Bài mới

Nhận xét mới

Ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp của trang Cùng viết Hiến pháp

Trang Cùng viết Hiến pháp do các GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và ông Nguyễn Anh Tuấn khởi xướng vừa công bố bản ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp. Tham gia ký tên vào bản ý kiến này, ngoài 3 người khởi xướng, còn có những thành viên biên tập khác Nguyễn Ái Cần, Vũ Công Giao (Khương Duy), Trần Kiên, Bùi Đức Lại, Nguyễn Xuân Long. Riêng GS Nguyễn Đăng Dung là thành viên ban biên tập trang Cùng viết Hiến pháp nhưng không tham gia soạn thảo bản ý kiến cũng như ký tên. Tôi thấy như vậy rất là minh bạch.  Những ý kiến chính của trang Cùng viết Hiến pháp được xây dựng trên những nguyên tắc chung sau:

1. không sửa những điều khoản đang vận hành ổn định;
2. bỏ (hoặc sửa) những điều khoản trong thực tế đã tỏ ra lạc hậu, kìm hãm sự phát triển hoặc là mầm mống của những mâu thuẫn, mất ổn định nghiêm trọng trong xã hội;
3. bổ sung những điều khoản tạo điều kiện tăng cường sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị, quy định chế độ trách nhiệm cá nhân của công chức, viên chức và cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
4. tiếp cận phù hợp với thực tế chính trị, sửa Hiến pháp để thúc đẩy tiến bộ xã hội trong ổn định.

Trên cơ sở nguyên tắc chung như vậy trang Cùng viết Hiến pháp nêu những ý kiến sau:

1. Về điều 4: trang Cùng viết Hiến pháp cho rằng đó là một thực tế lịch sử nên giữ nguyên, mặc dù đã cho rằng đưa điều 4 vào Hiến pháp là không cần thiết nhưng lại e ngại rằng "trong hoàn cảnh hiện tại, việc bỏ Điều 4 có thể dẫn đến những hậu quả chưa thể lượng định đối với tiến trình phát triển trong ổn định của đất nước". So với Sakharov, các GS của chúng ta còn có một khoảng cách xa về tầm nhìn nhận định, và vẫn chưa thoát ra khỏi nỗi sợ "bất ổn định" từ thời bao cấp. Điểm này cũng không quá khó hiểu vì những người ký vào bản ý kiến là những người lớn lên trong thời kỳ bao cấp và nỗi sợ "bất ổn định" có lẽ thường trực trong tâm khảm của họ. Tôi có quan điểm khác với trang Cùng viết Hiến pháp. Tôi cho rằng những góp ý sửa đổi Hiến pháp ở những vấn đề mấu chốt không có ý nghĩa hay giá trị gì đối với nhà cầm quyền, bởi vì những góp ý đó không có lực lượng chính trị hậu thuẫn. Do vậy không việc gì phải e ngại rằng ý kiến của mình sẽ thành sự thật ngay trong ngắn hạn. Lo điều 4 bị xóa bỏ trong ngắn hạn dẫn đến bất ổn là lo bò trắng răng. Cần phải đưa ra những ý kiến cải cách mạnh mẽ nhất để gia tăng áp lực lớn nhất làm động lực thay đổi trong dài hạn. Những người nổi tiếng, những người của công chúng, nếu có thể làm được thì nên làm.

2. Về điều khoản lực lượng vũ trang: trang Cùng viết Hiến pháp bác bỏ 3 điểm: lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng; lực lượng vũ trang phải bảo vệ Đảng; lực lượng vũ trang có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

3, Về điều khoản phúc lợi xã hội: trang Cùng viết Hiến pháp đề nghị giữ nguyên "Bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí". Đây là đề nghị dễ được chấp nhận.

4. Về điều khoản ngôn ngữ quốc gia: trang Cùng viết Hiến pháp đề nghị bỏ trống theo kiểu mặc định hiển nhiên.

5. Về quyền con người và quyền công dân: trang Cùng viết Hiến pháp đề nghị bỏ các quy định chung chung giới hạn quyền con người.

6. Về sở hữu đất đai: trang Cùng viết Hiến pháp đề nghị đa sở hữu về đất đai, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân.

7. Về tài phán Hiến pháp: trang Cùng viết Hiến pháp nêu một số điểm bổ sung để thực thi tốt tài phán Hiến pháp.

Trang Cùng viết Hiến pháp không nêu ý kiến về tam quyền phân lập, về phúc quyết Hiến pháp. Về tam quyền phân lập, trang Cùng viết Hiến pháp không đưa ra cũng dễ hiểu bởi vì trang Cùng viết Hiến pháp không phản đối điều 4. Không thể xây dựng một chế độ tam quyền phân lập khi vẫn còn điều 4.

