Bài mới

Nhận xét mới

Ta còn em, Hà Nội phố

Bài này tôi viết cũng đã khá lâu rồi, có lẽ đã 15 năm có lẻ. Tôi viết bài này khi đọc trường ca Hà Nội phố của Phan Vũ. Bản trường ca lúc đó do anh HTB chép và gửi cho mọi người. Đó là lần đầu tiên tôi đọc bản trường ca Hà Nội phố của Phan Vũ, tuy tôi đã từng được nghe bài hát Em ơi, Hà Nội phố trước đó. Tôi có cảm xúc rất kỳ lạ khi đọc Hà Nội phố, đặc biệt dòng chữ "Gửi những người Hà Nội đi xa" và "Tháng Chạp 1972". Sau khi đọc xong bản trường ca, tôi viết ngay lập tức bài viết này. Tôi không rõ nó thuộc thể loại gì nhưng là một kiểu fiction. Giờ chợt thấy và post lại.

Ta còn em, Hà Nội phố

1. Phan Vũ viết trường ca "Hà Nội - phố" vào tháng Chạp năm 1972.

2. Nhà tôi hai lần đi sơ tán. Lần thứ nhất - Johnson leo thang ra miền Bắc, lần thứ hai - Nixon muốn đưa miền Bắc về "thời kỳ đồ đá". Lần thứ nhất - tôi chào đời trong căn nhà lá giữa đồi sim. Mẹ tôi kể: "Mẹ đợi chờ bom đạn ngớt, định về Hà Nội để sinh con. Nhưng con lại muốn ra đời sớm. Các anh, chị con đều sinh ở Hà Nội". Tôi không biết buồn hay vui khi mình có đến hai, ba quê hương. Mẹ tôi bảo: "Bù lại con có nơi chôn nhau, cắt rốn. Ở Hà Nội người ta đem "nhau" thiêu thành tro". Anh tôi lạnh lùng nói: "Nhưng đó là đất người dưng". Tôi òa khóc.

Lần thứ hai - tôi đi sơ tán cùng bà và các anh chị. Bố, mẹ tôi phải ở Hà Nội làm việc. Bố tôi kể: "12 ngày đêm khủng khiếp. Không đủ quan tài để chôn, phải lấy bao nilon bọc. Có đứa bé như con phải quấn năm, sáu vành khăn tang". Mẹ tôi bảo: "Mùi xác người chết, mùi trầm, mùi hoa sữa, hoa lan quyện vào nhau không tan. Đi qua Khâm Thiên, mẹ thấy lờm lợm".

Vườn nhà tôi có cây hoàng lan, hoa nhiều và hương rất thơm, nhưng bố tôi cho chặt vì mẹ tôi ngửi thấy nhức đầu.

3.
"Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa..."

Phan Vũ đã nắm bắt được những nét rất đặc trưng của đường phố Hà Nội. Không phải chỉ những mảng mầu của phố Phái. Còn có cả hương, cả âm thanh và những rung động mỏng manh như sợi tơ nhện giăng giữa mùa đông. Có gì vương vấn trong từng chữ của bản trường ca.

4. Ngày đầu tiên tôi đi học. Cô giáo dạy chúng tôi hai chữ O, A. Cuối giờ cô giáo bảo chúng tôi so sánh chữ O với đồ vật để dễ nhớ. Chúng tôi nhao nhao, đứa nói chữ O tròn như quả trứng gà, đứa bảo như mặt trăng, vành nón... Thôi thì đủ kiểu. Thằng bạn cùng phố của tôi ngồi im lặng. Khi cô giáo hỏi, nó lí nhí trả lời: "Thưa cô, chữ O như miệng hố bom". Tôi thấy cô giáo tôi khóc. Hôm đó chúng tôi tan học sớm.

Bố tôi hỏi: "Ngày đầu con được học những gì?". Tôi kể chuyện ở lớp. Bố tôi nói: "Vườn nhà cô giáo cũng có một hố bom".

5.
"Nhà thờ Cửa Bắc,
Chiều tan lễ,
Chuông nguyện còn mãi ngân nga..."

Mười hai ngày đêm (18-29/12/1972) B52. Tiếng chuông, tiếng kinh cầu hòa cùng tiếng bom rơi, đạn nổ. Chưa bao giờ và ở đâu trên trái đất này có bản hòa ca nào dâng Chúa như vậy.

6. Vườn nhà thằng bạn tôi có một hố bom bên cạnh cây hoàng lan. Không biết tại sao cây hoàng lan vẫn sống. Hố bom đó cũng là nấm mộ tự nhiên chôn bố mẹ thằng bạn tôi. Nó sống côi cút với bà nội. Mỗi mùa đông, nó rủ tôi sang vườn nhà nó nhặt hoa hoàng lan. Có tối đi ngang qua nhà nó, thấy ngoài vườn lốm đốm hương bên cạnh hố bom. Tôi sợ và không dám nhặt hoa lan nữa.

