Mười đêm mộng là truyện ngắn của nhà văn Nhật Bản Natsume Soseki. Truyện này đã được xuất bản ở Việt Nam qua bản dịch của An Nhiên trong tập truyện ngắn Nhật Bản Mộng. Truyện là một tập hợp mười câu chuyện độc lập với nhau. Mỗi câu chuyện là một giấc mơ, thường mở đầu bằng câu: "Tôi đã mơ một giấc mơ như thế này". Mười câu chuyện rất lạ lùng, vì đấy là những giấc mơ, nên không thể tóm lược được cốt chuyện. Chủ đề các câu chuyện là tình yêu, giác ngộ, hoài nhớ, gia đình... Các chủ đề này phản ánh trong hình thức mơ, một hình thức siêu thực. Hay nói một cách khác: Mười đêm mộng là mười câu chuyện siêu thực.
Một trăm năm sau ngày viết Mười đêm mộng xuất hiện trên màn bạc. Con số 100 năm này rất có ý nghĩa. Trong Đêm thứ nhất, người con gái nói: "Hãy chờ em một trăm năm. Một trăm năm. Hãy ngồi bên mộ em và chờ nhé. Em sẽ đến gặp anh", và kết thúc giấc mơ là "Lúc này tôi mới bắt đầu nhận ra một trăm năm đã đến rồi". Vâng, một trăm năm đã đến rồi. Một trăm năm Soseki lại tái hiện ở thế giới này trên màn bạc với mười giấc mơ của ông. Mười một nhà đạo diễn đã tham gia dàn dựng Mười đêm mộng thành mười bộ phim ngắn, mỗi phim khoảng chừng dưới 15 phút, độc lập với nhau, theo các phong cách khác nhau. Tham gia dàn dựng phim có nhà đạo diễn thuộc hạng kinh điển của điện ảnh Nhật Bản như Ichikawa Kon (Đêm thứ hai) cho đến nhà đạo diễn hoạt hình Amano Yoshitaka (Đêm thứ bảy) hay nhà đạo diễn còn rất trẻ Yamashita Nobuhiro (Đêm thứ tám). Tuy mười câu chuyện khác nhau, phong cách dàn dựng khác nhau nhưng bộ phim không vì thế mà trở nên rời rạc, lỏng lẻo. Chúng liên kết với nhau như một phản ánh xuyên suốt tài năng văn học và con người của Soseki. Bộ phim Mười đêm mộng thể hiện con người Soseki còn rõ nét hơn cả chính nguyên tác truyện ngắn. Như Đêm thứ nhất có thể thấy Soseki mắc bệnh đau dạ dày cho nên ông được vợ cho ăn toàn thức ăn đậu phụ (chi tiết này không có trong nguyên tác truyện ngắn), hay Đêm thứ ba cho thấy hoàn cảnh người con của Soseki, hay Đêm thứ tư trong phim là ký ức tai nạn người bạn thưở thiếu thời của ông (cũng không có trong nguyên tác truyện ngắn).
Phim như là một cách đọc đặc biệt và hấp dẫn của tác phẩm văn học.
Một trăm năm sau ngày viết Mười đêm mộng xuất hiện trên màn bạc. Con số 100 năm này rất có ý nghĩa. Trong Đêm thứ nhất, người con gái nói: "Hãy chờ em một trăm năm. Một trăm năm. Hãy ngồi bên mộ em và chờ nhé. Em sẽ đến gặp anh", và kết thúc giấc mơ là "Lúc này tôi mới bắt đầu nhận ra một trăm năm đã đến rồi". Vâng, một trăm năm đã đến rồi. Một trăm năm Soseki lại tái hiện ở thế giới này trên màn bạc với mười giấc mơ của ông. Mười một nhà đạo diễn đã tham gia dàn dựng Mười đêm mộng thành mười bộ phim ngắn, mỗi phim khoảng chừng dưới 15 phút, độc lập với nhau, theo các phong cách khác nhau. Tham gia dàn dựng phim có nhà đạo diễn thuộc hạng kinh điển của điện ảnh Nhật Bản như Ichikawa Kon (Đêm thứ hai) cho đến nhà đạo diễn hoạt hình Amano Yoshitaka (Đêm thứ bảy) hay nhà đạo diễn còn rất trẻ Yamashita Nobuhiro (Đêm thứ tám). Tuy mười câu chuyện khác nhau, phong cách dàn dựng khác nhau nhưng bộ phim không vì thế mà trở nên rời rạc, lỏng lẻo. Chúng liên kết với nhau như một phản ánh xuyên suốt tài năng văn học và con người của Soseki. Bộ phim Mười đêm mộng thể hiện con người Soseki còn rõ nét hơn cả chính nguyên tác truyện ngắn. Như Đêm thứ nhất có thể thấy Soseki mắc bệnh đau dạ dày cho nên ông được vợ cho ăn toàn thức ăn đậu phụ (chi tiết này không có trong nguyên tác truyện ngắn), hay Đêm thứ ba cho thấy hoàn cảnh người con của Soseki, hay Đêm thứ tư trong phim là ký ức tai nạn người bạn thưở thiếu thời của ông (cũng không có trong nguyên tác truyện ngắn).
Phim như là một cách đọc đặc biệt và hấp dẫn của tác phẩm văn học.
Bác có link phim không ạ?
ReplyDeletenguyễn quý hiển@
ReplyDeleteBác tải ở đây: http://lets-look.com/index.php?showtopic=34290
Tôi vẫn thấy phim Nhật hơi khó hiểu.
Em đọc truyện này mấy năm trước. Giờ vẫn mê.
ReplyDelete