong sắc vóc dúm dó, diễn duy nhất một vở, không một hiệu ứng vẫn diễn. Mà hình như, làm gì còn vở nào khác. Thảm hại không thể tả được.
Vở mới nhất thư ngỏ thông điệp gửi Chủ tịch nước. Thảm hại đến tận cùng kiếp kép già. Nghĩ lại, Beo dạy chớ có sai. Em Hằng yêu nước Hồ Gươm gánh thêm đám kép già ăn theo này, thì đủ hai năm chưa chắc phục hồi xong nhân phẩm.
Cái bất nhân của đám tự xưng trí thức, chính ở điểm đó.
Sau khi đăng entry Ai cứu Hằng…?, có một đứa tự xưng Người Buôn Gió nhảy vào chat, kêu gọi Beo đừng “phang” Hằng yêu nước Hồ Gươm. Nếu đúng NBG thật, thì nó chỉ can tội ngu nhưng sống thế, có tình.
Mình thích thằng này, chính ở điểm đó.
Lề của cuộc đời.
Ấy là mấy anh kép trẻ của lề trái.
Cuộc đời thú vị cực kì, khi mỗi ngày anh cảm nhận nó với tất cả sắc màu và chiều kích: tốt xấu, sạch bẩn, sang hèn, sáng tối… Thời gian còn đằng đẵng phía trước, bị hắt ra hay tự mình bó gối bên lề cuộc đời vì chỉ thấy những xấu- bẩn- hèn-tối, để rồi mộng mơ một ngày kia, cái máng lợn hóa lâu đài mà con cá vàng ban điều ước là dăm trang mạng (đang trong tình cảnh ốc chẳng tha nổi mình).
Mười đứa hết mười khẳng định, không thể có cách mạng hoa nhài ở Việt nam bởi riêng việc gọi tên hoa nhài hay bông lài, chư vị lãnh đạo cuộc cách mạng ấy đã tự đánh nhau, cho đến khi vô sản toàn thế giới kết liên xong đã đời, vẫn bất phân thắng bại. Dẫn chứng chứng minh: các cuộc biểu tình chống mấy tờ báo tiếng Việt ở Mỹ. Văn minh đến như Mỹ mấy chục năm còn chẳng cải hóa được, nữa là các vị xuất thân lão ngồi mơ nước Nga.
Học hành tử tế sách vở đầy một đầu, rồi cũng không nghĩ ra cái gì khá hơn mấy anh kép già ngoại trừ việc mỗi anh sáng tạo dăm bảy cái nick ảo, vừa tự tạo cảm giác số đông vừa bi kịch hóa mấy chuyện bá láp vụn.
Lâu đài (trong mơ) rồi cũng trở lại cái máng lợn thôi vì, đông đảo nhân dân không cho xây trên đất của họ, từ nhiều năm đã qua.
@Hoà Bình "Cố nghĩ lắm mà không hiểu nổi mấy câu này." mạo muội giải nghĩa cùng bác. "tấm lòng" - phải thiện, thương người, cống hiến, từ bi... "gió cuốn đi" - vô thường. Quan điểm nhà phật mà. Tuy nhiên, khi ý tưởng rơi ra từ cái đầu TCS nghe não nề, bải hoải. Trái với mục đích của nhà phật muốn con người đạt niết bàn ngay hiện tại. Một chuyện nữa tự hỏi nàng Hồng Nhung lúng liếng thế đã có thời ... mết TCS, được gì?
hoabinh viết cái gì vậy bao? rằng ông toàn cũng tinh chùng gặp a má chứng thôi à? nếu vậy thì có gì mà bao phải "cóp-bết vào đây để các còm viên của bác Đông A có thêm thông tin" [sic]?
chửi cũng tốt, nhưng nếu chỉ có chửi thì đâu cần phải dài dòng ưỡn ẹo như vậy.
@Xavie: Vâng, chỉ là cảm nhận riêng. Cảm nhận nghệ thuật chẳng bao giờ có mẫu số chung nào cả. Nhưng nếu cảm nhận Trịnh đầy sức chết, hẳn bác sẽ khó lý giải vì sao lại có Trịnh của "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui", "Huế-Sài Gòn- Hà Nội", "Nối vòng tay lớn", "Em ở nông trường, em ra biên giới","Em là hoa hồng nhỏ" và "Tuổi đời mênh mông" v..v.
Trịnh sống trong xã hội loạn lạc bất an, thiếu lý tưởng, thừa hoài nghi, quay quắt va đập triết lý ngoại lai đầy cảm giác buồn và nôn khiến ca từ, giai điệu không tránh khỏi trôi dạt, huyễn hoặc. Chẳng riêng Trịnh, cả nền văn học âm nhạc miền Nam trước 75 lúc đó đều như kẻ vật vờ trước một thế giới có vẻ vô nghĩa phi lý bởi ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh. So với mặt bằng chung này, rõ ràng Trịnh khẳng định sức sống mạnh nhất để vượt qua "thân phận thoái thác".
Sức sống này có vẻ được hỗ trợ bởi Đạo Phật, đạo dạy con người phải tự mình giải thoát chính mình. Và thế Trịnh có một tấm lòng để gió cuốn đi, nghĩa là thanh thản chấp nhận cuộc sống thật vốn có và giản dị đương đầu với nó như một lẽ bình thường, không như ám ảnh ma mị.
