Trong tiểu thuyết Ignorance, Milan Kundera có nhắc tới một khổ thơ của Jan Skacel: Skacel miêu tả nỗi buồn quanh ông, ông muốn cầm nỗi buồn đấy trong tay mang tới một nơi nào đó thật xa và lấy nó tự dựng một ngôi nhà; ông muốn tự giam mình trong ngôi nhà đó suốt ba trăm năm, suốt ba trăm năm không mở cửa, không mở cửa cho bất kỳ ai.
Nỗi buồn của Skacel được Kundera dẫn chiếu về nỗi buồn chính trị. Skacel mất vào ngày 7 tháng 11 năm 1989. Mười ngày sau sinh viên, học sinh ở Praha biểu tình, mở đầu cho một kết thúc chính trị. Ba trăm năm của một nỗi buồn. Một cảm nhận không được chính xác? Ba trăm năm, không phải là một đời người, nhiều đời người, là một quãng thời gian xa thắm, không xác định được, không tiên liệu được, cũng như "tam bách dư niên hậu" của Nguyễn Du. Ba trăm năm của hoài vọng và vô vọng.
Tôi không biết Jan Skacel. Đến khi đọc Kundera mới biết tên ông, biết bài thơ về ngôi nhà làm bằng một nỗi buồn (tôi luôn nghĩ là một nỗi buồn, không phải nỗi buồn cũng như nhiều nỗi buồn), và đóng cửa suốt ba trăm năm. Tôi không thể nào hình dung được, nếu Skacel sống thêm hai mươi năm nữa, ông có còn tiếp tục giam mình trong ngôi nhà đấy nữa không. Một ngôi nhà làm bằng một nỗi buồn giữa những hân hoan xung quanh? Nhưng ông ở trong ngôi nhà đấy, không mở cửa thì làm sao mà biết được điều gì đã xảy ra xung quanh. Skacel đã không chờ được cái ngày vô vọng của ba trăm năm đến.
Bài thơ của Skacel giản dị hơn nhiều. Tầng chính trị của bài thơ đã được Kundera sơn phết. Sơn phết lên những lý do "mang tính chất hiện sinh", "không thể thổ lộ" và "chỉ có thể nín lặng". Bài thơ của Skacel như sau:
je tolik smutku lze ho zdvíhat
na břehu moře vystavět
si z něho dům a neotvírat
kambalám dveře tři sta let
Bài thơ này tôi không dịch được. Nhưng smutky là nỗi buồn, moře là biển cả, dům là ngôi nhà, neotvírat là không mở, dveře là cửa, tři sta let là ba trăm năm. Những từ có gốc Slavic.
Nỗi buồn của Skacel được Kundera dẫn chiếu về nỗi buồn chính trị. Skacel mất vào ngày 7 tháng 11 năm 1989. Mười ngày sau sinh viên, học sinh ở Praha biểu tình, mở đầu cho một kết thúc chính trị. Ba trăm năm của một nỗi buồn. Một cảm nhận không được chính xác? Ba trăm năm, không phải là một đời người, nhiều đời người, là một quãng thời gian xa thắm, không xác định được, không tiên liệu được, cũng như "tam bách dư niên hậu" của Nguyễn Du. Ba trăm năm của hoài vọng và vô vọng.
Tôi không biết Jan Skacel. Đến khi đọc Kundera mới biết tên ông, biết bài thơ về ngôi nhà làm bằng một nỗi buồn (tôi luôn nghĩ là một nỗi buồn, không phải nỗi buồn cũng như nhiều nỗi buồn), và đóng cửa suốt ba trăm năm. Tôi không thể nào hình dung được, nếu Skacel sống thêm hai mươi năm nữa, ông có còn tiếp tục giam mình trong ngôi nhà đấy nữa không. Một ngôi nhà làm bằng một nỗi buồn giữa những hân hoan xung quanh? Nhưng ông ở trong ngôi nhà đấy, không mở cửa thì làm sao mà biết được điều gì đã xảy ra xung quanh. Skacel đã không chờ được cái ngày vô vọng của ba trăm năm đến.
Bài thơ của Skacel giản dị hơn nhiều. Tầng chính trị của bài thơ đã được Kundera sơn phết. Sơn phết lên những lý do "mang tính chất hiện sinh", "không thể thổ lộ" và "chỉ có thể nín lặng". Bài thơ của Skacel như sau:
je tolik smutku lze ho zdvíhat
na břehu moře vystavět
si z něho dům a neotvírat
kambalám dveře tři sta let
Bài thơ này tôi không dịch được. Nhưng smutky là nỗi buồn, moře là biển cả, dům là ngôi nhà, neotvírat là không mở, dveře là cửa, tři sta let là ba trăm năm. Những từ có gốc Slavic.
Nếu bác không dịch thơ, thì cũng nên dịch nghĩa, tôi rất thích những bài thơ bác thích.
ReplyDeleteCăn bản tôi không biết tiếng Czech nên không dám dịch. Những từ có gốc (hay gần gũi) Slavic thì tôi có thể phỏng đoán. Nội dung của bài thơ này như Kundera viết trong tiểu thuyết Ignorance, nhưng ông ta đã thêm mắm muối vào. Cụ thể bài thơ có nghĩa như sau theo sự phỏng đoán của tôi:
ReplyDeleteCó bao nhiêu buồn mang tới
Nơi bờ bãi biển dựng lên [lưu ý: nước Tiệp không có biển]
Ngôi nhà cho hắn và không mở
Cánh cửa suốt ba trăm năm
Ngọng dịch thơ thế này:
ReplyDeleteMang tất cả buồn thương nếm trải
dựng ngôi nhà nơi bờ biển xa xăm
như thờn bơn, cửa chỉ luôn một mặt
không trở mình tới mấy trăm năm.
tôi nghĩ 300 năm của Skacel khác 300 trăm năm của Nguyễn Trãi nên phỏng dịch ý là muốn né tránh đời thật lâu. Nguyễn Trãi có vẻ tiên lương "...dư niên hậu" thế nào, còn ông này hình như chỉ muốn lánh đời - gặm nhấm nỗi buồn chăng?
Xin được chỉ giáo thêm.
Bác sửa dùm N.Trãi là Tố Như kẻo lại giống cái cmt phía trên thì ngọng nặng mất. Thanks,
ReplyDelete