Thằng bạn tôi không chịu đi lễ nhà thờ. Bà nó bảo: "Không có đức tin làm sao sống được cháu?" Nó bảo tôi: "Bố mẹ tao bị bom vùi trước đêm Chúa ra đời. Cần gì phải ăn bánh thánh, uống rượu thánh? Máu, thịt đó..." Tôi nhìn thấy cây thánh giá trên nóc nhà thờ. Những chiếc đinh như đang rỏ máu ròng ròng. Không biết chuông đang nguyện hồn ai.

7. Bản trường ca của Phan Vũ man mác buồn. Buồn nhưng không bi lụy thương tâm. Tôi thấy thi ca miền Bắc rất hợp với lời nhận xét của Chu Hy từ ngàn năm trước: "Vui mà không dâm, buồn mà không bi thương". Tôi nghĩ đó như thơ Nhị Nam trong "Kinh Thi". Đặc biệt hầu như bài thơ nào cũng khát vọng lạc quan với tương lai. Điểm rất khác biệt với thơ miền Nam.

"Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em cánh tay trần
Mở cửa
Mùa Xuân trong khung:
Giỏ phong lan
Điệp vàng rực rỡ
Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng
Đường phố dài
Chi chít chồi sinh
Màu ước vọng in hình
Xanh nõn lá..."

Tôi nghĩ, Phan Vũ viết bản trường ca này sau khi B52 rải thảm Hà Nội. Ông viết tặng những người xa Hà Nội. Hà Nội vẫn còn đó, vẫn những nét như xưa. Cả một niềm tin yêu và hy vọng ở Hà Nội.

8. Khi tôi vào Thanh Xuân học ngoại ngữ chuẩn bị đi du học thì thằng bạn tôi bắt đầu đi đạp xích lô. Hôm trước khi rời Việt Nam, nó chở tôi dạo khắp phố phường Hà Nội. Nó bảo: "Để mày nhớ hồn Hà Nội". Đêm đó không có mùi hoa sữa, cũng chẳng có hương hoàng lan. Tôi rời Việt Nam một ngày cuối hạ.

9. Có nhiều người viết về "màu thời gian". Đoàn Phú Tứ thì tím ngát. Còn Phan Vũ lại màu xanh. Ít ai viết Hà Nội với màu tím. Có lẽ màu tím là đặc quyền của Huế.

"Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em một màu xanh thời gian..."
Hà Nội với màu xanh thời gian. Một nét hoài cảm lạc quan.

10. Một lần nghỉ hè tôi về thăm gia đình sau bao tháng năm xa cách. Nhà thằng bạn tôi đã bán. Nó mua một căn nhà bên Gia Lâm và thành ông chủ đại lý mì. Khu đất nhà nó giờ thành một khách sạn với sàn nhảy ngay trên hố bom ngày trước. Tôi hỏi nó còn nhớ hố bom không? Nó bảo: "Tao không thể sống bằng quá khứ".

Tôi nhìn những đôi chân lướt trên sàn nhảy. Buồn. Không còn ai nhớ tới những hố bom nữa. Sao tôi cứ ôm mãi trong lòng những hố bom sâu thẳm nham nhở của ngày nào.

11.
 "Ta còn em,
Hà Nội - phố, em ơi!
Ta còn em,
Em ơi! Hà Nội, phố..." ?

57 comments:

  1. Có lần về Hà Nội, thấy bên Hồ Gươm bà cụ ngồi ôm rổ hoa lan, Cam mua nhét ngực áo. Hoa thơm suốt cả chuyến đi dài,làm dịu những bức bối về độ ồn ào, dơ bẩn, chao chát nơi đường phố và giúp cứu vãn phần nào nỗi "ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long".

    Để Cam xách bài này đi chơi, đi đạp cửa bấm chuông gọi Huy Đức ra cho lão thấy rõ thêm màu và mùi của "Bên Thắng Cuộc":

    Màu ước vọng in hình
    Xanh nõn lá...

    Cho cả lão Tô Hải cùng xem nữa. Nghe đồn "Nhật ký một thằng hèn" có ghi chép cảnh 12 ngày đêm thong dong leo sân thượng, ngắm Không lực Huê Kỳ trình diễn kỹ thuật cao và bắn pháo hoa trong niềm hân hoan nô nức của trẻ em Hà Nội.

    ReplyDelete
  2. Không sống bằng quá khứ thì hẳn rồi, nhưng kí ức - đặc ân của thượng đế cho riêng loài người - luôn chìm nổi và đeo đuổi dai dẳng trong mỗi người.
    Các phân tử chuyển động hỗn loạn nhưng trật tự trong giới hạn bề mặt vật chất ai chả biết,thế thì bề mặt lòng người ở đâu để mọi hương mùi chuyển động tự do và vô cùng? vậy sao người ta không mở to mắt và động não để so sánh kí ức về các hố bom ở VN và hố bom nguyên tử ở Japan nhỉ,chả lã giống Phù tang là chủng chóng quên? còn chủng Việt không biết nhục muôn đời vay mượn?

    Thời gian có thể lấp đầy mọi hố bom lớn nhỏ trên bề mặt của đất song, những "hố bom nô dịch" tinh thần không thể trông chờ (vào thời gian) mà phải do ý chí con người. Người Hàn, Đài đã làm được. Mười Miến , Mông, Tạng...đang làm, còn người Việt? thật khó khăn làm sao.