@ Rung Từ năm ngoái cái đầu gối em nó đã dặn dò đừng dây với các nick Rung, Tò E, Vn-roo... Bởi thế cho nên vì vậy do đó tam thời em chuyển sang cóp-bết. Trời đất ơi, 80 tuổi đầu rồi viết lách thế nào mà để cho người đáng tuổi cháu phải nhận xét là "mất dạy" thì còn gì là đức mục của người cao tuổi nữa. He he
@con bao (8:00PM) Nhờ bác "con bao" tra lại xem các tiền bối cộng sản ở Nga - Xô thời tiền CMT10 là lề trái (bên tả) hay lề phải(hữu)? vậy nếu nói như "con bao" rằng thì là "... Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé!" thì những người cộng sản sẽ ra sao đây hỉ?(mềnh nhớ rằng ĐCS Nga- những người bôn sê vích là những người Cánh Tả - lề trái) hơhơ
hehe tôi hỏi thiệt mà bao cứ nhảy choi choi là sao?
tôi thấy bài viết của ông du cũng hay. bài viết ông tuấn, ông toàn cũng hay. chỉ có bài ông/bà hoabinh là dở, chính xác là bài viết không có nội dung.
sau một thôi một hồi ưỡn ẹo cháu cháu bác bác, rằng cháu "là người trọng thị", sẵn sàng tiếp nhận í kiến trái chiều blah blah, ông/bà hoabinh nhảy dựng lên chửi ông toàn mất dạy hehe.
đứa con nít chửi ông già 80 mất dạy cũng tốt, nhưng như tôi đã nói, nếu chỉ có chửi thì viết ngăn ngắn thôi, năm bảy dòng đã là nhiều, cần gì phải dài dòng như vậy (viết như ông/bà hoa binh người ta gọi là 3 voi không được bát nước xáo hehe).
"Cách trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo chí của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả dùng từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy…Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói, nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng chỉ có nghe những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói" (nguyễn khải).
chửi khan nhưng rất có chất, rất thuyết phục người nghe. chửi thế mới là chửi chứ hehe.
@ Rung He he, cái đầu gối của em nó bảo thôi thì hạ cố dành cho Rung mấy chữ, kẻo năm hết tết đến rồi, Rung tủi thân mà làm điều thất thố thì ba má Rung mất tết. Rung ơi, đọc Rung ở đây nhiều rồi, em thấy phàm những ai nói khác Rung đều được coi là chửi. Em đọc entry của hoabinh từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên mà chẳng thấy dấu vết chửi nào cả. Hóa ra văn hóa chửi ám vào Rung đến mức chỉ thấy chửi thôi. Sống như thế thì khổ lắm Rung ơi. He he, còn ngắn hai dài, dài hay ngắn là việc của người ta chứ Rung. Để Rung thỏa lòng rung rinh, xin phép hoabinh cho em được tóm tắt ngắn ý kiến của hoabinh về entry của Phạm Toàn, chỉ có mấy chữ thôi: "Già mà mất dạy", he he
@ Chu Nam Cuong Cái đầu gối em nó bảo những câu hỏi như của Chu Nam Cuong thì không thèm chấp, em ngẫm thấy nó nói chí lý, đành phải nghe lời nó thôi, bác thông cảm nhé, he he
hếhếhế ông/bà hoabinh chửi ông toàn mất dạy thì tôi biết rồi, nhưng ngoài cái đó ra thì bài viết của ông/bà hoabinh còn gì nữa không? [vì hình như cái mà 4 ông du-nhất-tuấn-toàn đề cập là "tinh thần nhược tiểu" gì đó của ông du mà?!]
mà thôi, có hỏi nữa thì bao cũng chẳng còn gì để nói. "Già mà mất dạy" hehe. có nhõn 4 chữ, vậy mà cũng đi được 2 trang A4, kể cũng có tài!
ơ bao chạy làng luôn câu hỏi của chunamcuong a? vậy tôi xin phép trả lời luôn nha.
câu "...Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu..." là câu ngu xuẩn nhất!
@ Các bác “rung”, con bao”, “Chu Nam Cuong” Đây là nhà bác Đông A, và entry này của bác ấy là trích đoạn một ca khúc của Trịnh Công Sơn mà, sao khi không lại cãi nhau cái chuyện chẳng dính dáng gì đến entry này vậy ? @ xavierjordan2010 Cám ơn bác đã giải thích. Bây giờ thì mình hiểu câu đó rồi, xấu hổ quá, hehe.
@ Các bác “rung”, con bao”, “Chu Nam Cuong” Đây là nhà bác Đông A, và entry này của bác ấy là trích đoạn một ca khúc của Trịnh Công Sơn mà, sao khi không lại cãi nhau cái chuyện chẳng dính dáng gì đến entry này vậy ? @ xavierjordan2010 Cám ơn bác đã giải thích. Bây giờ thì mình hiểu câu đó rồi, xấu hổ quá, hehe.
Người ta đang bình loạn say sưa đề tài thơ ca của cố nhạc sỹ TCS; tự dưng nhảy vào bẻ lái chuyển qua vụ cóp- bết bà Beo,ông Trương Thái Băm, Há cảo,ông Hòa cả làng vào đây làm gì vậy mấy tồng chí ? ^^
@Hoà Bình Trao đổi là đặc tính quý báu nhất của con người mà. Tôi cũng thấy vui vì được bác chấp nhận.
Tiếp về TCS: Tôi nhớ hồi xưa rất thích Sơn ca 7, đến một quãng phải thôi vì cứ như bị đắm chìm trong một mê hoặc và thảng thốt. Tất nhiên TCS có một số bài vui, Cảm nhận chung vẫn là sự ích kỷ vô tình của một nhạc sĩ nổi tiếng!
