Thù Trương Thiếu phủ
Vãn niên duy hiếu tĩnh
Vạn sự bất quan tâm
Tự cố vô trường sách
Không tri phản cựu lâm
Tùng phong xuy giải đới
Sơn nguyệt chiếu đàn cầm
Quân vấn cùng thông lý
Ngư ca nhập phố thâm
Vương Duy
Trả lời Thiếu phủ họ Trương
Về già ưa tĩnh lặng
Vạn sự chẳng quan tâm
Tự thấy không cao kế
Chỉ hay ngược cố lâm
Gió tùng bay giải áo
Trăng núi chiếu đàn cầm
Bác hỏi tận cùng lý
Thẳm xa ngư phủ ngâm
酬張少府
晚年惟好靜
萬事不關心
自顧無長策
空知返舊林
松風吹解帶
山月照彈琴
君問窮通理
漁歌入浦深
王維
Gớm chính trị chính em, dân chủ tự do, cải cách xã hội… hòai cũng bẽ bàng, bải hỏai. Chuyển tí hoa, tí thơ cho giãn gân cốt rất phải đấy bác ĐA. Bài Thù Trương thiếu phủ (酬張少府) của Vương Duy có nhẽ rất nổi tiếng rồi, tôi chỉ liều mạng bàn thêm với bác mấy điều trên tinh thần học hỏi:
ReplyDelete- Tên bài 酬張少府 (Thù Trương thiếu phủ), chữ “Thù” phải dịch là tiếp/mời/đãi (thường bằng rượu) chứ sao bác lại dịch là “trả lời” ? Tuy rằng nội dung bài là ý Vương Duy trả lời khi vị quan họ Trương hỏi (quân vấn mà). Chữ 答 (đáp)mới dùng ở nghĩa “trả lời” bằng thư, bằng thơ gửi người khác chứ nhỉ.
- Bác dịch câu “Không tri phản cựu lâm” thành “Về rừng cũ nhủ thầm” uổng quá. Tôi tiếc hùi hụi cái chữ “Không”. Về rừng cũ mà hiểu nghĩa cái “Không”, nó rất Thiền và ra cái chất của đồng chí Thi Phật, đồng chí Ma Cật Vương Duy. Và như vậy, đã lộ ý mình cho họ Trương kia rồi chứ nói “nhủ thầm” là nhủ cái gì, khách lại chẳng thêm phân vân nữa hay sao?
- Và câu cuối “Ngư ca nhập phố thâm” bác dịch vậy giống như chưa dịch, mặc dù câu này là ý trả lời quan trọng nhất của Vương Duy. Ông khách làm quan muốn hỏi cùng thông lý lẽ, Ma Cật nhà ta bảo hãy nghe người ngư phủ hát khúc ca, khách hiểu chủ lòng không vướng bận gì sự đời nữa rồi.
Dạ, chữ nghĩa lỗ mỗ mà ham vui, bác mở lượng giảng cho mấy câu thì thật quý hóa quá.
Thân kính, LVS
@bác Say:
ReplyDeleteChữ "không" đấy đối với chữ "tự" ở câu trên, cùng mang chức năng như trạng ngữ, cụm "không tri" hiểu là "chỉ biết rằng..." hay "biết mỗi rằng là...". Nghĩa câu thơ như thế là liền lạc với nội dung cả bài. Còn bác bảo đấy là cái "Không" gì đấy của Phật pháp thì em chịu là không mò được cái lý nào như thế!
Cá nhân em cũng thấy bài dịch của bác ĐA không được hay ở đôi chỗ, nhưng không phải chỗ bác Say đã nói.
Tội bác Say, bác ĐA chẳng "đáp" mà cũng chẳng "thù"!!!
ReplyDeleteChữ "thù" ở đây đúng là chữ "thù" trong "thù tạc" có nghĩa là chủ mời khách uống rượu. Nhưng chữ "thù" này còn có nghĩa là ứng đối, đối đáp. "Thù thi" là lấy văn thơ trao đổi, tặng đáp lẫn nhau. Tôi dịch là trả lời là dựa trên ý này, bởi vì tôi cho rằng đây là bài thơ đáp lại một bài thơ khác của Trương Thiếu phủ.
ReplyDeleteHehe, cám ơn Đ/c Rung, có tội nghiệp gì đâu!
