Bài mới

Nhận xét mới

Vollmann nói về Shostakovich

Tạp chí Văn học nước ngoài của Nga, số 5/2009 có giới thiệu về cuốn truyện "Châu Âu - đầu mối" của Vollmann (theo bài viết thì tên cuốn truyện "Europe Central" nếu dịch là "Trung Âu" thì không chuẩn, bởi vì châu Âu ở đây được nói tới như một nhà ga trung tâm, nơi các con đường giao nhau, là ngã ba đường của lịch sử châu Âu thế kỷ 20, bi kịch và nghiệt ngã). Trong bài viết có trích một đoạn trong bài phỏng vấn Vollmann trên báo Ведомости. Bài phỏng vấn có đoạn:

- Chính điểm gì trong số phận của Shostakovich làm anh cảm động?

- Khi còn trẻ, tôi rất thích lý tưởng cộng sản. Và cả bây giờ tôi vẫn thích, nhưng đáng tiếc, cố gắng thực hiện nó thường dẫn đến giết người. Tôi nghĩ, Shostakovich ban đầu tin tưởng chân thành vào các khẩu hiệu của Stalin, đại loại như "Sống trở nên tốt hơn, các đồng chí, sống trở nên vui hơn". Nhưng khi xảy ra tai nạn với "Bà Macbeth", và cuộc truy sát bắt đầu, ông chợt hiểu ra, mình đang ở mức nguy hiểm nào. Khi đấy cuộc sống của ông bắt đầu thay đổi. Bước ngoặt mới đã đến sau khi phát xít tấn công, khi đó Shostakovich, rõ ràng, quyết định tạm thời quên chế độ Stalin, và sát cánh cùng với đất nước mình. Nhưng sau chiến tranh, ảo tưởng của ông tan biến còn nhanh hơn. Ông cố gắng giữ những gì trinh nguyên trong lòng còn sót lại trong nghệ thuật của mình, nhưng trong đó đã bỏ lại tất cả những thứ khác cùng với già đi. Tôi thường xuyên tưởng tượng mình ở vị trí của ông: tôi sẽ làm gì nếu tôi là Shostakovich?. Tôi sẽ đầu hàng. Tôi thấy thương ông: ông buộc phải sống trong một tình thế mà để giữ mình trong sạch là điều không thể. Những người bình thường và cả những người tốt có lúc buộc phải đấu nhau trong quyền lợi của các chế độ bất nhân. Ý nghĩ này buộc tôi viết cuốn truyện với tất cả sức lực.

- Anh có cho rằng nghệ sĩ thỏa hiệp với chính quyền vẫn có thể tự do trong sáng tác?

- Tôi nghĩ rằng Shostakovich vẫn chân thực trong âm nhạc của mình. Khi tôi nghe, ví dụ bản Opus 110 hay bản giao hưởng số 8 thì tôi cảm thấy đấy là các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất, chúng không đơn thuần trò chuyện với tôi, chúng thét vào tôi. Shostakovich đã trải qua những khoảng thời gian khủng khiếp và tố cáo chúng. Như vậy đối với tôi Shostakovich là một anh hùng.


- Theo anh, tại sao trong thời kỳ Stalin, mặc dù chịu áp lực nặng nề nhưng Shostakovich vẫn bật lại chế độ được, nhưng dưới thời Khrushchev khi áp lực đã đỡ hơn rất nhiều, ông lại vào Đảng và ký vào bức thư phản đối Sakharov?

- Có thể bởi vì Nina vợ ông mất và ông cảm thấy mình cô độc. Như tôi hiểu, bà luôn luôn đứng lên bảo vệ ông và nói "không". Mà đối với ông "không" rất phức tạp.  Ông có tính buồn cười như thế này - khi người ta yêu cầu ông, ví dụ, thay đổi gì đó trong bản nhạc, ông luôn trả lời: "Vâng, tất nhiên! Tôi nhất định sẽ đưa chúng vào bản giao hưởng sau của tôi" - và tất nhiên là ông chẳng bao giờ làm điều đó. 

[....]

- Ở nước Nga nhiều người tin rằng nền chuyên chính có lợi cho sáng tác, giúp đỡ các nghệ sĩ tập trung.

