Nước Mỹ có lẽ là quốc gia có lịch sử bầu chọn quốc hoa kéo dài trong một khoảng thời gian lâu nhất trên thế giới. Trong gần một thế kỷ người Mỹ tranh cãi lựa chọn quốc hoa và có hơn 70 dự luật đề cử quốc hoa được trình ở Quốc hội. Dự luật đề cử quốc hoa đầu tiên được trình Quốc hội vào năm 1892. Hoa được đề cử là hoa păng xê. Trước đấy, năm 1889, Đại hội Nông dân Toàn quốc đã lựa chọn hoa lân vàng (goldenrod), nhưng chưa trình ra Quốc hội. Tờ Thời báo New York số ra ngày 25-9-1896 đăng một bản tin cho biết Thống đốc bang North Carolina yêu cầu Thống đốc bang Indiana chỉ định hai đại biểu và hai người dự phòng tham gia một hội nghị toàn quốc để xem xét yêu cầu Quốc hội lựa chọn quốc hoa cho nước Mỹ. Đấy là những thời điểm khởi đầu cho các cuộc vận động bầu chọn quốc hoa của nước Mỹ một cách chính thức. Nhưng quốc hoa cho nước Mỹ lại không dễ lựa chọn chút nào. Có nhiều đề cử khác nhau, từ hoa hồng, hoa cúc vạn thọ cho đến hoa sơn nguyệt quế, hoa ngô, thậm chí là cả cỏ. Bên cạnh hoa hồng, hoa cúc vạn thọ (marigold) là một đề cử được nhiều lần trình ra Quốc hội. Thượng nghị sĩ Dirksen là một người nhiệt thành và kiên trì đề cử hoa cúc vạn thọ cho đến tận lúc ông mất. Bài phát biểu đề cử hoa cúc vạn thọ của Dirksen đã trở thành một bài diễn thuyết kinh điển của nước Mỹ. Trong bài phát biểu của mình, Dirksen nói: "Hoa cúc vạn thọ tràn trề sức sống như thủy tiên, rực rỡ như hoa hồng, kiên nghị như cúc bách nhật, thanh nhã như cẩm chướng, kiêu sa như hoa cúc, hùng dũng như hoa dã yên, bình dị như hoa violet, trang nghiêm như hoa mõm chó". Theo Dirksen, hoa cúc vạn thọ có tất cả những đặc điểm ưu tú của các loài hoa khác, là hoa bản địa của nước Mỹ, mang những bản sắc của con người và nước Mỹ, và xứng đáng là quốc hoa của nước Mỹ. Thế nhưng các Nghị sĩ khác lại không thích hoa cúc vạn thọ bởi vì hoa này mùi không được thơm, không có lịch sử văn hóa, và không có vẻ đẹp rõ rệt. Mặc dù Dirksen không thành công trong cuộc vận động bầu chọn cúc vạn thọ làm quốc hoa, để ủng hộ ông cúc vạn thọ được phát triển trồng rộng rãi ở quê hương ông và một lễ hội hoa cúc vạn thọ được tổ chức hằng năm đã mang tên ông để tưởng nhớ những cố gắng đề cử quốc hoa của ông. Hoa ngô được Thượng nghị sĩ Douglas đề cử. Douglas phát biểu: "Không có gì đẹp bằng cánh đồng ngô lúc trổ hoa". Thế nhưng các Nghị sĩ khác lại thấy hoa ngô không hẳn là hoa. Các cuộc vận động bầu chọn cho các loài hoa khác nhau làm quốc hoa của nước Mỹ diễn ra sôi nổi, tuy không tập trung vào một lúc, mà rải rác trong suốt gần một thế kỷ. Ban Nghiên cứu của Quốc hội thuộc Thư viện Quốc hội đề ra 4 tiêu chí căn bản và 3 tiêu chí mong muốn cho quốc hoa:
1. Bốn tiêu chí căn bản:
- Hoa bản địa của Bắc Mỹ
- Không biến đổi qua quá trình chọn lọc, sinh sản hay lai giống
- Dễ nhận biết, hấp dẫn và phô sắc
- Phổ biến rộng rãi và phát triển được ở ngoài trời ở tất cả các bang
2. Ba tiêu chí mong muốn:
- Dễ phổ biến
- Mọc rộng rãi trên thế giới để làm "đại sứ" cho nước Mỹ
- Có nguồn gốc lịch sử, phổ biến và ưa chuộng từ thời kỳ thuộc địa
(Theo quyển Entropy and the Magic Flute của H.J. Morowitz)