@ Tò E He he, cái đầu gối của em nó bảo trên blog của bác Đông A đầy những còm chẳng dính dáng gì tới chủ đề entry của bác ấy, thế mà Tò E không xông ra hỏi "làm gì vậy mấy tồng chí?". Cái đầu gối của em nó còn bảo có như thế mới biết té ra Tò E là một tay Tàu Khựa chính hiệu, Tò E xăng xái gửi còm vào đây để kích động anh em chống Tàu. He he, công nhận là Tàu Khựa thâm thật!
Thơ và lời của TCS yếu ớt, không có tính dục,
ReplyDeleteKhông làm cho người ta "sống".
Tuổi trẻ tôi trót sa đà vào TCS (thú thật cũng chả có gì sáng sủa hơn mà nghe), bây giờ mỗi khi cao hứng buột miệng hát 1 câu nhạc TCS là tôi tự vả vào mặt mình cho nhớ. Nhạc TCS thì toàn hàng nhái, hàng copy, thơ thì y như xavierjordan2010 nói, không có tính dục, không có sức sống mà chỉ có sức chết.
ReplyDeleteChê người tài mình sẽ...tài hơn chăng?! Văn, thơ TTD cũng...khá, nhưng khi chê người khác thì...hơi bị dỡ!
ReplyDeleteP/S: Tình cờ ghé ngang có lờn nói thẳng, mong TTD (từng đọc nhiều, nghe nhiều) lượng thứ. Trân trọng!
Chỉ là một cách hiểu khác biệt của bác Du thôi. TCS từng tâm sự, ông bị ám ảnh bởi cái chết nên thường nói về thân phận con người. Nhưng nếu lấy đó để phán xét TCS kg có sức sống e quá oan. Hình như toàn bộ sức sống được Trịnh nén rất chặt, rất sâu thành những giấc mơ chập chờn hư-thật, thành tâm linh thâm trầm đá cuội xuống tận đáy ca từ.
ReplyDeleteNếu chỉ vật vã chết, Trinh không thể viết bao dung được thế này:
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi!
Và: Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động.
Làm sao em biết bia đá không đau.
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
Những đoạn ngâu trích thuộc phạm trù đạo phật.
ReplyDeleteTCS dân Huế và đạo phật thấm đẫm ông.
Nghe đâu tổng số 500baif hát được ông sáng tác,
Và Khánh Ly thành công nhất với chất giọng bàng bạc của mình với nhạc Trịnh.
Chuyện ông bị ám ảnh bởi cái chết là việc riêng của ông.
Và đây không là phán xét mà là chủ yếu cảm nhận ngâu ạ.
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
ReplyDeleteĐể làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi!
Cố nghĩ lắm mà không hiểu nổi mấy câu này.
Có lẽ TCS sau khi khuyên người ta "sống cần có một tấm lòng" thì cũng không giải thích được "để làm gì" nên nói bừa "để gió cuốn đi", thế là thiên hạ tha hồ tán hươu tán vượn.
Lời các ca khúc của TCS đa phần là vu vơ, vô nghĩa. Thi thoảng cũng có những đoạn thực sự là thơ, rất hay, nhưng không nhiều. Giai điệu nhạc TCS thì cơ bản có 2 dạng là ê a lướt thướt, hoặc nhịp nhàng lặp đi lặp lại kiểu đồng dao. "Nối vòng tay lớn" là một cá biệt.
Người thích nhạc TCS cũng thường có 2 dạng, 1 là những người hay lo nghĩ việc lớn đại sự, khô khan thỉnh thoảng muốn thư giãm "thả hồn vào hư không" đễ relax (như bác Đông A chẳng hạn, hihi), 2 là những người có xu hướng hoài cổ.
Thực tế có nhóm thứ 3 rất đông đảo là nhóm a dua, xem việc thích nhạc TCS như là cách thể hiện mình, nhưng nhóm này không tính vì không phải là thích thật sự.
Đọc enty này mới thấy rằng, thấy vậy mà không phải vậy. Mới biết rằng, nhiều người chỉ mới biết 1 mà đã tưởng như mình đã là thánh như truongthaidu, xavierjordan2010, Hòa Bình.
ReplyDeleteChán!
@ TTD, Hòa Bình, Xavierjordan2010
ReplyDeleteNgắn cũn
Chào các bác, kính gửi mọi người lời chúc tốt đẹp đầu năm.
ReplyDeleteQuay lại chủ đề TCS. Tôi tôn trọng tất cả quan điểm và nhận định. Chỉ xin liệt kê ra đây năm nghi vấn copy nhạc, tôi tin còn rất nhiều trong 500 ca khúc của TCS. Giả sử TCS có 10% ca khúc trong số 500 ấy nổi tiếng (50 bài). Loạt nghi vấn này nằm trong 10% (vì được chỉ ra bởi những người không hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, chỉ là những người nghe nhạc rất bình thường), nghĩa là 10% ca khúc nổi tiếng của TCS bị nghi vấn. Một con số dễ sợ đấy :-)
1. The Syncopated Clock/ Con mắt còn lại
http://www.youtube.com/watch?v=s9A3QAFjUiQ&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=mB1bU76RAH8
2. Domino / Rừng xưa đã khép
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XJ7Epp7G63
http://www.youtube.com/watch?v=VKHtRqOv0jg
3. Harlem Nocturne / Hạ trắng
http://www.youtube.com/watch?v=3bYPnfXXUp4
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=zwoLEVmwc5
4. Boulevard / Chiếc lá thu phai
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Boulevard-Dan-Byrd/IWZDOI06.html
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=tog7-GdrQv
5. Gloomy sunday / Lời buồn thánh
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wWc2InvhoB
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=vvkdaQwalI
Nhân thấy truongthaidu ở đây, xin gửi bác bài entry lấy từ blog hoabinh
ReplyDeleteThư gửi bác Phạm Toàn – chú tinh chùng hung hăng nhất năm 1931
Thưa bác Phạm Toàn,
Trước hết xin chúc bác sang năm mới 2012 tròn 80 tuổi sức khỏe dồi dào. Nhân tiện xin phép được xưng hô bác – cháu cho phải phép lễ nghĩa của Việt Nam.