ReplyDeleteCám ơn bác Đ.A. Thế ra bác biết nhân vật Trương thiếu phủ trong bài thơ này à, và họ Trương cũng có làm thơ theo kiểu "thù thi" như bác nói, với Vương Duy? Bác có thể cho biết rõ hơn không?
Tôi không biết Trương thiếu phủ trong bài ấy là ai, càng không biết thơ ông ta. Tôi lại ngờ (ngờ thôi, vì không có cơ sở gì) họ Trương lĩnh chức Thiếu phủ (kiểu phó chủ tịch huyện bây giờ!), vì quen biết, đến tham vấn ông Thi Phật Vương Duy cái mưu chước cho họan lộ công danh. Duy ta đang lúc "thõng tay" với thời cuộc, trong bữa rượu tiếp (thù) nhà quan thì đọc bài thơ ấy thay vì nói thẳng ý mình. Có nhẽ tôi sai?!
Còn mấy chữ bác dịch, tôi hỏi thêm sao không giảng luôn cho.
P/S: Có phải bác vừa tiếp một Thiếu phủ VN hiện đại nên mượn mồm Vương Duy chăng? Cái này ngòai lề bác không trả lời cũng không sao, hihi.
Thân ái, S.
Tôi là một kẻ vô danh tiểu tốt, quanh quẩn ở xó ảo này, đâu có vinh hạnh được thù tạc với Thiếu phủ VN hiện đại nào.
ReplyDeleteTôi cũng không biết Trương Thiếu phủ là ai, có bài thơ nào thù tạc với Vương Duy, nhưng tôi đã hiểu bài thơ của Vương Duy như vậy. Giống như cách hiểu của tôi là trang web sau của Tàu. Họ cũng nói là Trương Thiếu phủ làm thơ tặng trước, Vương Duy nối tiếp làm bài thơ này thành "thù":
http://poem.8dou.net/html/poem/0/poem_2590.shtml
Chữ "không" ở bài thơ này đóng vai trò của một trạng từ, bổ nghĩa cho động từ "tri", có nghĩa là chỉ, duy, cũng giống như trong câu thơ của Nguyễn Du: ca vũ không di nhất nhân tại, làng ca hát chỉ còn sót lại một người. Không tri có nghĩa là chỉ biết.
Ngư ca nhập phố thâm, tùy từng người hiểu. Song có người cho rằng ngư ca là ám chỉ bài ca về Thương Lang nổi tiếng giữa ông đánh cá và Khuất Nguyên: sông Thương nước chảy trong veo / thì ta đem giặt cái lèo mũ ta / sông Thương nước đục phù sa / thì ta lội xuống để mà rửa chân. Nhưng tôi thấy câu kết này rất man mác buồn, tiếng ca của người đánh cá cứ hút dần vào trong tận cùng sâu thẳm của bến bờ khuất nẻo.
Tôi không nghĩ thơ ca chỉ có một cách cảm nhận. Ai muốn cảm nhận thế nào tôi thấy đều tốt cả.
Đúng là bài thơ này có câu thơ cuối làm em cảm thấy khó hiểu. Sau cùng em hiểu ý câu này như là "Tiếng ca của người đánh cá đã vào đến sát bến rồi", tức là "thâm" làm trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ "nhập" trong câu. Nghĩa bóng là muốn nói rằng đến lúc nghỉ ngơi hay chia tay rồi đó. Nghĩa câu thơ như thế cũng liền lạc với nội dung cả bài. Giờ nghe bác ĐA nói thì thấy ra còn có khả năng "thâm" là danh từ trong câu...
ReplyDeleteĐúng là một bài thơ thì không bó buộc trong một cách cảm nhận, nhưng bảo là "Ai muốn cảm nhận thế nào tôi thấy đều tốt cả" thì em e là bác ĐA nói hơi quá lên.
Lần này comment của em không bị ai lấy mất, may quá!
ReplyDeleteCám ơn Đ.A và bạn vnsnake chỉ giáo vài ý đáng suy ngẫm thêm. Tôi vẫn mơ hồ ông Thi Phật này giãi bày cái Thiền của mình ở chữ Không vì tôi hiểu "Không tri" đưa lên đầu câu là cụm trạng ngữ mục đích của phần chính "phản cựu lâm". Tức là về rừng cũ (để) hiểu nghĩa cái Không. Nhưng thôi, lê thê quá, xin dừng. Hềhề!
ReplyDeleteTks/S
...
ReplyDeleteQuân vấn Chung Nam sơn
Tâm tri bạch vân ngoại
VD