Võ Phiến, nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã có một cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục. Nhà sách Nhã Nam vừa xuất bản tập tùy bút Quê hương tôi, vốn là tập tùy bút Đất nước quê hương và một số bài tùy bút khác của Võ Phiến, dưới cái tên Tràng Thiên. Tràng Thiên được biết là một bút danh khác của Võ Phiến, nhưng không được biết rộng rãi trong công chúng. Tập Quê hương tôi này giấu rất giỏi vết tích của Võ Phiến, hầu như không thể nhận ra, trừ những ai đã từng đọc Võ Phiến. Lời tựa của Nguyễn Hiến Lê vốn có trong nguyên bản Đất nước quê hương, được Nhã Nam trích vào tay sách đầy dấu ba chấm: "Chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén (...). Mấy trang (...) tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà (...) có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn (...) tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". Mấy dấu ba chấm này có vẻ là câu khách hay biên tập bóp méo văn phong của Nguyễn Hiến Lê hơn là che giấu gốc tích Võ Phiến. Nguyên văn Nguyễn Hiến Lê viết: "Trong tập Đất nước quê hương này, chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén của ông trong tiểu thuyết. Mấy trang ông tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà lại dí dỏm hơn, nhẹ nhàng hơn, có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn ông tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". Nhã Nam cũng cho biết có in 100 bản đặc biệt có chữ ký của tác giả. Như vậy Võ Phiến hoàn toàn biết và ý thức được tập Quê hương tôi được Nhã Nam xuất bản ở Việt Nam.
Sự trở về của Võ Phiến không âm thầm nhưng cũng không ồn ào. Một đặc điểm rất lạ. Chưa thấy những tay chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng vung bút. Nhớ lại mấy năm trước, khi mấy tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu được xuất bản ở Sài Gòn, mấy chiến sĩ canh mặt trận văn hóa tư tưởng có ngay mấy bài đả phá. Lác đác đã thấy có những bài điểm sách giới thiệu về tập tùy bút Quê hương tôi này. Như vậy sự trở về không phải là âm thầm, không phải là "huyền hạc quy lai kỷ cá tri", chỉ chưa đến mức trống giong cờ mở ca khúc khải hoàn, và không biết có phải là một cuộc trở về lớn lao sau những bôn ba và thăng trầm của lịch sử. Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê cho biết Võ Phiến, Vũ Hạnh từng cộng tác với nhau ở tạp chí Bách khoa. Sau những thăng trầm đấy, không biết, giả sử như họ gặp nhau thì câu đầu tiên họ nói với nhau là gì? Và có khi lịch sử vị tất đã có những cuộc gặp gỡ như thế. Phôi pha.
Tại sao lại có tên "Quê hương tôi"? Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng xứ chết chôn quê người. Không có một quê hương tôi!
PS:
Danh hiệu "nhà văn chống Cộng" của Võ Phiến không phải chỉ do quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng phong. Trong tập Văn học miền Nam của Võ Phiến, chính Võ Phiến đã dẫn lại nhận định của Nguyễn Mộng Giác: "Sau hiệp định Genève, trào lưu văn học chống cộng phát triển mạnh mẽ ở Miền Nam Việt Nam, những ban chủ biên nòng cốt của các nhóm, các tạp chí hầu hết là phái nam. Nếu kể tên những cây bút quan trọng của giai đoạn này như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan... chúng ta ít có nhà văn nữ nào hiện diện. Từ 1960 về sau, một lớp nhà văn trẻ xuất hiện trên các tạp chí Văn Nghệ, Thế Kỷ Hai Mươi, Khai Phóng, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Văn, Bách Khoa, và đa số đều là nhà văn nam: Dương Nghiễm Mậu, Lê Tất Điều, Thế Uyên, Nhật Tiến, Duyên Anh, Ngô Thế Vinh, Dương Kiền... vẫn là nam giới đóng vai chủ động.". Võ Phiến còn viết tiếp: "Trước 1954, bên này đánh nhau với bên cộng sản bằng bom đạn tơi bời mà không có một thành tích văn nghệ chống cộng. Trái lại, phải chờ tiếng súng ngưng lại, khi ta có lớp người từ phía bên cộng sản về, khi ấy mới có phong trào chống cộng trong văn nghệ. Và phong trào ấy chắc chắn là đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ văn nghệ hãy gọi là trung niên, thế hệ trưởng thành trong kháng chiến mà khai bút sau ngày đình chiến."