    ReplyDelete
  3. Ca ngợi nội chiến cũng là Tiếng Hú chiến thắng của kẻ say máu.

    ReplyDelete
  4. Chiến tranh,
    phản chiếu từ con người cụ thể bao giờ cũng chân thực hơn
    những con số vô hồn.
    Cảm ơn bác ĐôngA!

    ReplyDelete
  5. vì sao mĩ ném bom miền bắc các vị biết quá rồi còn làm bộ hehe

    ReplyDelete
  6. Lần thứ nhất - Johnson leo thang ra miền Bắc,
    "Lần thứ nhất - tôi chào đời trong căn nhà lá giữa đồi sim. Mẹ tôi kể: "Mẹ đợi chờ bom đạn ngớt, định về Hà Nội để sinh con. "
    Năm nào vậy nhỉ, có phải là 05.08.1964?

    ReplyDelete
  7. Lần thứ nhất - Johnson leo thang ra miền Bắc,
    "Lần thứ nhất - tôi chào đời trong căn nhà lá giữa đồi sim. Mẹ tôi kể: "Mẹ đợi chờ bom đạn ngớt, định về Hà Nội để sinh con. "
    Năm nào vậy nhỉ, có phải là 05.08.1964?

    ReplyDelete
  8. Cám ơn bác Đông A về một bài viết thật hay.

    ReplyDelete
  9. Một trong những ký ức đầu đời của tôi là tiếng bom, tiếng máy bay Mỹ xé tan bầu trời Hà Nội, cho nên tôi rất đồng cảm với bác.

    ReplyDelete
  10. mình không hiểu tô hải làm sao lại ca ngợi mỹ ném bom hà nội nhỉ không hiểu được

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ông Hải luận bằng chính trải nghiệm của ổng, còn ông (VB) luận bằng những thứ ông được nhét vào đầu nên ông không hiểu là phải hehe.

      Delete
  11. hehe sao ông biết tôi không trải nghiệm trận bom đó, ông biết tôi bao tuổi, các ông hehe thường mang tật võ đoán

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy thì bộ máy tuyên truyền của CS quá tài hehe.

      Delete
  12. TrỜI Phật ơi! Có người nhìn Mỹ ném bom lên đầu bà con mà khoái ư?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ông Hải không nhìn Mĩ ném bom HN mà khoái. Đọc lại đi.

      Đó chỉ là một phần, rất nhỏ, của cuộc chiến.

      Phần khác, lớn hơn, khốc liệt hơn nhiều. Đó là chiến trường miền Nam.

      Các ông than khóc mà làm gì.

      Delete
  13. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  14. ô Đông A đã góp một tiếng sáo véo von vào dàn đồng ca Điện biên phủ trên không của đảng ta.
    Có vẻ như ô Đông A muốn khơi dậy tình cảm chống Mỹ để "cân bằng" với Trung quốc. Hai bài này có chung một mục đích?

    ReplyDelete
  15. 1. Bài viết của bác Đông A xúc động quá, giản đơn mà thấm thía.

    2. Tôi thấy nhiều người hiện nay quá tự ti, mặc cảm. Đảng và nhà nước tự ti tới mức không dám nói về tội ác của Trung Quốc Cộng sản. Còn "một bộ phận không nhỏ" người dân tự ti tới mức không dám nói về tội ác của Mỹ, Pháp, Nhật. Có gì mà tự ti đến mức sợ phải nói về tội ác mà người khác đã gây ra cho mình đến như vậy? Tội ác là tội ác, lịch sử là lịch sử, nếu được nhắc lại một cách hợp lý thì sẽ giúp con người hiểu về lịch sử, để tránh lặp lại nó trong tương lai.

    Dù bất cứ lý do gì, thì việc Mỹ ném bom lên đầu dân lành miền Bắc, trong đó có chiến dịch Linebacker II, vẫn là tội ác không thể bào chữa được (Nhưng đó cũng là điều bình thường của chiến tranh. Chiến tranh luôn phi nghĩa và phi lý. Vì thế, cách tốt nhất là tránh để nó xảy ra).

    Tội ác mà Mỹ, Pháp, Nhật, hay Trung Quốc hay bất kỳ kẻ thù nào gây ra cho dân tộc này cần phải được nhớ, không thể chôn vùi vào lãng quên. Vấn đề là nhớ như thế nào và thể hiện sự ghi nhớ đó ra làm sao mà thôi.


    ReplyDelete
    Replies
    1. Lại thêm 1 sản phẩm tốt của bộ máy tuyên truyền CS.

