Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Nguyễn Du
Nguyễn Du
Tôi chợt nhớ tới câu "Hiểu lai thùy nhiễm sương lâm túy", sáng sớm ai nhuộm rừng sương say, trong Tây sương ký. Đó là một câu trong đoạn khúc Trường đình tống biệt rất nổi tiếng. Một rừng phong nhuộm sương trở nên đỏ rực như đang say. Đó cũng là ly biệt, là nước mắt tiễn đưa. Đó là màu quan san. Chữ "nhuốm" nghe có vẻ hay hơn "nhuộm", nhưng có lẽ "nhuốm" là không đúng trong câu thơ của Nguyễn Du. "Nhuốm" là động từ tự thân, không có bổ ngữ, không thể thu nhuốm rừng phong một màu quan san, chỉ có thể là thu nhuộm rừng phong một màu quan san. Nhưng có thể thơ không cần phải đúng ngữ pháp. Tuy không có bằng chứng điển tích, tôi nghĩ câu thơ của Nguyễn Du chính là một kiểu phiên bản câu hát trong Tây sương ký.
Bích vân thiên
hoàng hoa địa
tây phong khẩn
bắc nhạn nam phi
hiểu lai thùy nhiễm sương lâm túy
tổng thị ly nhân lệ
Trời mây xanh
đất hoa vàng
gió Tây gấp
nhạn Bắc bay về Nam
sáng sớm ai nhuộm rừng sương say
tất cả là nước mắt người ly biệt
Đìu hiu mặt đất lơ thơ hoa vàng
Gió Tây thổi buốt can tràng
Về Nam nhạn Bắc kêu thương lạc loài!
Rừng phong ai nhuộm đỏ tươi
Đều là nước mắt những người biệt ly
hoàng hoa địa
tây phong khẩn
bắc nhạn nam phi
hiểu lai thùy nhiễm sương lâm túy
tổng thị ly nhân lệ
Trời mây xanh
đất hoa vàng
gió Tây gấp
nhạn Bắc bay về Nam
sáng sớm ai nhuộm rừng sương say
tất cả là nước mắt người ly biệt
Nhượng Tống dịch thành:
Bầu trời thăm thẳm xanh lơĐìu hiu mặt đất lơ thơ hoa vàng
Gió Tây thổi buốt can tràng
Về Nam nhạn Bắc kêu thương lạc loài!
Rừng phong ai nhuộm đỏ tươi
Đều là nước mắt những người biệt ly
Cảnh thu sang đẹp mê hồn.Cảm ơn bác Đông A.
ReplyDeleteXin phép bàn chuyện chữ "nhuốm" cùng bác.
Người lên ngựa/kẻ chia bào
Rừng phong thu/đã nhuốm màu quan san.
Câu lục chắc chắn có nhịp 3-3, còn câu bát nếu ngắt nhịp 3-5 (hoặc 3-2-3) thì dùng "nhuốm" rất hay chứ bác: Rừng phong mùa thu đang dần ngả sang màu chia ly,cách trở (màu quan san). Rừng phong đã được dùng theo ẩn dụ để chỉ con người,nó cũng có chuyển biến về tâm trạng và sắc vẻ hệt như những người thân sắp từ biệt nhau không biết bao giờ gặp lại. Và "nhuốm" trong câu thơ này đích thị là một vị từ nội động (intransitive verb), không thể có một bổ ngữ chỉ đối tượng đi kèm.
Còn nếu ngắt nhịp câu sau chữ "phong", thì phân tích như bác Đông A là đúng, dùng chữ nhuộm sẽ ổn hơn. Nhưng câu thơ nghe sẽ không được ý vị cho lắm, bác Đông A thử nghe lại xem sao.
Rất khó nói chuyện đúng sai trong cảm nhận thơ, tôi xin dè dặt nêu cách hiểu của mình. Cảm ơn bác.
Tôi đọc bản dịch trên VNthuquan.net là:
ReplyDeleteRừng phong anh nguộm đỏ tươi.
Đều là nước mắt những người biệt ly.
Link:http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntntnvnvn31n343tq83a3q3m3237nnn2n
và bài viết về Tây sương ký của nhà thơ Lưu Trọng Lư cũng trích dẫn câu thơ như trên.