[Lưu ý: Nguyễn Mộng Giác cũng đưa tên Võ Phiến lên đầu, lên trước Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo... Nếu có gọi Võ Phiến là tiên chỉ của nhóm nhà văn chống Cộng cũng chẳng sai chút nào. Không biết liệu mai sau có người sẽ viết về lịch sử văn học như thế này không: Trước năm 2010, văn chương hải ngoại chuyển lửa về quê không có một thành tích nào. Phải chờ đến khi xuất hiện các nhà sách không do nhà nước độc quyền khống chế như Nhã Nam, Phương Nam... các tác phẩm của các nhà văn chống Cộng mới được xuất bản. Lúc đầu là các tác phẩm về quê hương, đất nước, không có các yếu tố chống Cộng lộ diện, sau đấy là .... Ôi không biết giấc mộng năm nao "Có một ngày ta về lại cố đô / Lưỡi lê say máu rửa Tây Hồ / Trên cao chí sĩ giơ tay vẫy / Đại định Thăng Long một sắc cờ" có còn là giấc mơ hôm nay của những con người hôm xưa đấy?]
PPS:
Tôi không có ấn bản đặc biệt Quê hương tôi có chữ ký của Võ Phiến. Nhưng blogger Nhị Linh có. Theo blogger Nhị Linh, chữ ký của Võ Phiến là chữ ký tươi, không phải là chữ ký sao chụp. Ngoài ra, chữ ký của Võ Phiến không ở trang mặt như vị trí thông thường ký tặng sách, mà ở trang sau, nơi ghi thông tin về quyển sách, bản quyền.
Sự trở về của Võ Phiến không âm thầm nhưng cũng không ồn ào. Một đặc điểm rất lạ. Chưa thấy những tay chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng vung bút. Nhớ lại mấy năm trước, khi mấy tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu được xuất bản ở Sài Gòn, mấy chiến sĩ canh mặt trận văn hóa tư tưởng có ngay mấy bài đả phá. Lác đác đã thấy có những bài điểm sách giới thiệu về tập tùy bút Quê hương tôi này. Như vậy sự trở về không phải là âm thầm, không phải là "huyền hạc quy lai kỷ cá tri", chỉ chưa đến mức trống giong cờ mở ca khúc khải hoàn, và không biết có phải là một cuộc trở về lớn lao sau những bôn ba và thăng trầm của lịch sử. Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê cho biết Võ Phiến, Vũ Hạnh từng cộng tác với nhau ở tạp chí Bách khoa. Sau những thăng trầm đấy, không biết, giả sử như họ gặp nhau thì câu đầu tiên họ nói với nhau là gì? Và có khi lịch sử vị tất đã có những cuộc gặp gỡ như thế. Phôi pha.
Tại sao lại có tên "Quê hương tôi"? Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng xứ chết chôn quê người. Không có một quê hương tôi!