      Delete
  16. Sản phẩm của bộ máy tuyên truyền tư bản tốt hơn nhiều chứ. Ngài Nixon có muốn đi vào lịch sử như một tổng thống Mỹ khát máu nhất hem? (The Guardian)

    http://www.nixonlibrary.gov/exhibits/decbomb/chapter-v.html

    Nhân dịp, đem ku Hehe ra dạy lại môn tập đọc. Câu thứ nhất: Miền Nam là của Việt Nam!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi xin bổ sung : Miền Nam là của người dân( dân tộc) Việt Nam. Nói như vậy để hiểu rằng Miền Nam không phải là của bất cứ một hệ thống chính trị nào. Nói như Mr Do thì cũng thiếu: Tội ác của bất cứ quốc gia nào gây ra cho dân tộc này phải được nhớ, vậy thì tội ác của bất cứ giai cấp thống trị nào gây ra cho dân tộc này không cần phải nhớ sao? Một cuộc chiến tranh ý thức hệ phi nghĩa. Ngẫm lại, càng thấy người Liên Xô, Trung Quốc tài: chỉ viện trợ vũ khí cho người Việt tàn sát nhau thôi, không tốn một binh, một tốt nào hết, và lại không bị mang tiếng.
      Tay sai cho Mỹ thì sao? Tay sai cho Liên Xô, Trung Quốc thì thế nào? Chế độ nào mới là tốt? Tôi thì nghĩ rằng chỉ cần mang lại cuộc sống ấm no, quyền con người đầy đủ( gần như đầy đủ) thì tốt lắm rồi.
      Có câu hỏi thế này: Tại sao bao nhiêu thanh niên Miền Nam đang tuổi xuân phơi phới lại phải đi lính? Tôi nghĩ câu trả lời là thế này: Tại vì Mỹ, Ngụy ép buộc họ.

      Dã tâm của người phương Bắc bao đời nay vẫn thế: Hung Nô, Mông Cổ,... tìm cách đánh Trung Quốc; Trung Quốc thì tìm cách đánh Việt Nam; Việt Nam thì chiếm các nước phương nam; Đàng Ngoài tìm cách đánh Đàng trong;...Hình như, càng xuống phương nam, con người càng hiền hay sao đấy.

      Delete
    2. "Nói như Mr Do thì cũng thiếu: Tội ác của bất cứ quốc gia nào gây ra cho dân tộc này phải được nhớ, vậy thì tội ác của bất cứ giai cấp thống trị nào gây ra cho dân tộc này không cần phải nhớ sao"

      Ở trên tôi nói là "bất cứ kẻ thù nào", chứ có nói là "bất cứ quốc gia nào" đâu.

      Delete
  17. Muốn biết vai trò của Trung-Sô khác với Mỹ như thế nào, hãy nhìn vào bàn đàm phán Paris 73. Chỉ có 2 bên: Bắc Việt và Mỹ. Ông Thiệu thậm chí còn bị đe dọa cắt cổ nếu từ chối ký.

    Đây cũng là điểm mấu chốt để kết luận chiến tranh VN thực chất chống ngoại xâm, chứ không phải nội chiến như nhiều người đang lập lờ oánh lận con đen.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các cường quốc ăn hiếp (kiểu này kiểu kia) các nhược quốc là chuyện muôn đời vẫn thế, vấn đề là thái độ và cách cư xử của kẻ mạnh.
      Ừ, đúng là chế độ chính trị Nam Việt phụ thuộc ngoại bang nhiều hơn Bắc Việt, song người dân Nam (lại) no đủ hơn người dân Bắc mọi mặt là thực tế, đó mới là điều quan trọng. Con người ta (dân chúng) thực sự cần gì là điều các nền chính trị quang minh chính đại phải thờ!

      Thời tương tàn, chỉ có khẩu hiệu phương châm " Tất cả cho tiền tuyến vì THỐNG NHẤT đất nước", chưa hề bao giờ có, đại loại: " tất cả để lấy lại giang sơn bị cướp" thời ấy nha! Đó là ở Miền Bắc, còn Miền Nam thì "Lấp sông Bến Hải, Bắc tiến! ", như vậy không là nội chiến thì là cái giề ?
      Còn Mỹ, LX, TQ... tất thảy đều muốn lợi dụng và tìm cách can thiệp (vào chiến tranh VN) cách tốt nhất theo sách, chiến lược của họ.
      Trần trụi thế sao Cam cam cứ cam chịu và giả đò ngốc nghếch mãi thế, :)

      Delete
    2. Bác Chu Nam Cường nên đọc quyển "Khi đồng minh tháo chạy" để biết bản chất thật sự của "sự no đủ" ở miền nam trước 1975.

      Delete
    3. Cám ơn lời khuyên.
      Tôi cũng thông được cái ý của bác (TTD) nhắc nhở cái sự "no đủ" dù có thật ở Nam Việt trước '75 (so đơn giản với Bắc Viêt) là lệ thuộc vào Hoa Kỳ. "KĐMTC" của Nguyễn Tiến Hưng đã phản ánh cái tinh thần ấy.
      Nhưng tôi cũng rất rõ cái thời Nguyễn Tiến Hưng ở cương vị Tổng trưởng Kế hoạch quốc gia, tệ nạn tham nhũng, hối lộ, thậm chí có cả giao dịch làm ăn (buôn khí tài quân sự và y cụ dược phẩm...) với phe địch (người của Mặt trận) và tất cả là vì tiền.( thối tha gần bằng bi giờ). Thế nên Nguyễn Tiến Hưng oán thán Chính phủ Mỹ bỏ rơi VNCH không phải là khách quan lắm bởi "KĐMTC" không vạch ra nguyên nhân VNCH bị đồng minh thí bỏ. Điều này nhiều người ở hải ngoại đã nói.

