Cái ác và sự nhẫn tâm, nhân tính và tình mẹ con, tội ác, trả thù và hình phạt hội tụ vào bộ phim mới đây, Pieta, của đạo diễn Kim Ki Duk, người được công chúng Việt Nam biết tới qua bộ phim Xuân hạ thu đông ... xuân. Nhưng khác với bộ phim Xuân hạ thu đông ... xuân, Pieta không có những phong cảnh đẹp của Hàn quốc, những triết lý thâm trầm uyên áo của kiếp người, nhân quả, nghiệp chướng. Bộ phim là những cảnh ảm đạm, xám xịt, nghèo nàn và nhợt nhạt. Pieta là thân phận khốn cùng của con người ở tận đáy cùng không chỉ của xã hội mà còn của cả nhân tính. Nhưng cũng chính ở đấy, nơi tưởng chừng không còn lương tâm của con người, những mầm mống lương tính và nhân tính vẫn còn đó, chờ đợi những giọt mưa của tình mẫu tử, để trỗi dậy và hướng thượng.
Bộ phim mở đầu bằng hình ảnh một cuộc tự tử khá ám ảnh nhưng cũng rất chớp nhoáng và biến mất. Phải đến hết quá nửa bộ phim, người xem mới thấy được mối liên kết với những hình ảnh mở đầu này, và đầu dây mối nhợ của một cuộc trả thù. Một chàng trai sống cô độc làm nghề đi đòi nợ thuê cho ông chủ cho vay nặng lãi. Những người đi vay không có khả năng trả tiền cho chủ nợ bị ép buộc phải hủy hoại cơ thể của mình hay thậm chí là chết để được hưởng tiền bảo hiểm trả cho chủ nợ. Những con người khốn khổ ở tận đáy cùng của xã hội, không có lối thoát và buộc phải chấp nhận số phận như vậy. Nhưng Pieta là bộ phim không phải về sự khốn khổ của những con người ở đáy cùng của xã hội, mà là về nhân tính của con người ở nơi khốn cùng đó. Kẻ đi đòi nợ thuê đó rất tàn bạo và nhẫn tâm, tưởng chừng như không còn nhân tính con người. Nhưng, nếu như có phép mầu nhiệm nào đó có thể khơi dậy nhân tính vốn bị vùi lấp thì đó chỉ có thể là tình mẫu tử, một huyền diệu của tự nhiên. Nhưng cũng chính ở đấy, một âm mưu trả thù bắt đầu hé lộ. Kết thúc bộ phim là hình ảnh của một chiếc xe kéo dài theo một vệt máu trong buổi sáng sớm mờ mờ của một ngày mới bắt đầu như một dấu chấm than kết thúc.
Tên của bộ phim, Pieta, là một dụng điển của phương Tây, chỉ Đức Mẹ sầu bi với người con của mình là Chúa Jesus bị hành hình. Nhưng ở bộ phim này tôi không thấy thực sự khớp về dụng điển đó. Hoặc đó cũng chỉ là một ý nghĩa phiếm chỉ của bộ phim. Tội ác và âm mưu trả thù là một motif quen thuộc. Pieta là một bộ phim nặng nề và bi thảm. Bi kịch vốn là một thi pháp. Lương tính và nỗi sợ hãi của nhân vật lồng trong một cấu trúc tâm lý phức hợp. Nhưng ở Pieta không có định mệnh, nỗ lực chống lại định mệnh và sai lầm dẫn đến thất bại trước định mệnh như ở bi kịch Hy Lạp. Pieta là sự xung đột đạo đức, trong đó đạo đức mẫu tử chiếm vị trí chủ đạo, chi phối nhân vật và dẫn đến bi kịch. Mẹ và con như hai cực đồng hành, chỉ có thể cùng tồn tại hay cùng biến mất. Tâm lý tự hủy diệt tất yếu xuất hiện bởi vì chính nó mới bảo vệ được con người khỏi sự thù địch và bất thường của thế giới xung quanh khi mất đi cảm giác được sự che chở thân thiết của tình mẫu tử.
Bộ phim mở đầu bằng hình ảnh một cuộc tự tử khá ám ảnh nhưng cũng rất chớp nhoáng và biến mất. Phải đến hết quá nửa bộ phim, người xem mới thấy được mối liên kết với những hình ảnh mở đầu này, và đầu dây mối nhợ của một cuộc trả thù. Một chàng trai sống cô độc làm nghề đi đòi nợ thuê cho ông chủ cho vay nặng lãi. Những người đi vay không có khả năng trả tiền cho chủ nợ bị ép buộc phải hủy hoại cơ thể của mình hay thậm chí là chết để được hưởng tiền bảo hiểm trả cho chủ nợ. Những con người khốn khổ ở tận đáy cùng của xã hội, không có lối thoát và buộc phải chấp nhận số phận như vậy. Nhưng Pieta là bộ phim không phải về sự khốn khổ của những con người ở đáy cùng của xã hội, mà là về nhân tính của con người ở nơi khốn cùng đó. Kẻ đi đòi nợ thuê đó rất tàn bạo và nhẫn tâm, tưởng chừng như không còn nhân tính con người. Nhưng, nếu như có phép mầu nhiệm nào đó có thể khơi dậy nhân tính vốn bị vùi lấp thì đó chỉ có thể là tình mẫu tử, một huyền diệu của tự nhiên. Nhưng cũng chính ở đấy, một âm mưu trả thù bắt đầu hé lộ. Kết thúc bộ phim là hình ảnh của một chiếc xe kéo dài theo một vệt máu trong buổi sáng sớm mờ mờ của một ngày mới bắt đầu như một dấu chấm than kết thúc.
Tên của bộ phim, Pieta, là một dụng điển của phương Tây, chỉ Đức Mẹ sầu bi với người con của mình là Chúa Jesus bị hành hình. Nhưng ở bộ phim này tôi không thấy thực sự khớp về dụng điển đó. Hoặc đó cũng chỉ là một ý nghĩa phiếm chỉ của bộ phim. Tội ác và âm mưu trả thù là một motif quen thuộc. Pieta là một bộ phim nặng nề và bi thảm. Bi kịch vốn là một thi pháp. Lương tính và nỗi sợ hãi của nhân vật lồng trong một cấu trúc tâm lý phức hợp. Nhưng ở Pieta không có định mệnh, nỗ lực chống lại định mệnh và sai lầm dẫn đến thất bại trước định mệnh như ở bi kịch Hy Lạp. Pieta là sự xung đột đạo đức, trong đó đạo đức mẫu tử chiếm vị trí chủ đạo, chi phối nhân vật và dẫn đến bi kịch. Mẹ và con như hai cực đồng hành, chỉ có thể cùng tồn tại hay cùng biến mất. Tâm lý tự hủy diệt tất yếu xuất hiện bởi vì chính nó mới bảo vệ được con người khỏi sự thù địch và bất thường của thế giới xung quanh khi mất đi cảm giác được sự che chở thân thiết của tình mẫu tử.
No comments:
Post a Comment