Đến Khê Đầu tôi mới ngộ ra sớm là mây, chiều là mưa như thế nào. Hiện tượng rất bình thường và dễ hiểu. Dãy núi ở Khê Đầu khá là cao. Buổi sáng mặt trời hun hơi nước lên cao thành mây, bị dãy núi chặn, không bay đi đâu được, tụ lại thành những đám mây lớn, đến chiều mặt trời khuất núi, hết nóng mây trở thành mưa, hoàn nước lại mặt đất. Chiều nào cũng mưa. Sáng nào cũng mây. Ngày ngày mây mưa.
Vua nước Sở đến Vu Sơn, đêm xuống mộng thấy một người con gái tới giao hoan, hỏi tông tích ở đâu, thưa rằng thiếp sáng là mây, chiều là mưa. Từ đấy có từ "vân vũ", sang đến đất Việt thành "mây mưa". Vu Sơn có lẽ giống như Khê Đầu. Ở Khê Đầu tôi nhớ tới câu thơ "Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường". Mơ mây mưa ở Vu Sơn chỉ uổng phí đau lòng, giống như Ôn Như Hầu "Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu / Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa". Tôi đảo lộn câu thơ của Ôn Như Hầu thành "Giết nhau chẳng cái u sầu / Giết nhau bằng cái Lưu Cầu độc chưa". Đâu còn cung oán nữa, đâu còn mây Sở mưa Tần nữa, nhưng câu thơ ngớ ngẩn quá, giết nhau bằng cái Lưu Cầu có gì là độc.
Chắc nhiều nơi có hiện tượng mây mưa. Nhưng mây mưa thành điển giao hoan có lẽ chỉ có ở Trung Quốc. Một nền văn hóa rất đặc sắc. Làm thế nào mà mây mưa trở thành giao hoan? Chẳng lẽ chỉ là do một giấc mơ mơ hồ và khó xác định sự thật?
Tra từ điển mới biết ngoài cái tích giao hoan, "vân vũ" còn có một số nghĩa khác nữa. Nhưng tôi tin rằng người Việt chỉ dùng "mây mưa" như giao hoan thôi. Mây mưa ở Khê Đầu không phải là giao hoan. Chỉ là mây và mưa.
Vua nước Sở đến Vu Sơn, đêm xuống mộng thấy một người con gái tới giao hoan, hỏi tông tích ở đâu, thưa rằng thiếp sáng là mây, chiều là mưa. Từ đấy có từ "vân vũ", sang đến đất Việt thành "mây mưa". Vu Sơn có lẽ giống như Khê Đầu. Ở Khê Đầu tôi nhớ tới câu thơ "Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường". Mơ mây mưa ở Vu Sơn chỉ uổng phí đau lòng, giống như Ôn Như Hầu "Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu / Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa". Tôi đảo lộn câu thơ của Ôn Như Hầu thành "Giết nhau chẳng cái u sầu / Giết nhau bằng cái Lưu Cầu độc chưa". Đâu còn cung oán nữa, đâu còn mây Sở mưa Tần nữa, nhưng câu thơ ngớ ngẩn quá, giết nhau bằng cái Lưu Cầu có gì là độc.
Chắc nhiều nơi có hiện tượng mây mưa. Nhưng mây mưa thành điển giao hoan có lẽ chỉ có ở Trung Quốc. Một nền văn hóa rất đặc sắc. Làm thế nào mà mây mưa trở thành giao hoan? Chẳng lẽ chỉ là do một giấc mơ mơ hồ và khó xác định sự thật?
Tra từ điển mới biết ngoài cái tích giao hoan, "vân vũ" còn có một số nghĩa khác nữa. Nhưng tôi tin rằng người Việt chỉ dùng "mây mưa" như giao hoan thôi. Mây mưa ở Khê Đầu không phải là giao hoan. Chỉ là mây và mưa.
Cảm ơn bác, bài rất hay!
ReplyDeleteKhê Đầu là quê em đấy, em ở thôn Khê Đầu Thượng em cũng hay "vân vũ " lắm bác ạ.
ReplyDelete