Hai vụ bắt người gần đây, vụ bắt ông Phạm Chí Dũng và vụ bắt ông Trương Duy Nhất dường như có những biểu hiện khác nhau. Vụ bắt ông Phạm Chí Dũng rất lặng lẽ, chỉ có báo Tuổi trẻ đăng một mẩu tin rất ngắn, đăng lên rồi rút xuống biên tập lại. Vụ bắt ông Trương Duy Nhất rất ồn ào, truyền thông đưa tin ngay lập tức. Vụ bắt ông Phạm Chí Dũng trong giới blogosphere chỉ có blog của nhà báo Hồ Thu Hồng là có đưa thông tin. Vụ bắt ông Trương Duy Nhất chưa thấy một blogger nào có thông tin gì, nhưng các trang trái phải trung dung thì lại bình luận rất sôi động, đặc biệt các trang có vẻ như là dư luận viên đưa những bình luận hướng tới định hướng thông tin mà trước đây hoàn toàn im lặng trong vụ bắt ông Phạm Chí Dũng. Cả ông Phạm Chí Dũng lẫn ông Trương Duy Nhất đều là những người mà dư luận cảm thấy rằng họ có mối quen biết với những nhân vật cao cấp nhất định, và hơn nữa dường như có những mối quan hệ nhất định với những cơ quan tình báo, an ninh quốc gia nếu không phải trong hiện tại thì cũng là trong quá khứ, nếu không phải là thông tin chính thức thì cũng là tin đồn dư luận. Những chỉ dấu khác nhau đó đối với những nhân vật có nền tảng tương đồng nói lên điều gì? Rõ ràng một vụ không muốn thu hút sự chú ý của công luận, vụ kia muốn công luận chú ý hay ít nhất là không thể muốn công luận không chú ý. Song có điểm, một lực lượng đông đảo dường như là dư luận viên tham gia thì ắt hẳn phải có sự liên kết chỉ đạo hay ít nhất là có một sự tương cầu nào đó, khác với một blogger duy nhất tuồn thông tin theo kiểu tin vỉa hè. Vụ ông Phạm Chí Dũng không thấy có thông tin cơ quan công an từng làm việc với ông trước khi bị bắt về chuyện viết lách, còn vụ ông Trương Duy Nhất thì chính ông Trương Duy Nhất từng cho biết trên blog của mình về chuyện từng được làm việc với cơ quan công an. Vụ ông Phạm Chí Dũng hậu cát, còn vụ ông Trương Duy Nhất chưa biết sẽ thế nào. Thông tin về vụ ông Trương Duy Nhất còn thiếu rất nhiều mảnh để có thể lắp thành một bức tranh ghép, song báo chí có thể khai thác thêm ở Viện Kiểm sát, mặc dù không nhiều, khác với vụ ông Phạm Chí Dũng tuy không có mảnh ghép thật nào nhưng những mảnh ghép luận từ thông tin ảo cũng đủ hình dung một bức tranh nhất định. Có khi phải chờ thông tin từ nhà báo Hồ Thu Hồng, bất kể là thật hay ảo để tạo thành những mảnh ghép. Có thể không thích nhà báo Hồ Thu Hồng, nhưng những thông tin của bà bất kể như thế nào đều có giá trị nhất định và hữu ích. Không biết nhà báo Hồ Thu Hồng, sau những sóng gió, có còn "trần gian" và "yêu quá đời này" nữa không?
Nhân tiện việc này, tôi cố thử tưởng tượng ra cảnh bác Đông A bị bắt thì dư luận ồn ào hay lặng lẽ và không biết phải dựa vào đâu để có những mảnh ghép vì bác không công khai tên tuổi cũng như các mối quan hệ của mình.
ReplyDeleteCũng sầu thảm thật và tôi nhớ tới bức tranh phong cảnh với cú rơi của Icarus của Bruegel.
DeleteThật tình tôi cũng lo cho ĐA. Cảm giác bị bắt, bị nhốt, nhất là trong lặng lẽ, là cảm giác thật khủng khiếp. Tôi nghĩ ĐA nên đóng blog, hay chuyển sang hoa lá cành cho an toàn. Tôi khuyên thật lòng.
DeleteSao nhể, nếu Đ.A bị bắt thì chắc chúng ta đều bị chui vào " dọ" hết à? Ai dám nghĩ, dám nói đều chung 1 số phận hay sao nhể?
DeleteCó chuyện gì lại không thể xảy ra ở đất nước của chúng ta được chứ? Bởi vậy thân phận con người trong một đất nước như vậy vô cùng mỏng manh, đầy bất trắc và bi thương.
DeleteDầu sao thì tôi thấy mình vẫn còn may mắn chán vì có quá nhiều thứ để thưởng ngoạn. Tôi còn đầy cỏ cây hoa lá thi ca nhạc họa để giam mình triền miên trong đó, trong những giấc ngủ dài không biết có những giấc mơ sẽ đến hay không, và không đến nỗi như Skacel đi thật xa, xây một ngôi nhà bằng nỗi buồn của mình và giam mình trong đó suốt 300 năm, và không thể đợi thêm được 10 ngày khi những chùm chìa khóa leng keng.
Giam mình trong cỏ cây hoa lá vị tất đã là một điều gì đó bất hạnh, vì vẫn trong niềm yêu thích vô tận của một kiếp nhân sinh.
Chắc chắn giam mình trong cỏ cây hoa lá ít bất hạnh hơn là giam mình vào vũng lầy của cuộc chiến giành giật quyền bính và tiền bạc, Đ.A à.Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã đi ở ẩn đến cuối đời để khỏi phải nhìn cảnh của triều chính thối tha, nước nhà tan nát, dân tình khốn khó.
DeleteBác quên một yếu tố này, Phạm Chí Dũng khi bị bắt dân cư mạng ít ai biết đến, ông ta cũng không phải là một hot blogger, còn Trương Duy Nhất thì ngược lại.
ReplyDeleteBác ở ẩn đi, nếu có hứng thì post cỏ cây hoa lá tiêu khiển thôi.Em thật.:D
ReplyDeletehic hic.. em thấy bác post cỏ cây hoa lá toàn bằng máy chụp tự động.. bác mua một con dslr rẻ nhất (tầm 10 triệu) là có thêm cái để chia sẻ với anh em.. lúc đó việc "giam mình" của bác cũng rất là thú đấy ạ..
ReplyDelete