      Nhưng nếu bác Du đọc kỹ còm téo thì đỡ mất công, tôi đã bảo là :"Còn Mỹ, LX, TQ... tất thảy đều muốn lợi dụng và tìm cách can thiệp (vào chiến tranh VN) cách tốt nhất theo sách, chiến lược của họ." đó thôi.

      Delete
  18. Cam bắt đầu múa rồi, mệt đây hehe.

    Cam rủ bạn trai đến nhà Cam. Anh chàng từ chối và có vẻ muốn chia tay.

    Kết luận: Anh chàng định hiếp dâm Cam.

    ReplyDelete
  19. Cam đang lập lờ oánh lận con đen bằng một điểm mấu chốt trời ơi.
    năm 60 Miền nam thậm chí không có căn cứ Mỹ như Hàn quốc, miền bắc như Bắc Triều tiên.

    ReplyDelete
  20. @Cương: Tất nhiên các đại gia luôn muốn kiếm chác lợi ích riêng. Cụ thể, họ muốn chia VN thành 2 như Triều Tiên, mỗi bên về 1 phe. Ông Diệm đã bị lèo lái theo hướng này, Ông Hồ tuyệt đối không. Và thế là HĐ Paris 73 ra đời, bất chấp Trung đã bắt tay với Mỹ từ 1970, muốn Bắc Việt dừng lại ở vĩ tuyến 17.

    Thêm một bằng chứng rõ ràng nữa cho thấy, VN War thực chất là kháng chiến chống Mỹ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, không phải nội chiến.

    - "Sự no đủ" ở miền Nam trước 75 chỉ là một bộ phận sống nhờ vào "tiền uýnh rơi" của Mỹ, không phải tiền do chính tay làm ra. Thế nên khi Mỹ quyết định ngừng "uýnh rơi tiền"; "sự no đủ" chỉ hưởng dương thêm 55 ngày. Của thiên lại trả địa. Thành kính phân ưu!

    ReplyDelete
  21. Ê Hehe, chống chỉ định thần quynh lảm nhảm nhớ!

    Cam hem rủ giai nào vào nhà sất. Dưng có thèng ku cậy cao to vác B52 đòi cưa đôi cặp sư tử đồng đen chên bàn thờ gia tiên 4000 năm lẻ. Mạng người hệ trọng, hàng xóm thấy, thảy đều hô hoán, bớ bớ quân giết người. Chiện là thế.

    Nhớn rồi, lo ăn lo học đường hoàng đi! Đừng sa đà mấy trang lienxo.my riết rồi đổ đốn ra.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không hiểu thì hỏi chứ sao lại nhảy choi choi vậy Cam.

      Cam là miền Nam, anh chàng kia là Mĩ. Mĩ dứt áo ra đi, vì biết không thể thắng miền Bắc.

      Anh không nói sự kiện, anh chỉ nói logic. Chỗ nào cho thấy Mĩ xâm lược miền Nam hả Cam?

      Delete
  22. @Hunglk: Vấn đề chính, VNCH do Mỹ dựng nên. Không có Mỹ, một người vô danh và công giáo toàn tòng như ông Diệm cấm có cửa leo ngai Tổng thống, càng không có chuyện từ chối tổng tuyển cử để rồi cả nước phải rơi vào chiến tranh.

    ReplyDelete
  23. Nội chiến Bắc Nam là do miền Bắc xâm lấn, giống như Triều tiên 1950.
    Nếu cứ để yên thì ngày nay miền nam còn hơn Hàn quốc, còn miền bắc chưa chắc được bằng Bắc TT

    ReplyDelete
  24. Còn Mỹ và Trung Xô, mỗi bên giúp một thằng để anh em người Việt giết nhau

    ReplyDelete
  25. Nước Mỹ ko hay thích xâm lược, chỉ hay thích can thiệp thôi.
    Còn TQ, VN thì có.
    ĐCS nướng 4 triệu dân miền Bắc đổ "giải phóng" MN khỏi chế độ dân chủ, sau đó định giải phóng Căm pu chia khỏi người Khmer nhưng nuốt không trôi.

    ReplyDelete
  26. ĐA: "Anh tôi lạnh lùng nói: "Nhưng đó là đất người dưng"." - Một chi tiết đắt trong bài của ĐA.

    Chỉ vài chục cây số cách HN là người ta đã xem không phải là HN rồi, là đất của người dưng rồi.

    Vậy mà có người bảo, "Miền Nam là của VN" hahaha...

    ReplyDelete
  27. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  28. Cam lập luận rất ngu.
    Theo bạn thì Mỹ đang xâm lược Hàn quốc vì đóng quân ở đó. Thế thì ai chả mong bị xâm lược?
    Thật ra các nước giàu luôn thua cuộc. Vì dân nghèo có động lực để "hy sinh vì tương lai tươi sáng", còn dân giàu thì đang có "hiện tại tươi sáng".
    Ko nên tự hào vì bắc TT mạnh hơn Hàn quốc, bắc TT không có căn cứ quân sự nước ngoài.

    ReplyDelete
  29. Nghe giọng Cam rất quen, như thể cựu nhà báo quốc doanh?