Cháu xin bỏ qua đoạn mào đầu, kiểu “cháu là … ất ớ … thế này …, bác là … hoành tráng … thế kia …” mà đi thẳng vào nôi dung muốn nói cùng bác luôn.
Số là thế này, là người hay lang thang trên óeb này lốc kia nên cháu biết gần đây có việc blogger Trương Thái Du viết bài “sự cực đoan trong tinh thần nhược tiểu”, phê phán cách nghĩ rằng ngôi sao to trên cờ VN đã biến thành ngôi sao nhỏ thêm vào lá cờ TQ là cách nghĩ trong tâm thế nhược tiểu. Blogger Trương Duy Nhất sau đó có đăng lại bài này, không có bình luận gì. Tiếp theo đó blogger Trương Nhân Tuấn có bài “góp ý với anh Trương Duy Nhất” phản biện bài viết của Trương Thái Du, đồng thời phê phán Trương Duy Nhất cho đăng bài này trên blog của mình là rất bậy vì như thế nghĩa là Trương Nhất cũng chia sẻ với nội dung bài viết của Trương Thái Du.
Hôm nay cháu được đọc bài viết “khuyết điểm chết người của dân An Nam” của bác đăng trên blog “quechoa” của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Đọc qua đoạn mở đầu cháu biết ngay là bác đồng tình với Trương Nhân Tuấn, không đồng tình với Trương Thái Du và Trương Duy Nhất. Thẳng thắn mà nói cháu là người không tán thành, nếu không nói là rất ghét kiểu nghĩ “ngôi sao thứ 6 trong quốc kỳ Trung quốc thừa sao kia là Việt Nam”. Có nghĩa là ít nhiều tán thành với bài viết của Trương Thái Du.Tuy nhiên, là người trọng thị, cháu sẵn sàng đọc những ý kiến khác và thậm chí còn vui mừng khi được đọc những ý kiến thuyết phục được cháu thay đổi suy nghĩ của mình, vì khi đó cháu thấy mình như được “khai sáng”. Vì vậy cháu đã đọc rất kỹ bài viết trên của bác.
Thưa bác, cảm nhận tổng quát của người đọc khi đọc xong một bài viết thường có ba dạng : hay, bình thường và dở. Và cảm nhận tổng quát của cháu khi đọc xong bài của bác là dở ẹc. Vì bác viết rất lộn xộn, đọc đi đọc lại mà không làm sao vỡ ra được cái ý bác muốn nói là “Dân An Nam có khuyết điểm chết người ở chỗ họ có trí khôn”. Bác lại bảo đây là bài tiểu luận thì quả hoàn toàn không phải, nên gọi nó là “nhàm đàm”, “tản mạn”, hay “lảm nhảm” … thì nghe hợp lý hơn. Và bài viết của bác hoàn toàn không “khai sáng”, không làm thay đổi được suy nghĩ của cháu.
Cháu cũng xin khẳng định luôn, bài viết tệ như thế mà Bọ Lập cũng đăng trên quechoa thì chẳng qua là vì bác là người của Bô-xít VN mà thôi, mà là quechoa bây giờ mới đăng, chứ ngày trước thì không đâu.
Tiếp
ReplyDeleteNhưng thôi, đó chỉ là cảm nhận chung của cháu về toàn bài viết của bác và cháu không muốn tranh luận sâu hơn vì đó không phải là điều khiến cháu viết gửi bác những dòng này. Điều cháu muốn nói với bác nó nằm ở đây, đoạn mở đầu của bài viết :
“Vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, khi bè lũ mấy tên nhãi họ Trương – xin lỗi bạn Trương Nhân Tuấn nhé, trong danh sách ấy không có bạn, mà hơn thế, còn cần phải ngỏ lời biết ơn bạn là người đầu tiên vạch ra cho mọi người nhìn thấy mấy “con Trương”) – vâng, khi chúng còn là mấy con tinh chùng (nói giọng Phúc Kiến hoặc giọng Lưỡng Quảng) chưa gặp a má chứng (chú thích như vừa rồi) khi đó chúng tôi đã thừa giác ngộ để bịa ra những truyện tiếu lâm ý nghĩa ra phết”
Phải nói cảm nhận của cháu sau khi đọc đoạn “văn” trên của bác là vô cùng đặc biệt.
