Bài mới

Nhận xét mới

Lối đi mùa xuân

Photobucket

Zenshu có bài haiku sau:

Katakage mo haru wa michi aru sakura kana

và bản dịch của tôi:

Râm mát cũng như mùa xuân
là lối đi
dưới rặng anh đào nở

Khi đọc bài haiku này tôi chợt nhớ tới truyện ngắn Những lối đi dưới hàng cây tăm tối của Bunin. Những lối đi đấy là hình ảnh đặc trưng của mùa xuân nước Nga, trong câu thơ của Ogarev "Cạnh bụi tầm xuân nở hoa đỏ thắm / Là lối đi dưới hàng cây đoạn âm u". Truyện ngắn của Bunin đầy ắp thi vị về phong cảnh nước Nga và con người Nga. Mùa xuân của nước Nga khác với mùa xuân của nước Nhật. Mùa xuân trong bài haiku là những lối đi râm mát đi dưới hàng cây anh đào nở hoa. Lối đi đó không tăm tối, không lốm đốm những đốm đỏ lập lòe của hoa tầm xuân. Lối đi đó sáng láng trắng trời hoa nở và những bóng râm lốm đốm của hoa chiếu xuống con đường đi. Tôi bỗng nhiên tự hỏi lối đi trong mùa xuân ở Việt Nam như thế nào? Và tôi không sao trả lời được!

1 comment:

  1. Chào bác ĐôngA!
    Hơi lạc đề, bác cho tôi hỏi một chút?
    Việc ban tổ chức lễ hội Đền Hùng ghi "bánh trưng" thay vì "bánh chưng" như lâu nay. Không biết cái nào mới là chính xác nhỉ?
    Bởi vì tôi đọc đâu đó có nói là "bánh trưng" là cách viết cổ, lâu ngày mọi người dùng "bánh chưng" nên quen thôi?
    Mọi người lên án cách làm cẩu thả của ban tổ chức lễ hội, nhưng tôi không cho là nó có thể qua được nhiều tầng xét duyệt nếu không có lý do chính đáng?
    Bác có thể tra cứu hộ không?

    ReplyDelete