Mấy hôm nay thiên hạ đang tranh cãi ầm ĩ về chuyện có nên xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc. Ông Trần Lâm Biền nói rằng: "Đàn Xã Tắc là đàn gắn với Tổ tiên, gắn với trời đất. Giờ chúng ta dùng cây cầu cao hơn cả trời đất thì nước này lụi bại à? Chỗ ấy là Đàn Xã Tắc để thờ trời đất, xây cây cầu cao hơn trời đất thì chúng ta sống hay chết?" Tôi không hiểu ông Trần Lâm Biền và những người nghĩ giống ông ta tư duy logic ở đâu, bởi vì bây giờ đàn Xã Tắc ở dưới đầy dẫy bể phốt của các nhà dân. Không biết các ông đấy nghĩ gì khi vô số bể cứt trên đầu tổ tiên, và chúng ta vẫn đang sống nhăn răng. Hay là ông Trần Lâm Biền và những người như ông cho rằng tổ tiên, trời đất ngửi được cứt, nhưng không ngửi được khói ô tô, chịu nằm dưới bao nhiêu giường của dân chúng, nhưng không chịu được dưới cái cầu vượt?
Song vấn đề không phải chỉ về logic như vậy. Câu hỏi của tôi là Xã Tắc là tổ tiên của người Việt hay người Trung Quốc? Tắc chính là kê. Ông Tắc chính là ông tổ trồng kê. Nông nghiệp nước ta là trồng lúa nước và các bằng chứng khảo cổ đều khẳng định điều này. Vậy ông Tắc có dây mơ rễ má gì với người Việt? Chẳng có dây mơ rễ má gì. Chẳng qua các triều đại vua chúa trước đây, bắt chước Trung Quốc, tế lễ ông Xã, ông Tắc, cũng giống như ở chùa thờ Phật, ở nhà thờ thờ ông Jesus. Nếu chỉ vì thờ tự mà nói bàn thờ Thích Ca hay Jesus là bàn thờ tổ tiên thì quả là vọng ngôn.
Tuy vậy đàn Xã Tắc gắn với sinh hoạt của một thời trong quá khứ. Nó chỉ có ý nghĩa lịch sử như vậy. Đàn Xã Tắc ở Hà Nội là di chỉ đàn Xã Tắc thời nhà Lý, đến thời nhà Nguyễn nó đã bị bỏ hoang, không được ngó ngàng tới nên dân mới tới ở, thành làng phố như ngày nay. Tôi cho rằng đàn Xã Tắc chỉ là một di chỉ để khảo cổ.
Song vấn đề không phải chỉ về logic như vậy. Câu hỏi của tôi là Xã Tắc là tổ tiên của người Việt hay người Trung Quốc? Tắc chính là kê. Ông Tắc chính là ông tổ trồng kê. Nông nghiệp nước ta là trồng lúa nước và các bằng chứng khảo cổ đều khẳng định điều này. Vậy ông Tắc có dây mơ rễ má gì với người Việt? Chẳng có dây mơ rễ má gì. Chẳng qua các triều đại vua chúa trước đây, bắt chước Trung Quốc, tế lễ ông Xã, ông Tắc, cũng giống như ở chùa thờ Phật, ở nhà thờ thờ ông Jesus. Nếu chỉ vì thờ tự mà nói bàn thờ Thích Ca hay Jesus là bàn thờ tổ tiên thì quả là vọng ngôn.
Tuy vậy đàn Xã Tắc gắn với sinh hoạt của một thời trong quá khứ. Nó chỉ có ý nghĩa lịch sử như vậy. Đàn Xã Tắc ở Hà Nội là di chỉ đàn Xã Tắc thời nhà Lý, đến thời nhà Nguyễn nó đã bị bỏ hoang, không được ngó ngàng tới nên dân mới tới ở, thành làng phố như ngày nay. Tôi cho rằng đàn Xã Tắc chỉ là một di chỉ để khảo cổ.
Tắc là kê? Ông Tắc(?)là ông Kê? Truyền thuyết đâu đó nói ông Tắc là ông tổ trồng kê thì cũng chỉ là truyền thuyết, hơn nữa nguồn gốc cây kê ở đâu, tộc cổ nào trồng đầu tiên vẫn chưa ngã ngũ. Nền văn minh lúa nước của người Việt cổ đã được khảng định không có nghĩa là không biết trồng kê nơi nương cao, vả lại "sơn hà xã tắc " trong tiếng Việt (được hiểu) đồng nghĩa với "giang sơn đất nước". Tiếng Tàu và người Trung quốc làm gì có ở đây trong tâm thức người Việt,. Bác chẻ tư sợi tóc chắc để cãi nhau cho vui, :-)
ReplyDeleteTất nhiên ông Biền phát biểu hơi quá, gặp gì làm nấy không kiêng kỵ mới là tánh Phật. V/đề là lợi/hại của cây cầu, tính cấp thiết và cái sự vẽ vời chấm mút đã thành lệ cùng các giải pháp giao thông tối ưu khác chưa được bàn thảo, mới nên nỗi mà thôi.