Có thể khẳng định ngay “mấy tên nhãi họ Trương” kia sau khi trừ Trương Nhân Tuấn ra thì chính là Trương Thái Du và Trương Duy Nhất (không cần phải làm bộ hỏi thêm “phải không bác?” làm gì), và đây là đoạn chửi một cách khá dung tục (nên bác mới trừ Trương Nhân Tuấn, người mà bác biết ơn ra)
Cháu thật sự chưa từng gặp, chưa từng nói chuyện hay trao đổi qua bất cứ phương tiện gì, với 2 bloggers Trương Thái Du, Trương Duy Nhất, mà chỉ là một độc giả của 2 vị ấy, cũng như là độc giả của rất nhiều bloggers khác. Những bài viết của 2 bloggers này có bài cháu đồng tình, cũng có bài cháu không đồng tình. Tuy nhiên, vì như cháu đã thừa nhận ở trên là ít nhiều có tán thành ý kiến của Trương Thái Du về “cờ 6 sao”, nên để khách quan, cháu đã thử thay bằng “mấy tên nhãi họ Nguyễn”, ám chỉ Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Hữu Vinh chẳng hạn, thì cảm nhận của cháu vẫn không thay đổi. Thậm chí thay cả bằng tên họ của những người cháu ghét cay ghét đắng trong cuộc sống thường nhật của cháu thì cách chửi dung tục như thế cũng không hề làm cháu có cảm giác hả hê chút nào bác ạ. Dù là thay bằng bất cứ cái tên nào thì đoạn văn ấy cũng chỉ làm người đọc đứng đắn đỏ mặt thôi.
Thưa thật với bác, ý nghĩ đến đầu tiên với cháu khi đọc đoạn “văn” trên của bác là “mất dạy”. Nhưng sực nhớ ra bác tuổi đã 80, là nhà văn, lại là hàng cây đa cây đề trong làng “dạy dỗ con người” nên dù chỉ là ý nghĩ thôi thì nghĩ thế cũng dứt khoát là không được. Thật sự là cháu rất khó nghĩ và không biết phải diễn tả cảm nhận của mình như thế nào. Nói ngôn ngữ "giang hồ", "hàng tôm hàng cá", hay "đầu đường xó chợ" đều chưa chính xác và không phải lẽ. Cho nên nó gây ra một cảm giác rất khó chịu. Đặc biệt khó chịu hơn khi đoạn văn đó lại được viết ra bởi một người như bác, loại người mà lớp hậu sinh không thể dùng những ngôn từ thất lễ với. Cháu tin rằng tất cả những người đọc khách quan sẽ đều có cảm giác khó chịu như vậy. Nhưng vậy cháu phải nghĩ thế nào đây ?
Giữa lúc đang bế tắc như thế, một ý nghĩ lóe lên trong đầu cháu : thực ra bác viết vậy đâu có gì là sai. Ai cũng biết con người bắt đầu hình thành từ khi tinh chùng gặp a má chứng, mà phải là một chú tinh chùng khỏe nhất, hăng hái nhất, nhanh nhất – nói nôm na là hung hăng nhất, đến gặp a má chứng đầu tiên nữa. Như vậy bác nói vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, Trương Du, Trương Nhất còn là mấy con tinh chùng thì quá đúng rồi, còn rất là khoa học nữa.
Vậy thì đọc đoạn văn trên của bác hà cớ gì cháu phải cảm thấy khó chịu bác nhỉ.
Nghĩ đến đây cháu vui quá bác ạ, thấy đầu óc mình như vừa được giải tỏa, và đó chính là lý do để cháu viết những dòng này, mà cháu tự xếp vào thể loại văn “lảm nhảm”, để gửi và chia sẻ với bác.
Cuối cùng, được biết bác sinh năm 1932, nghĩa là chắc chắn năm 1931 bác cũng còn là một chú tinh chùng chưa gặp a má chứng, cháu xin :
Chào bác Phạm Toàn – chú tinh chùng hung hăng nhất năm 1931.
Ký tên : Hòa Bình
Cảm phiền bác Đông A sửa dùm em mấy chữ ở comment đầu "bài entry" thành "entry", kẻo đọc ngô nghê quá!
ReplyDelete...
ReplyDeleteLũ ấy Hùng Chi Toàn.. bố láo
Mặt rày cứ tưởng dân mù a?
:)
@ tám huế, nguyên
ReplyDeleteCác bạn chứng minh mấy cái mũ của các bạn đưa ra đi: tưởng là thánh, ngắn cũn....
Không chứng minh được thì sẽ thế nào?
@ con bao :
ReplyDelete---
Bắt qua tang con bao qua nhà mình đem entry của mình qua đây mà không xin phép nhá, hihi :).
@ Tám Huế :
ReplyDeleteBác nói : "nhiều người chỉ mới biết 1 mà đã tưởng như mình đã là thánh như truongthaidu, xavierjordan2010, Hòa Bình", trong đó có tên em
Thưa bác, bác quý TCS quá rồi chụp mũ em (và 2 bác có tên cùng nữa), chứ em không có tưởng gi đâu ạ. Đó chỉ là cảm nhận của riêng em về nhạc và lời các ca khúc của TCS. Em biết cảm nhận riêng về nghệ thuật của mỗi người khác nhau là bình thường, chứ không nói chỉ có cảm nhận của em mới là đúng đâu ạ.
Cũng xin nói là nhân bị bác mắng, em có nhảy qua nhà bác thăm và thật sự kính nể bác với bài viết về CHHV. Em có để lại vài cảm nhận của em bên đó.
Chuyện gì ra chuyện đó bác nhỉ.
@ Hòa Bình
ReplyDeleteHi hi, em hơi bị xấu tính, lang thang trên mạng hễ thấy cái gì hay hay là em lại cóp-bết vào đây để các còm viên của bác Đông A có thêm thông tin. Bác đại xá cho em đi.
