Lưu ý: Cả hai bộ phim Những kẻ mộng mơ và Di Hòa viên đều có cảnh nóng, đặc biệt bộ phim đầu có một số cảnh trần truồng cận cảnh. Những kẻ mộng mơ được phân loại NC-17 của Mỹ, hay R-18 của Nhật và Hàn quốc.
Tuổi trẻ trên nền phông của biến động xã hội như thế nào? Cả hai bộ phim Những kẻ mộng mơ của Bertolucci và Di Hòa viên của Lâu Diệp đều lấy bối cảnh biến động xã hội của tuỏi trẻ làm nền, tuy không đề cập trực tiếp về biến động xã hội đấy. Một vào thời kỳ sôi động của tuổi trẻ ở Paris vào năm 1968, và bộ phim kia đề cập tới biến cố Thiên An môn của sinh viên vào năm 1989. Hai sự kiện chính trị làm phông đó diễn ra ở hai đất nước khác nhau có nền văn hóa khác nhau, ở hai thời điểm khác nhau. Cả Paris lẫn Bắc Kinh đều là những nơi đô hội phồn hoa. Hemingway có viết rằng: "Nếu bạn may mắn được sống ở Paris trong tuổi thanh xuân, thì cho dù có đi đâu trong suốt đường đời còn lại, Paris vẫn ở trong bạn, bởi Paris là một cuộc hội hè miên man". Những kẻ mộng mơ và Di Hòa viên là hai bộ phim khác nhau nhưng tôi cảm thấy chúng có chủ đề gần gũi. Một chàng thanh niên người Mỹ tới Paris học tiếng và kết bạn với một cặp chị và em trai song sinh. Một cô gái từ một vùng quê hẻo lánh tới Bắc Kinh nhập học đại học. Paris và Bắc Kinh là nơi họ tới, nơi họ tạm thời sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định, không phải là thành phố quê hương của họ hay nơi họ sẽ gắn bó suốt cả cuộc đời. Nơi đó họ có những người bạn mới và những trải nghiệm mới bắt đầu. Những kẻ mộng mơ bó hẹp sinh hoạt trong một ngôi nhà với ba người trẻ tuổi say mê nghệ thuật thứ bảy. Di Hòa viên tập trung vào sinh hoạt của sinh viên trong một trường đại học. Trong khung cảnh đấy là tình bạn, tình yêu và tình dục, lẫn lộn vào nhau, như tách ra khỏi biến động chính trị đang xảy ra, như hòa vào chính biến động chính trị đấy. Và cuối cùng, chính biến động chính trị đã tách họ ra xa nhau, đánh mất nhau và không thể tái hợp được nữa.
Tuổi trẻ là biến động xã hội và biến động xã hội là tuổi trẻ. Phải chăng đấy chính là một cuộc hội hè miên man?
Tuổi trẻ trên nền phông của biến động xã hội như thế nào? Cả hai bộ phim Những kẻ mộng mơ của Bertolucci và Di Hòa viên của Lâu Diệp đều lấy bối cảnh biến động xã hội của tuỏi trẻ làm nền, tuy không đề cập trực tiếp về biến động xã hội đấy. Một vào thời kỳ sôi động của tuổi trẻ ở Paris vào năm 1968, và bộ phim kia đề cập tới biến cố Thiên An môn của sinh viên vào năm 1989. Hai sự kiện chính trị làm phông đó diễn ra ở hai đất nước khác nhau có nền văn hóa khác nhau, ở hai thời điểm khác nhau. Cả Paris lẫn Bắc Kinh đều là những nơi đô hội phồn hoa. Hemingway có viết rằng: "Nếu bạn may mắn được sống ở Paris trong tuổi thanh xuân, thì cho dù có đi đâu trong suốt đường đời còn lại, Paris vẫn ở trong bạn, bởi Paris là một cuộc hội hè miên man". Những kẻ mộng mơ và Di Hòa viên là hai bộ phim khác nhau nhưng tôi cảm thấy chúng có chủ đề gần gũi. Một chàng thanh niên người Mỹ tới Paris học tiếng và kết bạn với một cặp chị và em trai song sinh. Một cô gái từ một vùng quê hẻo lánh tới Bắc Kinh nhập học đại học. Paris và Bắc Kinh là nơi họ tới, nơi họ tạm thời sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định, không phải là thành phố quê hương của họ hay nơi họ sẽ gắn bó suốt cả cuộc đời. Nơi đó họ có những người bạn mới và những trải nghiệm mới bắt đầu. Những kẻ mộng mơ bó hẹp sinh hoạt trong một ngôi nhà với ba người trẻ tuổi say mê nghệ thuật thứ bảy. Di Hòa viên tập trung vào sinh hoạt của sinh viên trong một trường đại học. Trong khung cảnh đấy là tình bạn, tình yêu và tình dục, lẫn lộn vào nhau, như tách ra khỏi biến động chính trị đang xảy ra, như hòa vào chính biến động chính trị đấy. Và cuối cùng, chính biến động chính trị đã tách họ ra xa nhau, đánh mất nhau và không thể tái hợp được nữa.
Tuổi trẻ là biến động xã hội và biến động xã hội là tuổi trẻ. Phải chăng đấy chính là một cuộc hội hè miên man?
No comments:
Post a Comment