PS:
Danh hiệu "nhà văn chống Cộng" của Võ Phiến không phải chỉ do quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng phong. Trong tập Văn học miền Nam của Võ Phiến, chính Võ Phiến đã dẫn lại nhận định của Nguyễn Mộng Giác: "Sau hiệp định Genève, trào lưu văn học chống cộng phát triển mạnh mẽ ở Miền Nam Việt Nam, những ban chủ biên nòng cốt của các nhóm, các tạp chí hầu hết là phái nam. Nếu kể tên những cây bút quan trọng của giai đoạn này như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan... chúng ta ít có nhà văn nữ nào hiện diện. Từ 1960 về sau, một lớp nhà văn trẻ xuất hiện trên các tạp chí Văn Nghệ, Thế Kỷ Hai Mươi, Khai Phóng, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Văn, Bách Khoa, và đa số đều là nhà văn nam: Dương Nghiễm Mậu, Lê Tất Điều, Thế Uyên, Nhật Tiến, Duyên Anh, Ngô Thế Vinh, Dương Kiền... vẫn là nam giới đóng vai chủ động.". Võ Phiến còn viết tiếp: "Trước 1954, bên này đánh nhau với bên cộng sản bằng bom đạn tơi bời mà không có một thành tích văn nghệ chống cộng. Trái lại, phải chờ tiếng súng ngưng lại, khi ta có lớp người từ phía bên cộng sản về, khi ấy mới có phong trào chống cộng trong văn nghệ. Và phong trào ấy chắc chắn là đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ văn nghệ hãy gọi là trung niên, thế hệ trưởng thành trong kháng chiến mà khai bút sau ngày đình chiến."
[Lưu ý: Nguyễn Mộng Giác cũng đưa tên Võ Phiến lên đầu, lên trước Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo... Nếu có gọi Võ Phiến là tiên chỉ của nhóm nhà văn chống Cộng cũng chẳng sai chút nào. Không biết liệu mai sau có người sẽ viết về lịch sử văn học như thế này không: Trước năm 2010, văn chương hải ngoại chuyển lửa về quê không có một thành tích nào. Phải chờ đến khi xuất hiện các nhà sách không do nhà nước độc quyền khống chế như Nhã Nam, Phương Nam... các tác phẩm của các nhà văn chống Cộng mới được xuất bản. Lúc đầu là các tác phẩm về quê hương, đất nước, không có các yếu tố chống Cộng lộ diện, sau đấy là .... Ôi không biết giấc mộng năm nao "Có một ngày ta về lại cố đô / Lưỡi lê say máu rửa Tây Hồ / Trên cao chí sĩ giơ tay vẫy / Đại định Thăng Long một sắc cờ" có còn là giấc mơ hôm nay của những con người hôm xưa đấy?]
PPS:
Tôi không có ấn bản đặc biệt Quê hương tôi có chữ ký của Võ Phiến. Nhưng blogger Nhị Linh có. Theo blogger Nhị Linh, chữ ký của Võ Phiến là chữ ký tươi, không phải là chữ ký sao chụp. Ngoài ra, chữ ký của Võ Phiến không ở trang mặt như vị trí thông thường ký tặng sách, mà ở trang sau, nơi ghi thông tin về quyển sách, bản quyền.
Chống cộng hay chống bất cứ đảng phái nào có thể cầm quyền ở Việt Nam điều đó không có nghĩa là Việt Nam không phải là quê hương của họ.
ReplyDeleteTui thấy những người đó đang được cảm thông chia xẻ hơn là bị chỉ trích, phỉ báng, ngay cả trong trường hợp được coi là đầu hàng.
ReplyDeleteBác Đông A hoặc là kẻ thù dai hoặc đang nhằm "nâng bi" ai đó.
trước hết cần nhìn nhận Võ Phiến đóng góp cho văn học, văn hóa nước Việt,
ReplyDeletequê hương là của từng người, chẳng ai tước đoạt hay ban tặng,
Giá mà bác Đông A nghĩ kỹ chút trước khi viết entry ngắn nầy. Hình như nó-bài viết, có quan điểmmâu thuẫn với rất nhiều bài trước đây của bác. Hay bác nói giúp ai?
ReplyDeleteChính sách "thông quan từng phần" trên mặt trận gì đó, chắc bác nắm kĩ chứ ạ?
Võ Phiến từng viết về mình như sau: "Võ Phiến khước từ Cộng sản ngay từ đầu, có thái độ dứt khoát, vừa sáng tác vừa khảo luận". Cuối đời Võ Phiến vẫn cần cái chế độ mà ông đã từ chối cho phép in tác phẩm của mình và hân hoan ký vào 100 bản sách như thừa nhận và nâng niu một ân sủng. [Chính xác, tôi không biết Võ Phiến có hân hoan khi ký không, nhưng ở đời này ai có thể bắt ai ký được chứ?]