Hi hi, em vừa đọc trên blog của anh Hề Chèo thấy Tiến Sĩ Diện tự sướng thế này:
"Giới trí thức năm qua, với những cố gắng không ngừng nghỉ, bền bỉ với tinh thần tự nhiệm đã suy nghĩ về hiện tình đất nước, soạn Tuyên cáo về Chủ quyền, Kiến nghị về Bảo vệ và phát triển đất nước, Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin v.v. đã trở thành niềm tin và chỗ dựa cho những ai còn tha thiết với bức dư đồ mà cha ông để lại. Giới trí thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về đất nước bằng những việc làm cụ thể. Mười bốn nhà trí thức danh tiếng đã gửi về bản điều trần: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước được dư luận đánh giá cao", em lại phải cóp-bết thêm một entry vừa đọc bên chị Beo:
KÉP GIÀ
Định nghĩa lề trái.
Cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Lê Doãn Hợp giải thích thế này. Gần như tất cả mọi người trên thế giới muốn an toàn và tự do phải làm đúng luật cái đó là văn minh của loài người, luật lệ càng kỹ bao nhiêu, càng chặt chẽ bao nhiêu thì văn minh loài người càng cao bấy nhiêu. Trên nền văn minh của con người chính là an toàn và tự do, cho nên tôi nói tất cả thành phố trong đất nước này, muốn an toàn tự do phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề bên phải. Chứ đường xe máy đang chạy mình nhảy tung ra giữa đường thì làm sao an toàn được.
Văn nhân kẻ sĩ nhảy ra nhận mình là lề trái. Điểm mặt lại, hầu hết lề trái không thất nghiệp cũng hưu trí hàng chục năm, thậm chí vài chục năm. Điểm kĩ thêm chút nữa, những hưu trí như ông Nguyên Ngọc, Phạm Toàn (còn có bút danh Châu Điên)…tài năng ấy khí chất ấy, nếu không nhờ cộng sản nuôi dưỡng trọng dụng, chỉ vào tầm ăn mặn đái khai, so với thế hệ bây giờ.
Lọt sổ, hãn hữu như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, con bộ trưởng vợ cháu ruột bộ trưởng bản thân là bạn học của vài bác thứ trưởng công an và không thất nghiệp. Nhưng cái nghiệp (job) tổng hợp tin của anh ta gắn ngày càng chặt với lề trái, vì khách hàng của anh ta muốn ngửi cả thơm lẫn thối. Thế nên, khác toàn bộ với những người khác, lề trái càng tung hô bao nhiêu thì Vinh kiếm (tiền tươi thóc thật) càng nhiều bấy nhiêu. Ấy là chiểu theo lời phân trần lí do dạt sang lề trái của Vinh, với vài bạn học kể trên, thế.
Mượn lời Hà Cao thay định nghĩa. bên phải chả đi lại cứ thích đi về bên trái. Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé! Như làm trái lời cha mẹ, người ta gọi là bất hiếu, sống trái với đạo lý ở đời người ta gọi là bất nghĩa, bất nhân. Trí thức vốn chả nhiều nhặn gì cho lắm mà lại cứ sính làm trái, đã trái thì khác gì với những ngữ vừa nêu?
Tiếp
ReplyDeleteKép già của lề trái.
Đầu tiên mình định đặt tựa những anh già ra trận, ngẫm lại không đúng bởi hai chữ ra trận. Phàm đã ra trận là hào sảng lắm khỏe khoắn lắm. Lại nữa, ra trận chí ít cũng làm cho đối phương không chết cũng bị thương. Mấy anh già Ngọc Toàn Chi…này vô hại với mọi thế hệ đối thủ (của các anh ấy). Kép già -thêm của lề trái- chính xác nhất. Hình dong sắc vóc dúm dó, diễn duy nhất một vở, không một hiệu ứng vẫn diễn. Mà hình như, làm gì còn vở nào khác. Thảm hại không thể tả được.
Vở mới nhất thư ngỏ thông điệp gửi Chủ tịch nước. Thảm hại đến tận cùng kiếp kép già. Nghĩ lại, Beo dạy chớ có sai. Em Hằng yêu nước Hồ Gươm gánh thêm đám kép già ăn theo này, thì đủ hai năm chưa chắc phục hồi xong nhân phẩm.
Cái bất nhân của đám tự xưng trí thức, chính ở điểm đó.
Sau khi đăng entry Ai cứu Hằng…?, có một đứa tự xưng Người Buôn Gió nhảy vào chat, kêu gọi Beo đừng “phang” Hằng yêu nước Hồ Gươm. Nếu đúng NBG thật, thì nó chỉ can tội ngu nhưng sống thế, có tình.
Mình thích thằng này, chính ở điểm đó.
Lề của cuộc đời.
Ấy là mấy anh kép trẻ của lề trái.
Cuộc đời thú vị cực kì, khi mỗi ngày anh cảm nhận nó với tất cả sắc màu và chiều kích: tốt xấu, sạch bẩn, sang hèn, sáng tối… Thời gian còn đằng đẵng phía trước, bị hắt ra hay tự mình bó gối bên lề cuộc đời vì chỉ thấy những xấu- bẩn- hèn-tối, để rồi mộng mơ một ngày kia, cái máng lợn hóa lâu đài mà con cá vàng ban điều ước là dăm trang mạng (đang trong tình cảnh ốc chẳng tha nổi mình).
