Văn hóa Đức là một nền văn hóa mà tôi luôn cảm thấy khó cảm thụ. Nó xa lạ và bên ngoài cảm xúc của tôi. Tôi từng thấy những người Đức thích thú như thế nào với những vở opera của Wagner mà tôi cảm thấy nặng nề khôn gánh. Faust cũng không phải là một ngoại lệ. Faust quá nổi tiếng với Goethe, với Thomas Mann, ở toàn châu Âu, và ở cả châu Á. Có người Việt nào không biết câu "Mọi lý thuyết đều xám xịt / Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi", và có thể coi đây là bằng chứng tầm ảnh hưởng của Faust. Nhưng ngoài câu vừa nói trên, liệu người Việt còn lưu truyền một câu thơ nào khác? Tôi không biết những người Việt khác như thế nào. Nhưng bản thân tôi có nhớ thêm vài câu thơ khác, nhưng xuất xứ lưu ký của chúng trong trí nhớ của tôi là do tôi tiếp cận thông qua các nền văn hóa khác. Người Nga đặc biệt thích câu "Ngươi là ai? Ta là một phần của thế lực luôn muốn điều ác, nhưng luôn thực hiện điều lành". Câu thơ này là đề từ cho tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov, một chủ đề Faust ở Liên Xô. Cách nhìn Nga về Faust có lẽ là một cách nhìn hấp dẫn. Chính vì vậy mà tôi xem bộ phim Faust của đạo diễn Nga Sokurov. Đây là bộ phim cuối cùng trong chùm phim bộ tứ của đạo diễn Sokurov về quyền lực và sự sụp đổ. Nhưng cả 3 bộ phim trước tôi lại chưa từng được xem, nên chẳng nói được gì. Faust của Sokurov từng đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice năm vừa qua và được trưởng ban giám khảo khen những lời có cánh: "Có những bộ phim làm các bạn khóc, có những bộ phim làm các bạn cười, có những bộ phim làm thay đổi các bạn vĩnh viễn sau khi các bạn xem chúng và đây [Faust] là một trong số đó". Tôi xem xong Faust và cũng chẳng cảm thấy mình thay đổi gì. Có thể tôi chưa thực sự cảm nhận được bộ phim này.
Bộ phim mở đầu theo kiểu tự sự truyền thống xác định địa điểm từ không gian bao la đến một địa chỉ cụ thể, một thành phố bên biển, bên rừng, bên núi và ống kính quay hội tụ vào một dương vật có nốt bệnh lậu của một tử thi. Đó là cách giới thiệu giáo sư Faust của bộ phim, một bác sĩ mong muốn đi tìm cơ quan về linh hồn (hay tâm hồn, thật khó xác định) trong cơ thể của con người và cũng cần tiền ở một thành phố nghèo nàn, bẩn thỉu, lộn xộn và cũ kỹ. Faust của Sokurov không bám chặt theo Faust của Goethe cũng như của Mann, và là một tự sự hư cấu trên nền tảng Faust truyền thống, mặc dù nhiều chỗ có thể nhận thấy những câu trích dẫn từ Faust của Goethe và câu "ta là một phần của thế lực luôn muốn điều ác nhưng luôn thực hiện điều lành" tất nhiên không thể vắng mặt đúng phong cách Nga hay hình ảnh nốt bệnh lậu trên dương vật mở đầu phim có thể giật mình nghĩ tới Leverkuehn của Mann. Mephistopheles trong bộ phim hoàn toàn khác Mephistopheles của Goethe, không có đầy quyền lực và yếu đuối theo một cách nhìn nhất định. Kết cấu phát triển câu chuyện trong phim cũng khác với Faust của Goethe, ví dụ như Faust vô tình giết chết anh trai của Margarita trước khi quyến rũ Margarita. Kết thúc của phim cũng khác so với Faust truyền thống: đoạn tuyệt và chiến thắng với quỷ. Tôi cảm thấy bộ phim khá dài, dòng chuyện trôi đi khá chậm trên tông phim xam xám lạnh lẽo như không có sinh khí. Có những đoạn quay phim rất thú vị và tôi cảm thấy đấy không phải là kỹ thuật đồ họa vi tính, một kỹ thuật quay thuần túy cơ học như đoạn Margarita tới gặp Faust.