ReplyDeleteNói thế nào cũng được.
ReplyDeleteCó chỗ nào trong "Quê hương tôi" hay lời kí tặng cuốn sách này cho thấy VP đã thôi khước từ CS không?
Vậy thì, có thể một tên "biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng" đã khuất phục CS một cách ngoạn mục!
Chấp nhận tác phẩm của mình được xuất bản dưới những điều luật của một chế độ mà mình từng tuyên bố dứt khoát khướt từ và đấu tranh xóa bỏ nó, là bằng chứng của sự đầu hàng và chấp nhận chế độ đấy.
DeleteViết văn là viết cho độc giả, không phải viết cho chế độ nào. Mac chửi tư bản như chó nhưng không ai cho rằng một tác phẩm của Mác được xuất bản tại các nước tư bản thì Mác đã đấu hàng nó?
Deletebravo bác Hải,
Deletebác ĐôngA hơi bị cực đoan,
Marx đấu tranh chống chế độ tư bản nhưng Marx không khước từ chế độ tư bản. Võ Phiến khước từ dứt khoát chế độ cộng sản. Đấy là điểm khác biệt cơ bản.
DeleteThao túng chữ nghĩa thì bác Đông A là nhất rồi. Marx nhất quyết thay đổi hoàn toàn chế độ tư bản bằng chế độ công hữu, chứ không "khước từ" chế độ tư bản. He he...
DeleteLâu nay tôi vẫn đọc blog ông Đông A với lòng quí trọng, nhưng bài này nếu không có đọan văn cuối cùng thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn nhất là khi nói về một nhà văn lớn của miền Nam. Và nhất là lúc này trí nhớ của nhà văn Võ Phiến không còn mình mẫn, thì nhớ về một thời điểm nhất định ở quê hương là một điều dễ hiểu. Nên khi người ta ngỏ ý in sách và trao cho ông ký, có khi ông nghĩ ông đang sống ở thời VNCN trước 75 đó thôi ạ.
ReplyDeleteTrân trọng,
Đông A sai rồi!
ReplyDeleteĐông A chỉ vạch lá tìm sâu, xét nét câu chữ, nâng quan điểm nọ kia.
ReplyDeleteBên cạnh những tuyên bố về tư tưởng này kia thì người ta cũng là một con người, không phải cái máy hay quyển điều lệ. Và là một người viết, thì mong muốn điều mình viết được lưu giữ và lan truyền đến càng nhiều người đọc càng tốt, nhất là với các tác phẩm viết về quê hương đất nước thế này.
Bên cạnh đó, Nhã Nam cũng muốn in lại những tác phẩm giá trị cũ, thế là họ gặp nhau. Nhã Nam (chắc) có chỗ dựa nhất định để có thể in các tác giả bị cấm, miễn là đừng công khai lộ liễu quá thôi.
Tất cả chỉ có vậy. Cái được nhất là người đọc được tiếp cận một tác phẩm tinh tế và thú vị. Có vậy thôi. ĐA rỗi hơi phân tích càn.
Bác ĐA là người tri thức mà còn có thành kiến như vậy thì chặng đường hòa giải dân tộc chắc còn nhiều gian nan lắm.
ReplyDeleteBác Đông A, cháu thấy như này.
ReplyDeleteNhận thức là cả một quá trình, chắc chắn vậy bác nhỉ? Hồi VP khước từ cộng sản, là nhận thức VP ngay tại thời điểm đó và kéo dài cho đến ngày gần đây. Đã là quá trình thì nhận thức có thể( nếu không muốn nói là chắc chắn) thay đổi chứ ạ? Ngay như nhạc sỹ Phạm Duy đấy thôi. Có thể ai đó cho rằng NS Phạm Duy về già lẩn thẩn, lẽ đương nhiên xã hội vẫn chấp nhận cái "lẩn thẩn" của PD cơ mà. Nhẽ VP là ngoại lệ? Lơ mơ ở góc độ nào đó thì cựu đảng viên cộng sản, cựu trung tá KGB, đương kim tổng thống Nga V.Putin thì sao ạ?
