Trong bài diễn từ nhận giải thưởng Nobel, Kawabata có nói rằng: "người ta gọi Saigyo là nhà thơ của hoa anh đào". Saigyo có nghĩa là Tây hành, pháp danh của Sato Norikiyo, hay còn gọi là Viên Vị, một nhà sư ở thời kỳ Heian (Bình An) của Nhật. Bài tanka sau của Saigyo, khá nổi tiếng về hoa anh đao, vì tôi hay nhìn thấy:
Haru kaze no
hana wo chirasu to
miru yume wa
samete mo mune no
sawagu narikeri
Bản dịch của tôi:
Gió xuân
tán hoa
nhìn thấy trong mơ
tỉnh giấc mà trên ngực
phong tao còn vẩn vương
Chữ "phong tao" này tôi muốn đọc "phong" theo nghĩa là gió, không đọc theo nghĩa là phong tục, "tao" chỉ hành động của gió tán hoa, cũng có nghĩa là phong nhã. Gốc từ sawagu là chữ "tao" này. Bài thơ này vừa là mộng vừa là thực như là ảo như là thật. Thật là không có gió xuân tán hoa. Gió xuân tán hoa là mộng. Nhưng dư âm của gió xuân tán hoa lại là thực, như dư vị của giấc mộng, chút dư lại của ảo trong thế giới thực. Thông thường ta hay nghĩ ảo là dấu ấn của thực. Ở bài thơ này của Saigyo thực là dư vị còn lại của ảo. Nhưng ở đây ảo chính là vẻ đẹp hoàn mỹ, gió xuân tán hoa. Chỉ có sự tuyệt mỹ mới đủ sức mạnh để chuyển được từ ảo sang thực. Bài thơ không nói gió xuân tán hoa là tuyệt mỹ, nhưng chính nó lại toát lên vẻ tuyệt mỹ của gió xuân tán hoa. Đó là vẻ đẹp tinh tế của thi ca. Và cả của cuộc đời.
Thơ hay, nghe lời bình càng thấm,
ReplyDeleteNhưng chữ "tán" nếu thuần Việt biết mấy nghĩa: tán tỉnh, tán tụ, tán nhuyễn... Có thể dụng công kiếm chữ khác đúng cái thần của bài?
Doc xong bai tho cam nhan duoc cai hay 5 phan thi doc loi binh cua bac tham them 5 phan hay nua, bac binh tho hay qua.
ReplyDelete