Đây là một loại cúc khác với cúc quản và cúc hậu, có tên gọi là "đại quách" (oodukami). Loại cúc này phần tâm hoa cánh hoa cuộn vào giữa. Kiểu cánh hoa cúc cuộn lại dễ có liên tưởng không được đẹp lắm trong văn hóa xa xưa của Nhật.
Ransetsu có bài haiku sau:
Ki-giku shira-giku sono hoka no nawa nakumo gana
và bản dịch của tôi:
Cúc trắng, cúc vàng
những tên nào khác
không có nữa
Đối với Ransetsu cúc vàng, cúc trắng là hai loại cúc đẹp nhất. Khi chưa biết hoa cúc thì dễ tưởng rằng hoa cúc nào cũng tuyệt mỹ. Nhưng một khi đã biết tới hoa cúc thì dưới gầm trời này lại có hoa cúc nào tuyệt mỹ hơn cúc trắng, cúc vàng. Khi đọc bài haiku này tôi chợt nhớ tới lời của Ngô Thì Nhậm: "Ta thường nghĩ, người bình thường có bốn điều không thể biết đó là: chơi hoa châu lan không biết thơm, uống chè Long tỉnh không biết ngon, nghe khúc điệu cung đình không biết vui, đọc thơ Cầm sắt không biết hay. Bởi vì bốn cái ấy thanh cao quá, không thích hợp với người thường vậy. Tuy vậy, đó là nói chưa biết mà thôi. Còn khi đã biết rồi, thì ở dưới trời này, những cái gọi là hoa, là trà, là khúc, là thơ, có cái gì lại cao diệu hơn được những cái ấy". So với Ngô Thì Nhậm, tôi chỉ cảm được bài thơ Cầm sắt. Hoa châu lan có hương thế nào tôi không biết. Uống trà Long tỉnh, tôi không cảm được vị ngon của nó. Còn khúc điệu cung đình thế nào thật là mờ mịt. Vậy thì làm sao mà cảm được những điều cao diệu để mà viết ra?
Nhưng với hoa cúc có được bao nhiêu người biết thưởng thức hoa?
Ransetsu có bài haiku sau:
Ki-giku shira-giku sono hoka no nawa nakumo gana
và bản dịch của tôi:
Cúc trắng, cúc vàng
những tên nào khác
không có nữa
Đối với Ransetsu cúc vàng, cúc trắng là hai loại cúc đẹp nhất. Khi chưa biết hoa cúc thì dễ tưởng rằng hoa cúc nào cũng tuyệt mỹ. Nhưng một khi đã biết tới hoa cúc thì dưới gầm trời này lại có hoa cúc nào tuyệt mỹ hơn cúc trắng, cúc vàng. Khi đọc bài haiku này tôi chợt nhớ tới lời của Ngô Thì Nhậm: "Ta thường nghĩ, người bình thường có bốn điều không thể biết đó là: chơi hoa châu lan không biết thơm, uống chè Long tỉnh không biết ngon, nghe khúc điệu cung đình không biết vui, đọc thơ Cầm sắt không biết hay. Bởi vì bốn cái ấy thanh cao quá, không thích hợp với người thường vậy. Tuy vậy, đó là nói chưa biết mà thôi. Còn khi đã biết rồi, thì ở dưới trời này, những cái gọi là hoa, là trà, là khúc, là thơ, có cái gì lại cao diệu hơn được những cái ấy". So với Ngô Thì Nhậm, tôi chỉ cảm được bài thơ Cầm sắt. Hoa châu lan có hương thế nào tôi không biết. Uống trà Long tỉnh, tôi không cảm được vị ngon của nó. Còn khúc điệu cung đình thế nào thật là mờ mịt. Vậy thì làm sao mà cảm được những điều cao diệu để mà viết ra?
Nhưng với hoa cúc có được bao nhiêu người biết thưởng thức hoa?
No comments:
Post a Comment