Trừ những "hằn học" cá nhân, mọi sự "trở về" ( với quê hương) đều chấp nhận thoả đáng.Dĩ nhiên, chấp nhận cả sự "ra đi" nữa!
Cháu nghĩ vậy.
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete
ReplyDeleteNhà văn Võ Phiến "khước từ chế độ cs" và bây giờ "chế độ cộng sản" xuất bản tác phẩm của VP thì chính chế độ đã thỏa hiệp với VP chứ, đâu phải ngược lại như các bác nghĩ, :)))
Tác giả ký tặng độc giả yêu văn mình chứ đâu có tặng chế độ đâu? bác ĐA suy diễn bậy.
Chế độ cộng sản vốn liệt Võ Phiến vào loại biệt kích đầu sỏ, nay chấp thuận cho in Võ Phiến (dù với bút danh khác), là đã bớt cực đoan đấy chứ, vậy nhà văn Võ Phiến nên xử sự thế nào?
ReplyDeletePhải chăng nếu Võ Phiến không cho in, qua đó biểu hiện rằng nhà văn chống cộng này cực đoan hơn cả cộng sản, thì bác Đông A sẽ hài lòng hơn?
Đối với những kẻ thua cuộc tôi chỉ thấy có 4 khả năng sau là chấp nhận được:
ReplyDelete1. Tự sát
2. Đi ẩn, không màng thế sự
3. Quy hàng
4. Chống đến cùng
Với những loại vừa chống đến cùng, vừa mong được chấp nhận, tôi không thấy ở họ có bất kỳ thứ tư cách và nhân cách nào.
Đối với những kẻ biết thừa nhưng cố tình che đậy, lấp liếm những mặt nào đó của ai đó để nhằm những mục đích nhất định đều cho thấy đấy là tư cách đĩ điếm. Ví dụ Nguyễn Vĩnh Nguyên, một mặt ca thán rằng sách xuất bản không đề tên Võ Phiến, nói Võ Phiến là một nhà văn lớn ở miền Nam, nhưng mặt khác lờ tịt Võ Phiến là một nhà văn chống Cộng, thể hiện rất rõ là một loại đĩ điếm.
Cá nhân tôi không có bất kỳ vấn đề gì khi đọc hay xuất bản các tác phẩm chống Cộng, nhưng ai chống Cộng, ai Cộng sản thì phải rõ ràng, không phải lập lờ, "nước vỏ lựu, máu mào gà, mượn màu chiêu tập đánh lừa con đen".
This comment has been removed by the author.
DeleteCó vài vấn đề đặt ra ở đây.
ReplyDelete-Bác Đông A có lập luận riêng và giờ thì đã rõ. Lúc đầu nhà em nghĩ bác ĐA "khích tướng" chơi chơi. Chả phải!
( Có chút nho nhỏ thắc mắc ở cái câu cuối cùng trong comment trên của bác Đông A đấy)
-Có thể "cộng" xưa mà VP chống, khác với "cộng" nay VP "quy"?
- Hồi VP tuyên bố chống cộng quyết liệt, thế nhưng không ít "cộng nhân" đọc VP ?
Trừ những thể loại mang tính tôn giáo có thể bị bài trừ tuyệt đối do có nội dung phỉ báng nào đó, còn lại việc cho phép xuất bản không đáng bàn.
Trường hợp Nguyễn Vĩnh Nguyên(&Co) bác nên làm một bài riêng hoặc nói ngay từ đầu thì hay hơn, chứ nước cuối bác mới nhắc thì hơi là "chạy vạy" bác ạ.
Kính!