Mười đứa hết mười khẳng định, không thể có cách mạng hoa nhài ở Việt nam bởi riêng việc gọi tên hoa nhài hay bông lài, chư vị lãnh đạo cuộc cách mạng ấy đã tự đánh nhau, cho đến khi vô sản toàn thế giới kết liên xong đã đời, vẫn bất phân thắng bại. Dẫn chứng chứng minh: các cuộc biểu tình chống mấy tờ báo tiếng Việt ở Mỹ. Văn minh đến như Mỹ mấy chục năm còn chẳng cải hóa được, nữa là các vị xuất thân lão ngồi mơ nước Nga.
Học hành tử tế sách vở đầy một đầu, rồi cũng không nghĩ ra cái gì khá hơn mấy anh kép già ngoại trừ việc mỗi anh sáng tạo dăm bảy cái nick ảo, vừa tự tạo cảm giác số đông vừa bi kịch hóa mấy chuyện bá láp vụn.
Lâu đài (trong mơ) rồi cũng trở lại cái máng lợn thôi vì, đông đảo nhân dân không cho xây trên đất của họ, từ nhiều năm đã qua.
@Hoà Bình
ReplyDelete"Cố nghĩ lắm mà không hiểu nổi mấy câu này."
mạo muội giải nghĩa cùng bác.
"tấm lòng" - phải thiện, thương người, cống hiến, từ bi...
"gió cuốn đi" - vô thường.
Quan điểm nhà phật mà.
Tuy nhiên, khi ý tưởng rơi ra từ cái đầu TCS nghe não nề, bải hoải.
Trái với mục đích của nhà phật muốn con người đạt niết bàn ngay hiện tại.
Một chuyện nữa tự hỏi nàng Hồng Nhung lúng liếng thế đã có thời ... mết TCS, được gì?
bao dạo này không viết mà chỉ copy/paste thôi à?
ReplyDeletehoabinh viết cái gì vậy bao? rằng ông toàn cũng tinh chùng gặp a má chứng thôi à? nếu vậy thì có gì mà bao phải "cóp-bết vào đây để các còm viên của bác Đông A có thêm thông tin" [sic]?
chửi cũng tốt, nhưng nếu chỉ có chửi thì đâu cần phải dài dòng ưỡn ẹo như vậy.
@Xavie: Vâng, chỉ là cảm nhận riêng. Cảm nhận nghệ thuật chẳng bao giờ có mẫu số chung nào cả. Nhưng nếu cảm nhận Trịnh đầy sức chết, hẳn bác sẽ khó lý giải vì sao lại có Trịnh của "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui", "Huế-Sài Gòn- Hà Nội", "Nối vòng tay lớn", "Em ở nông trường, em ra biên giới","Em là hoa hồng nhỏ" và "Tuổi đời mênh mông" v..v.
ReplyDeleteTrịnh sống trong xã hội loạn lạc bất an, thiếu lý tưởng, thừa hoài nghi, quay quắt va đập triết lý ngoại lai đầy cảm giác buồn và nôn khiến ca từ, giai điệu không tránh khỏi trôi dạt, huyễn hoặc. Chẳng riêng Trịnh, cả nền văn học âm nhạc miền Nam trước 75 lúc đó đều như kẻ vật vờ trước một thế giới có vẻ vô nghĩa phi lý bởi ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh. So với mặt bằng chung này, rõ ràng Trịnh khẳng định sức sống mạnh nhất để vượt qua "thân phận thoái thác".
Sức sống này có vẻ được hỗ trợ bởi Đạo Phật, đạo dạy con người phải tự mình giải thoát chính mình. Và thế Trịnh có một tấm lòng để gió cuốn đi, nghĩa là thanh thản chấp nhận cuộc sống thật vốn có và giản dị đương đầu với nó như một lẽ bình thường, không như ám ảnh ma mị.
@ Rung
ReplyDeleteTừ năm ngoái cái đầu gối em nó đã dặn dò đừng dây với các nick Rung, Tò E, Vn-roo... Bởi thế cho nên vì vậy do đó tam thời em chuyển sang cóp-bết. Trời đất ơi, 80 tuổi đầu rồi viết lách thế nào mà để cho người đáng tuổi cháu phải nhận xét là "mất dạy" thì còn gì là đức mục của người cao tuổi nữa. He he
@con bao (8:00PM) Nhờ bác "con bao" tra lại xem các tiền bối cộng sản ở Nga - Xô thời tiền CMT10 là lề trái (bên tả) hay lề phải(hữu)? vậy nếu nói như "con bao" rằng thì là "... Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé!" thì những người cộng sản sẽ ra sao đây hỉ?(mềnh nhớ rằng ĐCS Nga- những người bôn sê vích là những người Cánh Tả - lề trái) hơhơ
ReplyDeletehehe tôi hỏi thiệt mà bao cứ nhảy choi choi là sao?
ReplyDeletetôi thấy bài viết của ông du cũng hay. bài viết ông tuấn, ông toàn cũng hay. chỉ có bài ông/bà hoabinh là dở, chính xác là bài viết không có nội dung.
sau một thôi một hồi ưỡn ẹo cháu cháu bác bác, rằng cháu "là người trọng thị", sẵn sàng tiếp nhận í kiến trái chiều blah blah, ông/bà hoabinh nhảy dựng lên chửi ông toàn mất dạy hehe.
đứa con nít chửi ông già 80 mất dạy cũng tốt, nhưng như tôi đã nói, nếu chỉ có chửi thì viết ngăn ngắn thôi, năm bảy dòng đã là nhiều, cần gì phải dài dòng như vậy (viết như ông/bà hoa binh người ta gọi là 3 voi không được bát nước xáo hehe).
còn muốn chửi dài thì nên coi đây mà học:
ReplyDelete"Cách trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo chí của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả dùng từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy…Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói, nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng chỉ có nghe những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói" (nguyễn khải).
chửi khan nhưng rất có chất, rất thuyết phục người nghe. chửi thế mới là chửi chứ hehe.
