Bài mới

Nhận xét mới

Lạc hoa

Photobucket

Đạm đạm Trường Giang thuỷ
Du du viễn khách tình
Lạc hoa tương dữ hận
Đáo "thủy" nhất vô thanh
Vi Thừa Khánh

6 comments:

  1. Bác Đông A thay chữ "địa" bằng chữ "thủy" ở câu 4 cho hợp cảnh với bức ảnh đẹp, tuy vậy ý thơ đã không còn được nguyên như cũ nữa.

    Vì địa-đất đứng yên không chuyển động, nên cái rơi của hoa xuống đất ở câu "Đáo địa nhất vô thanh" tạo kết quả là một bức tranh tĩnh, câm lặng, mang hàm ý ẩn chứa của bài thơ. Còn hoa rơi xuống nước thì thành là hoa trôi vì nước luôn chuyển động, hoa chuyển động cùng với nước và kèm theo âm thanh của dòng nước thì không thể gọi là "nhất vô thanh được".

    Ngoài việc đấy ra thì ảnh của bác thì rất đẹp ạ.

    ReplyDelete
  2. Tấm ảnh có màu sắc tươi tắn của hoa và nhiều cánh hoa rơi thêm với sự sinh động của nước nên xem ảnh vui nhiều hơn buồn, nếu sắc thái ảnh buồn hơn một chút thì dễ làm nghĩ đến hai câu Kiều:

    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu?

    ReplyDelete
  3. Khó hiểu quá, bác dịch nghĩa tiếng Việt đi, và sao gọi là " Lạc hoa", nghĩa là "Hoa rơi" hả bác. Hình như bác Đông A dạo này chán đời không thiết nhân tình thế thái nữa rồi

    ReplyDelete
  4. “Nam hành biệt đệ” của Vi Thừa Khánh thì khỏi bàn vì cũng nổi tiếng rồi. Thấy bác miệng cười, mắt nháy ở chỗ chữ “thủy”, nhưng phóng tác kiểu vầy phải đề tác giả là Vi Thừa Khánh-Đông A mới phải:D . Vậy mà cũng làm bác HY xao xuyến sang Kiều chứng tỏ Đ.A cuốn hút ! Tôi thử “đọc”bác coi sao nhé:
    - Qua văn phong mà đóan, bác chắc làm nghiên cứu khoa học, khoa học tự nhiên chứ không phải xã hội nhân văn. Và bác cũng không phải thày thuốc (thày thuốc viết về con người có khác chút).
    - Nhại chơi “Nam hành biệt đệ” ra Lạc hoa, địa ra thủy, chắc không tỏ chí mà chỉ gửi gắm ít tâm sự qua tứ thơ: cái tâm sự giã biệt kẻ ở, người về. Bác hay đưa tranh ảnh Triều tiên, Nhật bản, lại siêng tứ tuyệt Đường thi, tam tuyệt Hài cú, tôi đồ rằng bác sau một thời gian làm việc ở Nhật hay Hàn, nay mới trở về VN.

    Nếu tôi đóan đúng, chúc bác quy cố hương khỏe, vui vẻ, viết blog đều (tôi thấy có nhiều fan hâm mộ bác, tấm tắc xúyt xoa ghê lắm, háhá, chúc mừng!). Có thời gian bác viết tiếp mạch bài tôn giáo cũng thú vị. Sự độc tôn, khiếp nhược và lười nhác sinh ra mê tín, cuồng đạo đẫm máu trong lịch sử các lọai tôn giáo. Nhân cái “Hiệp thông” kỳ trước, nhớ đến chữ “thông giao”. Triết học của Jaspers nói rất hay về tự do và thông giao, thức tỉnh con người lánh xa sự ác, xiển dương hòa bình. Có tự do tôn giáo và tự do không tôn giáo, nói gì cũng nên cẩn trọng, nhẹ nhàng phải không ạ.
    Kính/S.

    ReplyDelete
  5. Bài Nam hành biệt đệ (Đi về phương Nam từ biệt em trai) của Vi Thừa Khánh có nghĩa như sau:

    Nước sông Trường giang lững lờ trôi
    Tình của người viễn khách man mác
    Hoa rơi cùng nhau hận
    Rớt đến nước một cái không thành tiếng

    (Nguyên gốc là "Đáo địa nhất vô thanh", Rơi đến đất một cái không thành tiếng)

    ReplyDelete