Khái niệm "chính nghĩa tất thắng" đã giống như miếng bã trầu ở thời nay rồi: quá cũ và lạc hậu. Dân trí bi giờ đã quá hiểu đây chỉ là 1 định đề "chiêu tập". Dân chúng lo sống và thừa biết "thắng tất chính nghĩa" rùi, :)
ReplyDeleteVậy (theo những ý trong Đ.A' entry)những người phi cộng và cộng thắng và thua chỉ có ý nghĩa khi mảnh đất Việt cùng dân cư của nó ĐƯỢC gì!
Sự trở lại của một số tác phẩm của VP là vấn đề của nhận thức và văn hóa cộng đồng, không thấy được vậy chỉ rơi vào hố thẳm chauvinism!
Không ít người đã đi lùi quá xa khi ví tinh thần xuất bản (chỉ 1 số)VP qua ví von máu thật của trinh nữ và nước vỏ lựu hay máu mào gà, :)
... hoặc coi máu của triệu trai tơ gái tơ đã đổ chỉ như nước vỏ lựu, hôhô :(
DeleteSáng nay, sau khi comment xong, ngồi cafe với cụ Trương Đình Quang có nhắc tới VP. Thì ra ông giáo họ Đoàn-VP này có một quãng đời kinh khủng thật. Không chống cộng (khi đó) mới lạ!
ReplyDeleteDù sao cũng là ý kiến của bác Đông A.
vậy rốt cuộc "chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất" là vì cái gì?
ReplyDelete- vì VP đã đồng ý để sách mình xuất bản ở VN?
- vì tập sách có tên "Quê hương tôi"?
- vì tên tác giả tập scahs là Tràng Thiên thay vì Võ Phiến?
- vì tất cả các lí do trên?
Kẻ thắng nói sao cũng được. Người thua kiểu gì cũng thua.
ReplyDeleteNếu bắt tay đối phương thì bị ông Đông A miệt thị là đầu hàng.
Nếu không bắt tay thì sẽ có ông Lê, ông Nguyễn nào đó mắng là ngoan cố.
Haizzz...
cứ ngồi gặm thắng thắng thua thua,
ReplyDeletenghĩa là chúng ta đang thua rồi,
Ở đây bàn về khi tiêt. Đây là một cuộc chiên trong tâm hồn con người. Tôi nghĩ ông Dong A đang nói về cuộc chiến này.
ReplyDeleteThuở nhỏ, tôi căm ghét sự giả dối. Nếu tôi biết được ai đó lừa đói tôi, tôi sẽ rất giận và không nhìn mặt kẻ đó nữa. Đến một ngày, trong một trường hợp, tôi phải nói dối. Từ lúc đó, tôi nghĩ rằng đói trá không hẳn là xấu và tôi chấp nhận chuyện đó. Dần dần, tôi nói dối quen miệng và không coi là chuyện xấu nữa. Một người bạn lúc nhỏ, cách biệt một thời gian, bây giờ gặp lại bảo rằng tôi không có lập trường, không đủ bản lĩnh để giữ lòng mình. Có người khác, bảo rằng xã hội này nó thế, không làm vậy thì làm sao sống đến bây giờ. Tôi có hối hận khi làm chuyện đó không? Tôi nghĩ gì về chuyện đó? Thiên hạ người khen, kẻ chê, chắc gì đã đúng.
Deleteđây lại là vấn đề của "khí tiết" chứ chẳng phải chuyện đúng-sai.
Deletemấy chục cái còm chẳng có cái nào đồng tình với đông a. tất cả (tất cả, nhấn mạnh) các lí do đông a viện dẫn chẳng có cái nào thuyết phục, đều nhờ nhờ, gắng gượng. dẫn chứng nhiều nhưng lập luận kiểu bao vây, không trúng cái này thì trúng cái khác hehe.
ReplyDeleteCho tôi biết bút danh của Dong A, tôi sẽ giải thích mục đích chính của entry này... (đương nhiên không phải là bút danh DA nhé !!)