@ Rung
ReplyDeleteHe he, cái đầu gối của em nó bảo thôi thì hạ cố dành cho Rung mấy chữ, kẻo năm hết tết đến rồi, Rung tủi thân mà làm điều thất thố thì ba má Rung mất tết. Rung ơi, đọc Rung ở đây nhiều rồi, em thấy phàm những ai nói khác Rung đều được coi là chửi. Em đọc entry của hoabinh từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên mà chẳng thấy dấu vết chửi nào cả. Hóa ra văn hóa chửi ám vào Rung đến mức chỉ thấy chửi thôi. Sống như thế thì khổ lắm Rung ơi. He he, còn ngắn hai dài, dài hay ngắn là việc của người ta chứ Rung. Để Rung thỏa lòng rung rinh, xin phép hoabinh cho em được tóm tắt ngắn ý kiến của hoabinh về entry của Phạm Toàn, chỉ có mấy chữ thôi: "Già mà mất dạy", he he
@ Chu Nam Cuong
ReplyDeleteCái đầu gối em nó bảo những câu hỏi như của Chu Nam Cuong thì không thèm chấp, em ngẫm thấy nó nói chí lý, đành phải nghe lời nó thôi, bác thông cảm nhé, he he
hếhếhế ông/bà hoabinh chửi ông toàn mất dạy thì tôi biết rồi, nhưng ngoài cái đó ra thì bài viết của ông/bà hoabinh còn gì nữa không? [vì hình như cái mà 4 ông du-nhất-tuấn-toàn đề cập là "tinh thần nhược tiểu" gì đó của ông du mà?!]
ReplyDeletemà thôi, có hỏi nữa thì bao cũng chẳng còn gì để nói. "Già mà mất dạy" hehe. có nhõn 4 chữ, vậy mà cũng đi được 2 trang A4, kể cũng có tài!
ơ bao chạy làng luôn câu hỏi của chunamcuong a? vậy tôi xin phép trả lời luôn nha.
câu "...Mà xưa nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu..." là câu ngu xuẩn nhất!
vì sao? vì nó tuyệt đối vô nghĩa hehe.
Trích:
ReplyDeleteEm đọc entry của hoabinh từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên mà chẳng thấy dấu vết chửi nào cả.
Hết trích
Đọc đoạn này xong thì có thể vận dụng câu chửi của nhà văn Nguyễn Khải vào bác con bao được rồi. hehehe
@ Các bác “rung”, con bao”, “Chu Nam Cuong”
ReplyDeleteĐây là nhà bác Đông A, và entry này của bác ấy là trích đoạn một ca khúc của Trịnh Công Sơn mà, sao khi không lại cãi nhau cái chuyện chẳng dính dáng gì đến entry này vậy ?
@ xavierjordan2010
Cám ơn bác đã giải thích. Bây giờ thì mình hiểu câu đó rồi, xấu hổ quá, hehe.
@ Các bác “rung”, con bao”, “Chu Nam Cuong”
ReplyDeleteĐây là nhà bác Đông A, và entry này của bác ấy là trích đoạn một ca khúc của Trịnh Công Sơn mà, sao khi không lại cãi nhau cái chuyện chẳng dính dáng gì đến entry này vậy ?
@ xavierjordan2010
Cám ơn bác đã giải thích. Bây giờ thì mình hiểu câu đó rồi, xấu hổ quá, hehe.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNgười ta đang bình loạn say sưa đề tài thơ ca của cố nhạc sỹ TCS; tự dưng nhảy vào bẻ lái chuyển qua vụ cóp- bết bà Beo,ông Trương Thái Băm, Há cảo,ông Hòa cả làng vào đây làm gì vậy mấy tồng chí ?
ReplyDelete^^
@Hoà Bình
ReplyDeleteTrao đổi là đặc tính quý báu nhất của con người mà.
Tôi cũng thấy vui vì được bác chấp nhận.
Tiếp về TCS:
Tôi nhớ hồi xưa rất thích Sơn ca 7,
đến một quãng phải thôi vì cứ như bị đắm chìm trong một mê hoặc và thảng thốt.
Tất nhiên TCS có một số bài vui,
Cảm nhận chung vẫn là sự ích kỷ vô tình của một nhạc sĩ nổi tiếng!
@ Tò E
ReplyDeleteHe he, cái đầu gối của em nó bảo trên blog của bác Đông A đầy những còm chẳng dính dáng gì tới chủ đề entry của bác ấy, thế mà Tò E không xông ra hỏi "làm gì vậy mấy tồng chí?". Cái đầu gối của em nó còn bảo có như thế mới biết té ra Tò E là một tay Tàu Khựa chính hiệu, Tò E xăng xái gửi còm vào đây để kích động anh em chống Tàu. He he, công nhận là Tàu Khựa thâm thật!
Chết cười với cái entry này ! ^^
ReplyDelete@con bao : Tui người VN cán bộ, đảng viên đàng hoàng mà dám nói là Tàu khựa . Đập vỡ cái đầu gối củ lạc của ông bây chừ ! ^^
ReplyDelete( còm phát cuối entry )
Tôi không tin đầu gối của con bao lại củ lạc,
ReplyDeleteThật là ToE đặt điều, nói xấu chế độ để người ta suy dinh dưỡng như thế!