"gặp gì làm nấy không kiêng kỵ mới là tánh Phật" Kinh Phật nào nói câu này hoặc dạy điều này vậy ta?
DeleteÔng giáo sư Biền này cứ bình luận lung tung, linh tinh. Lúc thì:
ReplyDelete"Chỗ ấy là Đàn Xã Tắc để thờ trời đất, xây cây cầu cao hơn trời đất thì chúng ta sống hay chết?“
Lúc thì:
"Hơn nữa, lế tế là tế những người ở thế giới bên kia cho nên việc tế lễ lúc bấy giờ sẽ không khác gì việc: “Chúc cho những người đang đi trên cầu lúc ta lễ sang thế giới bên kia, tức là chúc cho người ta chết”
Như vậy cầu cúng ở Đàn Xã Tắc là thờ trời đất (theo ông Biền) hay tế lễ người chết, chúc cho người ta chết?
Ông Biền này nhẽ mỗi lần cúng ông Thiên là cầu cho máy bay bay trên cao (nếu có) rơi rụng hết à?
Không phải là câu nói của ai cả,mà là ý nghĩa 1 công-án Thiền
ReplyDeleteNói như các ngài "thông thái thần kinh" Ở Hà nội thì muốn khỏi tắc thì chỉ có chui ...cống.
ReplyDeleteNgay ở Nhựt bủn nhé...Chùa ngàn năm ở dưới, trên cao đâu chỉ có một đường có tới 3 hay 4 đường đan chéo nhau, ngồi ở trên nhìn xuống chùa bé xíu ! Nó có lụn bại không? Mình cả khu hoàng thành to là thế mà toàn thấy hố nọ hố kia, rồi vào hoàng thành chỗ để xe nhiều hơn di tích mà lụn bại ngày càng lụn bại!tôi thấy cách nhìn của ông Thảo chấp nhận được. Cứ để cái TẮC TẮC ở dưới cầu trên cao , có sao đâu - miễn là làm đẹp đừng bớt xén rồi bôi bác ra mai kia làm lại dân chửi đếch có chỗ vùi...Thế nhỉ?
Đồng ý với Mutat nguyen 4/24/2013 5:19 PM. Nói làm gì cho nhiều? chỉ khoái khoe kiến thức.
DeleteBác này đặt 1 câu hỏi tréo nghoe, câu trích là "Đàn Xã Tắc là đàn gắn với Tổ tiên, gắn với trời đất.". Bác lại hỏi "Câu hỏi của tôi là Xã Tắc là tổ tiên của người Việt hay người Trung Quốc?".
ReplyDeleteNó liên quan tới chuyện "bàn thờ tổ tiên"
Delete"Trời làm màn gối, đất làm chiên
ReplyDeleteNhật nguyệt cùng ta một giấc yên
Đêm khuya chẳng dám giang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng."
Hóa ra xã tắc là hợp tác xã trồng kê. ha ha !!
Sao lại chuyện nọ xọ chuyện kia vậy nhỉ?
ReplyDeleteĐàn Xã Tắc như kiểu đàn tế trời ý, chứ có phải thờ cúng ai đâu mà lại hỏi Việt Nam hay Trung Quốc. Cứ thích đặt tiêu đề giật gân câu khách.
chính xác.
DeleteTrích từ wikipedia:
ReplyDelete"Đàn xã tắc
Là một trong các loại đàn tế cổ, đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất, 社) và Tắc thần (tức Thần Nông, 稷) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ Điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (....). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết "Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô VN và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc".
Vấn đề là tùy thời mà mí ông "Zua" đặt cái đàn Xã tắc đó ở tùy nơi, ở Huế có 1, không biết Phú Thọ có k? Có lẽ thời nay đặt ở Ba Đình!
Theo tôi nên phế bỏ nó đi là tốt nhất, và còn ai thích tế lễ thì làm luôn cái mới. Thế kỉ 21 rồi mà mấy nhà sử học còn cứ muốn kéo lê dân tộc này về thời ham mê cúng tế. Không có trời, mà cũng chẳng có đất. Chỉ có ta, một mình ta đang "đứng" ở đây, thế thôi.
ReplyDeleteBác Đông A có vẻ là dân làm báo chuyên nghiệp từ cách giật tít đến "ăn theo người hay/và sự kiện nổi tiếng", cách viết bài này có vẻ ko đúng mực lắm "vô số bể c.., ngửi c..."
ReplyDeleteNhời nhận xét quê mùa của tôi, mong bác đừng trách.
Lãng Khách