ReplyDeleteÔng Đông A viết câu “Võ Phiến, nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã có một cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục” thấy sặc mùi tuyên giáo. Võ Phiến là một nhà văn giỏi, đã già, nay sống lưu vong nhũng ngày cuối đời. Những trang viết hay nhất của Võ Phiến là về văn chương, về văn hóa Việt, về con người và về quê hương Việt Nam chứ không phải về ý thức hệ của ông ta. Nhà văn viết thì những mong giao cảm với người đọc. Người Việt ở nước ngòai vài triệu, ở trong nước vài chục triệu. Tác phẩm được phát hành nơi đông công chúng đọc thì tốt quá, có gì phải rộn? Những tác giả có tác phẩm được xuất bản trong nước, những người trong nước đang đọc nó, không lẽ đều là người hoặc cộng sản, hoặc yêu cộng sản, hoặc đầu hàng cộng sản, hoặc chí ít, không khước từ cộng sản?
ReplyDeleteLà người đọc, tôi quan tâm đến tác phẩm của Võ Phiến, cóc cần biết chất biệt kích (nếu có) trong con người tác giả thế nào. Ngành xuất bản ở Việt Nam đang họat động bát nháo, bây giờ ra được vài tác phẩm như của Võ Phiến thế là hay cho người đọc và tác giả cũng ấm lòng. Còn vạch vòi chống cộng, biệt kích với lại đầu hàng, tự sát chi chi thì chính là gây chia rẽ đồng thời nó phản ánh cái tài thấp, cái khí uất của Đông A.
Ông viết cái Entry này đúng thực là bất cận nhân tình đấy ông ạ, thật uổng công chong đèn đọc sách! Bỏ quên tác phẩm với giá trị văn chương của nó mà đem cái lập trường chính trị ra xét đóan tác giả bằng cái cách hẹp hòi, thiển cận và man rợ là phản động và phản văn nghệ chứ còn gì. Mong ông tỉnh lại, đừng mê sảng nữa.
S.
"Trước 1954, bên này đánh nhau với bên cộng sản bằng bom đạn tơi bời mà không có một thành tích văn nghệ chống cộng. Trái lại, phải chờ tiếng súng ngưng lại, khi ta có lớp người từ phía bên cộng sản về, khi ấy mới có phong trào chống cộng trong văn nghệ. Và phong trào ấy chắc chắn là đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ văn nghệ hãy gọi là trung niên, thế hệ trưởng thành trong kháng chiến mà khai bút sau ngày đình chiến."
Deleteông Đông a không mê sảng đâu, ông ấy còn đầy hằn học và hận thù với phía bên kia. đây là dịp tốt để ông ấy đạp kẻ địch xuống bùn.
Deletethử tí:
Deleteđối với những kẻ đả đảo chặn blog nhưng blog vẫn bị chặn (tức thua cuộc), tôi chỉ thấy có 4 khả năng sau là chấp nhận được:
1. tự sát
2. đi ẩn, không màng blog nữa
3. quy hàng (tức ủng hộ việc chặn blog)
4. đả đảo đến cùng
với những loại vừa đả đảo chặn blog đến cùng, vừa viết blog và mong blog mình được chấp nhận (bằng cách vượt tường lửa chẳng hạn), tôi không thấy ở họ có bất kỳ thứ tư cách và nhân cách nào hehe.
"mong blog mình được chấp nhận" Dong A mời bá vào xem hả? Thiệt là vinh dự!
Deleteúi không hiểu thì hỏi chứ ai lại khiêu khích nhau kiểu hạ tiện vậy.
Deletetôi thử vận trường hợp VP vào việc đả đảo chặn blog của ĐA thui.
này nhé, VP chống cộng, ĐA chống việc chặn blog. VP thua cuộc, ĐA cũng chẳng ngăn được việc chặn blog. VP không tự sát, ĐA chắc cũng không hehe. VP không đi ẩn, ĐA cũng cho ra bài mới đều đều. VP không qui hàng, ĐA đời nào làm chuyện đó. VP chống cộng đến cùng, ĐA tất nhiên cũng đả đảo chặn blog đến cùng.