8 comments:

  1. Rất ít người biết đầy đủ về tam quyền phân lập.

    Tam quyền phân lập, hiểu đơn giản nhất, là chia tách 3 quyền: lập pháp - hành pháp - tư pháp trong cùng một bộ máy nhà nước để chúng hoạt động độc lập và giám sát nhau.

    Phân chia quyền lực trong cùng bộ máy nhà nước nhé, không phải phân chia quyền lực giữa các đảng. Vì thế, đa đảng hay độc đảng chẳng ảnh hưởng đến việc phân chia này.

    Tranh cãi thường xoay quanh giữa phân chia hành pháp - tư pháp. Hà hà, ở Mỹ, thẩm phán Tòa tối cao được bổ nhiệm trọn đời để tránh sự tác động đảng phái.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ai, ở đâu, có người hiểu "tam quyền phân lập" là "đa [3] đảng" vậy Cam? Cho dẫn chứng đi em.

      Delete
  2. Miến điện có báo chí tư nhân:

    Báo chí tư nhân ra mắt ở Miến Điện

    May cho dân Myanmar, tuy sống dưới chế độ độc tài nhưng là độc tài không CS.

    ReplyDelete
  3. Dư luận viên Cam Cam hiểu biết thế về dân trí thì làm sao hoàn thành tốt nhiệm vụ đảng trao????

    ReplyDelete
  4. Trong khi bản phân tích kết quả khảo sát của trang Cùng viết hiến pháp rất tốt, thì Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của trang Cùng viết Hiến pháp rất đáng thất vọng.
    Đề xuất này thậm chí còn không dựa trên kết quả khảo sát về những điều then chốt, vậy tiến hành khảo sát làm gì?
    Không có áp lực gì mà tri hành bất nhất như vậy, nếu sống và làm việc ở trong nước thì ra sao?

    ReplyDelete
  5. Lại có bác nào ở đâu bảo mọi người phải bơi thuyền ra biển đánh giặc Thát. Bác ấy chắc đang nghiên cứu thời tiền sử, chứ thời nay là chiến tranh tri thức, giặc mà mù chữ, lại không có giải Fields, thì em chả sợ, hihi.

    ReplyDelete
  6. Giặc có ăn thêm cá, thông minh thêm ra, thì láng giềng cũng đỡ khổ. Em chỉ sợ ngư dân ta đánh cá về, ướp phân u-rê, cho cả nước ăn, thì vừa thêm ung thư, mà sợ gen di truyền cũng suy thoái cho vài thế hệ. Lúc ấy có khi mình lại ngu hơn nó !

    ReplyDelete
  7. Câu hỏi là: Tại sao các vị GS tu nghiệp ở nước ngoài lại có thể viết một cái văn bản ngô nghê đến như vậy?

    Tôi sẽ trả lời thông qua những biểu hiện của trang CVHP và cá nhân của các vị GS: Họ viết ngây ngô như vậy bởi vì các lý do sau:

    - Thứ nhất, bản thân GS Ngô Bảo Châu đang tham gia lãnh đạo trong guồng máy cộng sản và ông được hưởng lợi từ chế độ hiện hành, ông lên tiếng bảo vệ cho sự độc tài cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, gia đình (bố, mẹ) ông hiện đang ở trong nước, ông là con ngoan chắc không bao giờ muốn bố mẹ mình bị liên lụy, sách nhiễu. Xưa nay, có hai điều buộc người ta phải làm việc theo chỉ đạo của người khác, đó là: mối lợi và sự sợ hãi. Ông Ngô Bảo Châu cũng không thể tránh được hai điều này.

    - Thứ hai, trong thành phần điều hành của trang CVHP có các ông đang là Đảng viên CS, như là ông Bùi Đức Lại thậm chí đã được tặng thưởng giải gì đó vì viết bài ca ngợi đảng, vậy việc ông ủng hộ cho chế độ độc tài cộng sản là hiển nhiên!

    - Thứ ba, ông Nguyễn Anh Tuấn thì khỏi phải bàn, chính là người đại diện cho quyền lực mềm của Đảng CS, ra nước ngoài để quy tụ các trí thức có cảm tình hoặc có ràng buộc ít nhiều về vật chất với Đảng CS.

    Tóm lại, màn hài kịch múa rối này chưa kết thúc nhưng tôi đã hình dung được người dật dây đang điều khiển các con rối!

    ReplyDelete