    ReplyDelete
  30. Cựu nhà báo quốc doanh mà kể vô! Rất vinh dự tự giới thiệu: CAM, đương kim lãnh tụ HVB, luôn ngời sáng phẩm chất đạo đức CM.

    Chiến tranh Triều Tiên hoàn toàn khác với chiến tranh VN. Trước khi xác định kẻ ngu, cũng như xác định xâm lược hay can thiệp; kính đề nghị quý đứa khôn google lại "Việt Nam hóa chiến tranh".

    Vui lòng cho biết thêm căn cứ nào khẳng định, miền Nam sẽ giàu mạnh như Hàn Quốc nếu không bị "miền Bắc cưỡng chiếm".

    Trân trọng!

    ReplyDelete
  31. Khác chỗ nào vậy?
    1.Cộng sản Bắc TT tấn công chiếm gần hết Nam TT.
    Mỹ can thiệp chiếm lại gần hết Bắc TT.
    TQ sang đánh nhau => chia đôi
    2.Cộng sản Bắc VN tấn công chiếm gần hết Nam VN.
    Mỹ can thiệp ném bom Bắc VN.
    LX, TQ viện trợ & đánh nhau => hiệp định Pari
    Bắc VN vi phạm hiệp định Pari tấn công chiếm Nam VN.

    ReplyDelete
  32. Hai miền Triều tiên là minh chứng cụ thể của hai chế độ. Đông và Tây Đức cũng thế!
    Nếu không nội chiến thì Việt nam cũng ko phải ngoại lệ. CCRĐ, hợp tác hóa, ngăn sông cấm chợ, diệt tư bản, cấm tư nhân... đều là chính sách tự sát cả. Bạn còn thắc mắc chứng tỏ bạn ngụy biện và gian dối - bạn biết lẽ phải nhưng vẫn cố tình nói ngược lại. Lương tâm sẽ cắn rứt bạn đến hết đời.

    ReplyDelete
  33. Đừng lo cho cái lương tâm của Cam. Nó luôn trong sáng, vằng vặc tợ sao Khuê. Tập trung nghe kể chiện TT này:

    1)- VN tự giành độc lập từ tay Nhật 8/1945 trong tình trạng toàn vẹn lãnh thổ.
    -Ở TT, việc dánh đuổi Nhật hoàn toàn do Mỹ-Sô tự thỏa thuận. Vĩ tuyến 38 chia đôi TT được vẽ từ 1945.

    2)- Phân chia TT 1945 là phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận sau WW2.
    - Phân chia Nam-Bắc Việt 1954 là âm mưu xâm lược của Mỹ.

    3)- Ở TT, Mỹ-Sô rút quân từ 1949, để 2 bên Bắc-Nam tự chủ. Với dân Triều, Mỹ-Sô là người giúp họ giành độc lập.
    - Ở VN, Pháp quay lại từ 1945-1954 và được Mỹ thay thế từ 1954-1975. Với dân Việt, Pháp-Mỹ chỉ là kẻ ngoại xâm.

    4) - Ở TT, Mỹ chủ động kêu gọi tổng tuyển cử vì Nam Triều dân số đông gần gấp đôi Bắc. Sô từ chối.
    - Ở VN, dù đã dùng mọi thủ đoạn, kể cả kích động tôn giáo, để kiếm thêm khoảng 1 triệu dân theo Chúa vào Nam, nhằm cân bằng lực lượng cho họ Ngô; Mỹ vẫn dứt khoát không tổng tuyển cử vì biết độ uy tín chiến thắng Điện Biên Phủ của Bắc Việt quá lớn.

    5)- Ở TT, bất chấp Stalin can ngăn, họ Kim vẫn vượt vĩ tuyến 38 đánh họ Lý trong hoàn cảnh người Triều đã quá mỏi mệt vì chiến tranh và tiểu sử của Kim chưa có công lao rõ ràng nào cho cả nước.
    - Bắc Việt tiến đánh Mỹ ở miền Nam để thực hiện HĐ Geneva - thành quả chiến thắng ĐBP.

    6- Sau 20 năm gây chiến đẫm máu, Mỹ buộc phải quay lại cốt lõi VN War: chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của người Việt đã được cam kết tại HĐ Geneva. Điều 1 chương 1 HĐ Paris 73 ghi rõ điều này.

    Túm váy, TT là nội chiến, VN war là chống ngoại xâm. Dứt điểm khác biệt Triều _Việt trước đi, rồi Cam sẽ giảng dạy tiếp về vi phạm HĐ Paris, về CCRĐ, uýnh tư sản v...v

    Học gì cũng vậy, phải từ từ thôi, óc nhỏ mà nhét quá nhiều kiến thức cùng một lúc, e dễ bại não.

    ReplyDelete
  34. Bạn Cam Cam này có một số ý đúng đó. Tuy nhiên theo mình nên sửa lại vài chỗ:
    - Đoạn 2, câu 2 (âm mưu xâm lược của Mỹ): không hẳn.
    - Đoạn 3, câu 2: người Pháp đúng là nguyên nhân cho nhiều vấn đề của VN giai đoạn này và về sau (sau này họ sửa sai bằng cách giúp đỡ VN rất nhiều), tuy nhiên Mỹ thì không hẳn.