VP giấu giấu diếm diếm tuồn sách về VN thì chẳng có "tư cách và nhân cách" nào. Còn ĐA, cũng giấu giấu diếm diếm tuồn blog về VN (thông qua proxy, DNS hay qua một blog trung gian chẳng hạn) thì vẫn đầy đủ "tư cách và nhân cách" hehe.
tôi nghĩ, nếu ĐA đả đảo chặn blog đến cùng, ĐA phải đưa blog mình đến người đọc một cách chính danh chứ không thể để người đọc vào blog mình bằng cách mờ ám như vậy.
@hehe: lẩn thẩn quá. Đọc ở đây này:
Deletehttp://donga01.blogspot.com/2012/06/phan-oi-chan-blog.html
vấn đề của chặn blog là vấn đề của tự do thông tin chứ chẳng phải vấn đề của vượt tường lửa trời ạ.
Delete@hehe: Tôi nghĩ là tôi hiểu ý bác rồi. Tuy nhiên về cái kết luận, tôi muốn nhắc bác nhớ điều này: Người ta chỉ thua khi nào ngừng đấu tranh.
DeleteNếu bác cảm thấy như vậy chưa phải là đấu tranh, hãy bày cách khác. Rất nhiều người sẽ nhớ ơn của bác. Dĩ nhiên, 3 cách ở trên không có cái nào là đấu tranh cả.
chả có cách khác nào đâu. cs sở dĩ sống khỏe tới giờ không phải vì chế độ công an trị mà nhờ chính sách mị dân tuyệt vời của bỏn.
DeleteBao nhiêu năm nay, không biết có bao nhiêu % lượng kiều hối "quy hàng " chảy về trong nước của những người Việt Nam thua cuộc ?
ReplyDeleteNhà văn Võ Phiến nay ở tuổi gần đất xa trời, cùng là người Việt dù quá khứ có ra sao đi chăng nữa thì cũng nên mở rộng vòng tay với tinh thần hòa giải...
đừng sến thế. quá khứ VP có làm sao? ai đủ tư cách "mở rộng vòng tay" với ông?
Delete"Ngoài ra, chữ ký của Võ Phiến không ở trang mặt như vị trí thông thường ký tặng sách, mà ở trang sau, nơi ghi thông tin về quyển sách, bản quyền."
ReplyDeleteXin giải thích với các bác có thể chưa biết, vị trí chữ ký ở trang sau là vị trí quen thuộc ở các bản sách đặc biệt của Nhã Nam có chữ ký tác giả. (người ta ký ở trang mặt nếu trực tiếp tặng). Chứ ko phải ông Võ Phiến trốn ra sau như có thể suy diễn.
Ông Đông a quả là "cà chớn". ngôn ngữ miền Nam gọi thái độ của ông là vậy... Ông dọc một mớ ngôn ngữ, đánh tráo khái niệm, chơi trò tung hứng...đồ vô tư cách!
ReplyDeleteĐểu giả là một thứ xa xỉ hiếm khi ai dám xài, nhưng ngặt nỗi bác Đông A lại là một tay trọc phú. Đáng thương thay!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete"Cờ 3 que" trên trang phục thi đấu của võ sĩ MMX Việt kiều lừng danh Cung Lê trên một phụ bản của Thanh Niên Online:
ReplyDeletehttp://ihay.vn/pages/20120930/cung-le-toi-se-dong-phim-o-viet-nam.aspx
Có gì "đầu hàng" ở đây không nhỉ hehe?
à ở trên tôi nhầm, MMA (Mixed martial arts) chứ không phải MMX.
ReplyDeletecái link trên (http://ihay.vn/pages/20120930/cung-le-toi-se-dong-phim-o-viet-nam.aspx) cũng không còn nữa. phóng viên TN kém thật, đến Cung Lê mà cũng không biết hắn là tay chống cộng có hạng hehe.