Đây là hoa đồng cỏ nội. Hoa này li tí, đường kính chỉ độ vài mm, có màu xanh tím. Tên khoa học là Trigonotis peduncularis. Người Nhật gọi là hồ qua thảo. Hồ qua có nghĩa là dưa chuột. Thân cành cây này có mùi vị giống như cây dưa chuột nên có tên gọi như vậy. Tiếng Anh là cucumber herb. Tiếng Việt có thể gọi là cỏ dưa chuột hay văn hoa là hồ qua thảo.
Đồng cỏ tháng 4 thường thấy hoa này. Những chấm sáng xanh tím li ti trên một nền cỏ biếc. Ki no Tsurayuki có bài tanka sau trong Cổ kim Hòa ca tập, bài số 25:
Tôi dịch từ bản dịch tiếng Anh:
Bạn tôi
Phanh áo dưới mưa xuân
Từng hạt rơi xuống
Đồng cỏ xanh
Tươi hơn bao giờ hết
Bài tanka (đoản ca) có cấu trúc xác định, gồm 31 âm tiết chia thành 5 câu: 5-7-5-7-7, gồm hai vế, vế đầu 5-7-5 và vế sau 7-7, liên kết bằng âm điệu hay bằng ngữ nghĩa. Thơ Nhật không có quy tắc về vần và thanh như thơ Việt Nam hay thơ Hán. Khi dịch sang các ngôn ngữ khác, số lượng âm tiết trong bài tanka thường bị bỏ qua, chỉ giữ lại cấu trúc 5 câu. Ở bài tanka trên, vế đầu là một người hứng mưa xuân, vế sau là đồng cỏ. Mưa xuân khiến cho màu sắc đồng cỏ càng xanh tươi cũng như những giọt mưa xuân rơi xuống cơ thể con người càng khiến con người tươi trẻ hơn. Con người và thiên nhiên dường như đã hòa quyện làm một, không có đối lập con người - đồng cỏ - mưa xuân.
Đồng cỏ tháng 4, tháng 5 thường đem cảm giác thanh bình tự nhiên. Chẳng biết có phải vì hoa đồng cỏ nội?
Đồng cỏ tháng 4 thường thấy hoa này. Những chấm sáng xanh tím li ti trên một nền cỏ biếc. Ki no Tsurayuki có bài tanka sau trong Cổ kim Hòa ca tập, bài số 25:
wagaseko ga koromo Farusame Furu gotoni nobe no midori zo iro masarikeru | My friend Spreads wide his cloak in a spring shower; With every fall The green fields are More verdant than ever. |
Bạn tôi
Phanh áo dưới mưa xuân
Từng hạt rơi xuống
Đồng cỏ xanh
Tươi hơn bao giờ hết
Bài tanka (đoản ca) có cấu trúc xác định, gồm 31 âm tiết chia thành 5 câu: 5-7-5-7-7, gồm hai vế, vế đầu 5-7-5 và vế sau 7-7, liên kết bằng âm điệu hay bằng ngữ nghĩa. Thơ Nhật không có quy tắc về vần và thanh như thơ Việt Nam hay thơ Hán. Khi dịch sang các ngôn ngữ khác, số lượng âm tiết trong bài tanka thường bị bỏ qua, chỉ giữ lại cấu trúc 5 câu. Ở bài tanka trên, vế đầu là một người hứng mưa xuân, vế sau là đồng cỏ. Mưa xuân khiến cho màu sắc đồng cỏ càng xanh tươi cũng như những giọt mưa xuân rơi xuống cơ thể con người càng khiến con người tươi trẻ hơn. Con người và thiên nhiên dường như đã hòa quyện làm một, không có đối lập con người - đồng cỏ - mưa xuân.
Đồng cỏ tháng 4, tháng 5 thường đem cảm giác thanh bình tự nhiên. Chẳng biết có phải vì hoa đồng cỏ nội?
No comments:
Post a Comment