Tôi chưa bao giờ thấy thích cung cách chơi hoa của người Việt. Người Việt dường như thích sở hữu riêng hoa cho mình, đem hoa vào trong nhà, không để tự nhiên ngoài không gian công cộng. Những mai, đào đều là thứ hoa hãm, không phải là hoa nở tự nhiên theo tiết của đất trời. Trước Tết người trồng đào phải thiến đào và tuốt lá để hãm đào nở vào đúng dịp Tết. Hoa mai vàng của đất phương Nam cũng vậy, phải tuốt lá để kích hoa nở. Không biết có phải tôi có định kiến không, nhìn hoa đào, hoa mai đấy tôi thấy chúng thật là hãm như chính bản chất của chúng là hoa hãm. Chúng bị ép phải nở, chứ không phải chúng muốn nở, muốn đua sắc khoe hương như bao loài hoa khác. Vì đào, mai buộc phải nở nên hoa của chúng không tương thích với trời đất, không những chúng mất đi dáng vẻ tự nhiên mà còn lạc điệu, gượng gạo với đất trời. Đào, mai nở tự nhiên cho hoa đẹp hơn đào, mai hãm.
Người Việt nhiều khi không có hoa thì lại chơi trò "giả tá". Đất phương Nam nóng không có hoa mai, nên người Việt lấy một loài hoa nhìn từa tựa như hoa mai, gọi đó là hoa mai vàng (Ochna integerrima), chẳng có dây mơ rễ má gì với hoa mai mà Cao Bá Quát "nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Prunus mume). Cũng gọi là mai đấy, nhưng mai cũng có ba bẩy đường, và loài mai vàng đâu sánh được với mai chính tông, đứng đầu hoa bảng trong Quần phương phổ. Chẳng biết trò "giả tá" có đem lại chút an ủi gì không cho những người không có cơ thưởng hoa chính tông, nhưng tôi có cảm giác như người Việt tự dối mình, dối người trong trò "giả tá". Giả quá hóa thật. Hoa mai vàng đâu có thể tượng trưng cho người quân tử, nhưng Hoàng Cầm lại hạ bút thành thơ "Vót cánh mai vàng sập sóng đen".
Người Việt nhiều khi không có hoa thì lại chơi trò "giả tá". Đất phương Nam nóng không có hoa mai, nên người Việt lấy một loài hoa nhìn từa tựa như hoa mai, gọi đó là hoa mai vàng (Ochna integerrima), chẳng có dây mơ rễ má gì với hoa mai mà Cao Bá Quát "nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Prunus mume). Cũng gọi là mai đấy, nhưng mai cũng có ba bẩy đường, và loài mai vàng đâu sánh được với mai chính tông, đứng đầu hoa bảng trong Quần phương phổ. Chẳng biết trò "giả tá" có đem lại chút an ủi gì không cho những người không có cơ thưởng hoa chính tông, nhưng tôi có cảm giác như người Việt tự dối mình, dối người trong trò "giả tá". Giả quá hóa thật. Hoa mai vàng đâu có thể tượng trưng cho người quân tử, nhưng Hoàng Cầm lại hạ bút thành thơ "Vót cánh mai vàng sập sóng đen".
Bác Đông A không chịu "giả tá" đi, không biết có phải chịu khát không nữa, lại còn nói toạc cái bí mật của người quân tử đời nay.
ReplyDeleteĐọc bài của bác tôi mới biết vụ hoa mai.
ReplyDelete