- Đúng vậy, một số tác phẩm nổi bật của Đông Âu mà tôi từng đọc, - các tiểu thuyết của Konwicki hay của Kundera thưở đầu từng thành công như vậy chính bởi vì đã được tạo ra trong những hoàn cảnh áp bức. Nhưng cuốn truyện cuối cùng của Konwicki, viết sau này, khi chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan đã đổ, không tạo ra ấn tượng cho tôi như trước, chẳng hạn như cuốn "Mộng thư đương thời". Bất kỳ sự kiện chấn thương nào cũng có thể được các nghệ sĩ sử dụng để tạo ra thứ gì đó rất rất  xúc động. "Kinh cầu hồn" của Akhmatova cũng là một trường ca rất can trường, mà thậm chí ngay bây giờ, chỉ qua bản dịch thôi cũng đã khiến tôi đổ lệ.

- Cuốn tiểu thuyết có tên là "Trung Âu", nhưng nó lại gần như chẳng hề đả động riêng tới Trung Âu: Hung, Ba Lan hay Tiệp.

- Tiểu thuyết viết về hai chế độ thù địch mà thậm chí có thể gọi là hai đế chế. Đế chế này muốn nuốt chửng đế chế kia. Nước Đức phát xít tuyên bố: "Ta là châu Âu, ta ở trung tâm thế giới, ta sẽ kiểm soát toàn bộ châu Âu, cả nước Nga trong đấy". Sau trận Stalingrad và Kursk Liên Xô trả lời: "Biết gì không? Ta sẽ đến châu Âu, và châu Âu sẽ trở thành vệ tinh của ta". Cả hai chế độ đều sử dụng từ "châu Âu", nhưng chính châu Âu lại buộc thành lãnh thổ phế bỏ. và mối đế chế chuẩn bị trở thành trung tâm của châu Âu, đẩy châu Âu ra lề.

- Tại sao trong tất cả các nhân vật của tiểu thuyết, cả Nga lẫn Đức, nhân vật chính anh lại chọn Shostakovich?

- Tôi nhìn thấy mình trong Shostakovich, ông rất gần gũi tôi. Tôi cũng là một người sáng tác và cũng ít nhiều lý tưởng giống như Shostakovich lúc ban đầu trên con đường của mình. Nỗi buồn của ông rất thân quen với tôi. Tôi không thường xuyên tới nước Nga, tất cả có hai lần, nhưng cả hai lần tôi đều cảm thấy thích thú và xao xuyến rất lớn. Và tôi rất muốn biết nước Nga tốt hơn. 

6 comments:

  1. Em nghĩ là «Леди Макбет» có lẽ bác Đông A nên dịch thành "Lady Macbeth" thì đúng hơn, vì đây là tên một vở opera của Shostakovich dựa trên một truyện ngắn cùng tên của Leskov - "Леди Макбет Мценского уезда" ("Катерина Измайлова"), mà phương Tây thì quen gọi là "Lady Macbeth of the Mtsensk District"

    ReplyDelete
  2. @Nina: Dịch "Lady" thành "bà" có gì là sai? Để nguyên "lady" thì dễ quá, chỉ có điều không phải ai cũng hiểu. Nếu trịnh trọng hơn chút nữa thì dịch là "Quý bà Macbeth", cũng được nhỉ?

    ReplyDelete
  3. Thưa các bác Huybau và Đông A. Em nghĩ đơn giản - người Việt Nam thì không mấy ai biết tác phẩm này của Shostakovich. Nếu có thì cũng biết giống như người Âu Mỹ - biết nó dưới cái tên "Lady Macbeth of the Mtsensk District". Vì vậy cho nên để là "Lady Macbeth" sẽ tiện hơn cho những ai muốn tra cứu. Còn nếu muốn thuần Việt, thì có lẽ nên dịch thành "Phu nhân Macbeth" - vì đây là ý vừa trịnh trọng vừa mỉa mai của Leskov khi đặt tên cho truyện ngắn của mình. Tất nhiên đây chỉ là một tiểu tiết rất nhỏ, nhưng em ngưỡng mộ bác Đông A nên muốn góp ý thôi.

    ReplyDelete
  4. Chú Đông A này muốn khoe chữ thôi, chứ trình độ tiếng Nga a bờ cờ thôi, lại dùng xảo thuật dịch tự động đây mà !

    ReplyDelete
  5. Truyện này dịch ra tiếng Việt là "Phu nhân Macbeth...". Có lẽ gọi là truyện vừa thì chính xác hơn truyện ngắn.

    ReplyDelete
  6. có một điều rất đáng ghét ở phương Tây khi nhìn nhận về Shos là lúc nào cũng nói kiểu "thật tội nghiệp Shos, chắc ông phải run rẩy dưới chính LX lắm..."

    Ôi trời...

    ReplyDelete