Tiêu chí căn bản thứ tư cần thiết cho nước Mỹ vì nước Mỹ quá rộng, các bang có điều kiện khí hậu khác nhau và không dễ trồng các loại hoa ngoài trời. Tiêu chí mong muốn thứ hai chính là tiêu chí quốc hoa không trùng lặp với quốc hoa của các nước khác. Đến tận năm 1986 Lưỡng viện của Quốc hội Mỹ mới bầu chọn được hoa hồng làm quốc hoa. Ngay lúc đề cử hoa hồng làm quốc hoa, có một chi tiết được yêu cầu làm rõ là tên khoa học của hoa hồng sẽ chọn làm quốc hoa là gì? Và đây cũng là một điều khá rắc rối và các nhà khoa học được yêu cầu làm rõ vấn đề này. Thế nhưng hoa hồng lại quá phong phú về chủng loại, và hằng ngày các loài hoa hồng mới vẫn được tạo ra khá nhiều. Do vậy hoa hồng được chọn làm quốc hoa của nước Mỹ không xác định tên khoa học, được gọi là loại hoa hồng thông thường mà mọi người vẫn thấy hằng ngày. Trong bài diễn văn tuyên bố hoa hồng là quốc hoa, Tổng thống Reagan phát biểu: "Người Mỹ luôn yêu quý các loài hoa mà Chúa đã trang hoàng cho mảnh đất của chúng ta. Thường xuyên hơn các loại hoa khác, chúng ta yêu quí hoa hồng như biểu tượng của cuộc sống và tình yêu và lòng chân thành, của vẻ đẹp và vĩnh hằng. Vì tình yêu đàn ông và đàn bà, vì tình yêu nhân loại và Chúa, vì tình yêu đất nước, người Mỹ, những người nói lên ngôn ngữ của trái tim cũng làm như vậy với hoa hồng".
1. Bốn tiêu chí căn bản:
- Hoa bản địa của Bắc Mỹ
- Không biến đổi qua quá trình chọn lọc, sinh sản hay lai giống
- Dễ nhận biết, hấp dẫn và phô sắc
- Phổ biến rộng rãi và phát triển được ở ngoài trời ở tất cả các bang
2. Ba tiêu chí mong muốn:
- Dễ phổ biến
- Mọc rộng rãi trên thế giới để làm "đại sứ" cho nước Mỹ
- Có nguồn gốc lịch sử, phổ biến và ưa chuộng từ thời kỳ thuộc địa
(Theo quyển Entropy and the Magic Flute của H.J. Morowitz)
Tiêu chí căn bản thứ tư cần thiết cho nước Mỹ vì nước Mỹ quá rộng, các bang có điều kiện khí hậu khác nhau và không dễ trồng các loại hoa ngoài trời. Tiêu chí mong muốn thứ hai chính là tiêu chí quốc hoa không trùng lặp với quốc hoa của các nước khác. Đến tận năm 1986 Lưỡng viện của Quốc hội Mỹ mới bầu chọn được hoa hồng làm quốc hoa. Ngay lúc đề cử hoa hồng làm quốc hoa, có một chi tiết được yêu cầu làm rõ là tên khoa học của hoa hồng sẽ chọn làm quốc hoa là gì? Và đây cũng là một điều khá rắc rối và các nhà khoa học được yêu cầu làm rõ vấn đề này. Thế nhưng hoa hồng lại quá phong phú về chủng loại, và hằng ngày các loài hoa hồng mới vẫn được tạo ra khá nhiều. Do vậy hoa hồng được chọn làm quốc hoa của nước Mỹ không xác định tên khoa học, được gọi là loại hoa hồng thông thường mà mọi người vẫn thấy hằng ngày. Trong bài diễn văn tuyên bố hoa hồng là quốc hoa, Tổng thống Reagan phát biểu: "Người Mỹ luôn yêu quý các loài hoa mà Chúa đã trang hoàng cho mảnh đất của chúng ta. Thường xuyên hơn các loại hoa khác, chúng ta yêu quí hoa hồng như biểu tượng của cuộc sống và tình yêu và lòng chân thành, của vẻ đẹp và vĩnh hằng. Vì tình yêu đàn ông và đàn bà, vì tình yêu nhân loại và Chúa, vì tình yêu đất nước, người Mỹ, những người nói lên ngôn ngữ của trái tim cũng làm như vậy với hoa hồng".
No comments:
Post a Comment