Thật khó đánh giá bộ phim Faust này. Có nên xem không? Nhưng dù sao tôi đã xem trọn vẹn mặc dù bộ phim khá dài. Sau khi xem xong, tôi bất giác tự hỏi tại sao người Việt chưa thấy có ai sáng tác thứ gì đó trên nền cảm hứng Faust? Bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy vinh quang hay lạc thú đâu phải là điều gì đó xa lạ trong nền văn hóa của con người Việt Nam.
Bộ phim mở đầu theo kiểu tự sự truyền thống xác định địa điểm từ không gian bao la đến một địa chỉ cụ thể, một thành phố bên biển, bên rừng, bên núi và ống kính quay hội tụ vào một dương vật có nốt bệnh lậu của một tử thi. Đó là cách giới thiệu giáo sư Faust của bộ phim, một bác sĩ mong muốn đi tìm cơ quan về linh hồn (hay tâm hồn, thật khó xác định) trong cơ thể của con người và cũng cần tiền ở một thành phố nghèo nàn, bẩn thỉu, lộn xộn và cũ kỹ. Faust của Sokurov không bám chặt theo Faust của Goethe cũng như của Mann, và là một tự sự hư cấu trên nền tảng Faust truyền thống, mặc dù nhiều chỗ có thể nhận thấy những câu trích dẫn từ Faust của Goethe và câu "ta là một phần của thế lực luôn muốn điều ác nhưng luôn thực hiện điều lành" tất nhiên không thể vắng mặt đúng phong cách Nga hay hình ảnh nốt bệnh lậu trên dương vật mở đầu phim có thể giật mình nghĩ tới Leverkuehn của Mann. Mephistopheles trong bộ phim hoàn toàn khác Mephistopheles của Goethe, không có đầy quyền lực và yếu đuối theo một cách nhìn nhất định. Kết cấu phát triển câu chuyện trong phim cũng khác với Faust của Goethe, ví dụ như Faust vô tình giết chết anh trai của Margarita trước khi quyến rũ Margarita. Kết thúc của phim cũng khác so với Faust truyền thống: đoạn tuyệt và chiến thắng với quỷ. Tôi cảm thấy bộ phim khá dài, dòng chuyện trôi đi khá chậm trên tông phim xam xám lạnh lẽo như không có sinh khí. Có những đoạn quay phim rất thú vị và tôi cảm thấy đấy không phải là kỹ thuật đồ họa vi tính, một kỹ thuật quay thuần túy cơ học như đoạn Margarita tới gặp Faust.
Thật khó đánh giá bộ phim Faust này. Có nên xem không? Nhưng dù sao tôi đã xem trọn vẹn mặc dù bộ phim khá dài. Sau khi xem xong, tôi bất giác tự hỏi tại sao người Việt chưa thấy có ai sáng tác thứ gì đó trên nền cảm hứng Faust? Bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy vinh quang hay lạc thú đâu phải là điều gì đó xa lạ trong nền văn hóa của con người Việt Nam.
Sự khác biệt trong cách tiếp cận một chủ đề làm nên bản sắc một cá nhân/dân tộc. Người Việt không thể thích chủ đề Faust vì không đủ độ đam mê và lý trí. Còn Faust của Goethe không vào Việt Nam được - trong đó có tác giả bài viết - vì nó gắn với sự nhận thức có tính tiềm thức dân tộc về sự cứu rỗi. Việt Nam không có cứu rỗi, chỉ có sở biểu chứ không có sở chỉ!
ReplyDeleteBán linh hồn cho quỷ để đổi lấy vinh quang hay lạc thú đâu phải là điều gì đó xa lạ trong nền văn hóa của con người Việt Nam.
ReplyDeleteCó phải chăng!
Em thì cứ nghĩ người Nga sẽ nhớ nhất trong Faust là câu:
ReplyDelete"Остановись, мгновенье! Ты прекрасно!"
Câu này hình như sang tiếng Việt dịch thành
ReplyDelete"Ôi thời gian, người đẹp lắm, đừng trôi!"
4124123123
ReplyDelete