    Đoạn 1 cũng nên sửa lại: giai đoạn đó những người đã giành lại được độc lập cho VN chưa có cơ sở vững chắc lắm đâu (công lao, chỗ đứng trong xã hội...) và cũng không hẳn những người TT hoàn toàn không có công lao gì cho việc họ có được độc lập. Nên giảm bớt cơ sở cho VN đi một chút, và tăng thêm cơ sở cho TT một chút.

    ReplyDelete
  35. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  36. 1)- VN tự giành độc lập? CƯỚP chính quyền từ tay Trần Trọng Kim - ko phải Nhật. Chính CS cũng nói cướp!!!
    2)- Phân chia Nam-Bắc Việt 1954 là thỏa thuận nhiều bên, Bắc Việt đã ký.
    3)- Ở VN, Mỹ vào từ 1965.
    4) - Ở TT, Kim Nhật Thành chống Nhật,- Ở VN, Diệm không tổng tuyển cử vì biết độ uy tín chiến thắng Điện Biên Phủ của Bắc Việt quá lớn.
    5)- Bắc Việt tiến đánh (không có Mỹ) ở miền Nam để thực hiện HĐ Geneva - thành quả chiến thắng ĐBP.???
    6- Sau 7 năm chặn quân m Bắc, Mỹ phải chịu rút do dân ko chịu nữa: chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của người Việt đã được cam kết tại HĐ Geneva. Điều 1 chương 1 HĐ Paris 73 ghi rõ điều này. Mỹ chưa bao giờ chiếm VN
    Dân VN (Mặt trân Việt minh - ĐCS là nòng cốt)Chống Pháp, không phải nội chiến. Còn sau 1954 là nội chiến
    Túm váy, TT VN đều là nội chiến,
    Cam vừa tiểu xảo lại vừa lập lờ

    ReplyDelete
  37. @Guest N: Cam thì nghĩ phải tăng thêm chút cơ sở nữa cho VN.

    Trước 1945, VN có 1 rổ đảng phái. Họ đã làm gì trong nạn đói 1945? Cường Để nghỉ dưỡng Nhật, Bảo Đại săn gà Quảng Trị, Trần Trọng Kim bó tay, Ngô Đình Diệm tạm trú trong Sở hiến binh Nhật. Nguyễn Tường Tam, Vũ Hông Khanh, Nguyễn Hải Thần vi vu TQ.

    Chỉ duy Bác Hồ kính yêu nhà Cam mới nghĩ đến chuyện "phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Thế nên đừng ngạc nhiên khi thấy dân ào ào đi theo VM làm CM tháng 8.

    Về âm miu xâm lược của Mỹ, mời bác đọc phần Cam trả lời Hunglk ở còm sau.

    ReplyDelete
  38. @Hunglk: Ôi, Cam nhớ xiết bao thời tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Thật đáng tự hào một trang sử vẻ vang nước nhà. Lại nghĩ thương xót Trần Trọng Kim quá đi mất! Một chính phủ được thành lập do chính Nhật gợi ý, không quân, không tiền, mỗi thứ cần đều phải ngửa tay xin Nhật, được dăm anh lính gác cổng cũng bỏ chạy tuốt theo VM, thậm chí ngay Thủ tướng cũng bất ngờ, không biết vì sao mình được chức; thì không cướp cũng đã bị tan rã ngay từ đầu thành lập. Được cái cụ Kim biết khuyên Bảo Đại thoái vị (có gì nữa đâu mà không xuống ngai), Cam khen tốt.

    ReplyDelete
  39. 1- Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời để tập kết quân, chờ tổng tuyển cử; không phải biên giới 2 nhà nước Bắc-Nam.

    Diệm biết sợ ĐBP, vậy ông ta có tư cách gì để tách miền Nam ra thành một nước riêng biệt sau khi Pháp đã thua?

    Ngu ít thôi để chừa chút cho con cháu với.

    ReplyDelete
  40. 2- Mỹ dính líu tới VN từ năm 1948, nghe chửa, bằng cách ép Pháp lập ra VN Quốc Gia do Bảo Đại làm quốc trưởng thông qua đường viện trợ chiến phí. Riêng trận ĐBP, đích thân Mỹ duyệt kế hoạch Nava và chi đến 80%. Nghe đồn lão Nava than thở trong hồi ký, với kiểu viện trợ này, Pháp đã trở thành kẻ đánh thuê cho Mỹ.

    Nhân nói chuyện đánh thuê, bác Thiệu nhà ta cũng có câu để đời, nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập. Đúng ngôn ngữ trùm oánh thuê luôn, cấm cãi.

    Còn gì để nói nội chiến ở đây không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi học ít, biết ít. Tôi chỉ nghĩ rằng: Bao nhiêu người Việt, bao nhiêu người ngoại quốc đã ngã xuống cho cuộc chiến đó? Người Việt đã giết bao nhiêu người Việt? Bao nhiêu người ngoại quốc? Người ngoại quốc đã giết bao nhiêu người Việt?
      Chợt nhớ lại câu nói mình đã từng bình khi còn đi học:" Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Sao bây giờ thấy cái vế đầu nó không còn đúng nữa, mấy người đó làm cái gì cũng dễ dàng suông sẻ.
      Những cái lý luận trên giấy thì hay lắm, đúng lắm. Thực tế lại phũ phàng làm sao. Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
      Có một người nổi tiếng khác cũng phát biểu( tôi cảm thấy bây giờ vẫn còn đúng): Hãy nhìn! đừng nghe!

      Delete
    2. Ông Thiệu bảo, nếu không có viện trợ Mĩ, sau 3 giờ ông sẽ rời DĐL là hoàn toàn chính xác. Cũng như miền Bắc, nếu không có viện trợ LX, TQ và mười mấy nước XHCN anh em, miền Bắc đánh nhau với chó.

      Hoàn cảnh Nam-Bắc khác gì nhau đâu?!

      Ông Thiệu còn có câu nổi tiếng hơn nhiều: đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kĩ những gì CS làm hehe.

      Mới đầu dân miền Nam bảo ông Thiệu tuyên truyền (chính khách nào mà chẳng tuyên truyền), vì dân miền Nam không sống với CS. "Giải phóng" xong, lời ông Thiệu trở thành chân lí mẹ hehe.

      Anh em cầm súng bắn giết nhau, dài, dai dẳng và khốc liệt, không nội chiến thì là gì???

      Ngay cả khi ông Diệm không đồng ý TTC, miền Bắc cũng không có quyền tiến chiếm miền Nam, nói vậy cho nhanh. Cam nhớ đấy.

      Đó là chưa nói làm gì có một cuộc TTC công bằng & dân chủ. Bằng chứng? Hehe, 37 năm sau "giải phóng", trên toàn cõi VN, từ bầu cử HĐND xã đến QH nước CHXHCNVN, có cuộc bầu cử nào đủ tiêu chuẩn tối thiểu của một cuộc bầu cử đúng nghĩa?!

      Cũng như ông Thiệu, ông Diệm tuy không sống với CS một ngày cũng quá rõ bụng dạ CS như thế nào.

      Tranh luận mà chỉ chăm chăm vào các sự kiện rồi giải thích theo cách của mình là kiểu tranh luận hết sức bố láo hehe.

      Delete
  41. Chỉ là những mảng ký ức của Đông A về Hà nội quyện trong "Ta còn em,Hà nội phố " thôi mà . Nhưng bác Đông A ơi,khi tâm tư bác trĩu nặng với những hố bom sâu thẳm và nham nhở và lời người bạn "không thể sống bằng quá khứ" thì cũng rất nhiều người thắt lòng,những người nông dân giản dị,hiền lành đã nhường nhà,nhường cơm,sẻ áo cho chúng ta trong hai lần sơ tán khi được phong là "người dưng" .
    Thế mới biết ,sống trọn nghĩa tình khó lắm thay

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đây chỉ là bài viết fiction. Nhưng tôi được biết có những đơn vị đi sơ tán, không phải ở nhờ nhà dân, mà ở trên vùng đất hoang như đồi, dựng lều lán để ở và sản xuất.

      Delete
  42. Nhớ HN và tôi còn nhớ cả những người nông dân đã nhường những gì tốt nhất cho người HN sơ tán về, tình nghĩa đó ko có gì sánh nổi, ko có gì trả ơn cho đủ. Nhiều khi mình chỉ thấy cái khổ khi đi sơ tán, nhưng chưa thấy cái khổ của những nơi mình sơ tán về... Hay vì mình cho rằng, người ta khổ quen rồi nên... khổ thêm nữa cũng ko sao :(
    Xin phép bác Đông A cho copy bài này nhé.

    ReplyDelete
  43. Cam có tư duy áp chế, có thể bạn bình tĩnh nghe bài này chăng?

    Nhà thơ Lý Thụy Ý:

    "Vì chúng mình là người trong cuộc chiến
    Em không buồn khi tiễn bước anh đi
    Vì hai tiếng Việt Nam trìu mến quá
    Nên hàng hàng lớp lớp tiếp chân nhau
    Vì mãnh đất quê hương kiều diễm quá
    Nên hoa ngụy trang áo chiến chóng phai màu!
    Vì Trường Sơn còn kiêu hùng ngạo nghễ
    Nên từng đoàn chim sắt lướt tung mây
    Vì Cửu Long còn từng cơn sóng vỗ
    Nên tàu đi những chuyến hải trình dài
    Vì thương người bên kia bờ vĩ tuyến
    Nên vạn bàn tay chung sức đắp con đường
    Còn ngăn cách bởi dòng sông Bến Hải
    Và nhịp cầu mang hai chữ Hiền Lương!
    Vì dưới bóng quân kỳ bay phất phới
    Còn những người lính trẻ đứng hiên ngang
    Nên như ngày xưa tiễn Người ra quan ải
    Em hai tay nâng rượu tiển đưa Chàng…"
    1972
    ================
    Đó là tâm tư người con gái Miền Nam khi tiễn đưa người lính Cộng hòa ra trận đánh nhau với quân miền Bắc

    ReplyDelete
  44. Chúc Giáng Sinh an lành và yêu thương như lời Chúa dạy!

    ReplyDelete