Theo Lý Xuân Chung, tại Hội thảo về Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hóa Việt - Triều trong lịch sử, một giáo sư Hàn Quốc cho biết về mối giao lưu giữa sứ giả Việt Nam Lương Như Hộc và sứ giả Triều Tiên Từ Cư Chính tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng theo Lý Xuân Chung, mối giao lưu này chưa xác định được thời điểm. Tra cứu thư tịch của Hàn Quốc và Việt Nam, chúng tôi xác định được thời điểm giao lưu giữa Lương Như Hộc và Từ Cư Chính, đồng thời tìm được một số bài thơ trao đổi giữa họ còn lưu lại trong thư tịch của Hàn Quốc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lương Như Hộc hai lần đi sứ Trung Quốc. Lần đầu tiên vào năm 1443, đời Lê Nhân Tông, và lần thứ hai vào năm 1459, sau khi Lê Nghi Dân tiếm ngôi vua. Theo Triều Tiên Vương triều thực lục, Thành Tông thực lục, quyển 223, năm thứ 19 (1488), đoạn chép về Từ Cư Chính mất, cho biết Từ Cư Chính đi sứ Trung Quốc vào năm Canh Thìn (1460) đời Thành Tông, và gặp sứ giả Việt Nam Lương Hộc tại Thông Châu quán. Thành Tông thực lục cũng cho biết Từ Cư Chính có làm thơ, và sau đấy Lương Hộc họa lại. Sau đấy Từ Cư Chính cảm xúc làm liên tiếp 10 bài thơ đáp lại, và Lương Hộc đã thán phục khen: "Chân thiên hạ kỳ tài dã!" (Một bậc kỳ tài thực sự trong thiên hạ). Như vậy có thể xác định Lương Như Hộc và Từ Cư Chính gặp nhau vào năm 1460 tại Bắc Kinh, và có trao đổi thơ văn với nhau.
Tra cứu thư tịch của Hàn Quốc, chúng tôi tìm thấy một bài thơ họa lại của Lương Hộc, một bài thơ họa lại của Từ Cư Chính, và hai bài thơ của Từ Cư Chính tặng Lương Hộc. Các bài thơ này được chép trong tập Tứ giai thi tập của Từ Cư Chính, quyển thứ 7. Các bài thơ đó như sau:
Thứ Triều Tiên quốc Từ Tể tướng thi vận
Vạn lí Hoàng Hoa sứ
Lai quan thượng quốc quang
Y quan đồng nhất chế
Bình thủy các tha hương
Đông hải ba đào khoát
Nam thiên nhật nguyệt trường
Hà thì trùng tái hội
Cực mục vĩnh tương vong (*)
An Nam quốc Phó sứ Lương Hộc
Chú thích:
(*) Nguyên bản chép là chữ "vọng". Chúng tôi thấy đây hoặc là một lỗi kỹ thuật trong xướng họa vì bài thơ của Từ Cư Chính cho thấy đấy là chữ "mang", hoặc là một lỗi trong sao chép, in ấn.
Hoàng Hoa: lấy từ Kinh Thi "Hoàng hoàng giả hoa" , chỉ phụng mệnh đi sứ hay sứ giả
Bình thủy: từ câu "Bình thủy tương phùng", bèo nước gặp nhau
Dịch thơ:
Họa tiếp bài thơ của Từ Tể tướng của Triều Tiên
Vạn dặm đi sang sứ
Tới xem thượng quốc quang
Áo khăn cùng một kiểu
Bèo nước đều tha hương
Sóng gió biển Đông rộng
Trời Nam nhật nguyệt trường
Bao giờ sẽ gặp lại
Cùng ngóng dõi xa đường
Phó sứ nước An Nam Lương Hộc
Thứ An Nam sứ Lương Hộc thi vận
Vạn quốc thê hàng nhật
Đồng thì cận cảnh quang
Đệ huynh quân tứ hải
Đàm tiếu tức ngô hương
Dĩ hỉ tân tri lạc
Na kham biệt hận trường
Tha niên nam bắc tứ
Vân thủy chính mang mang
Từ Cư Chính
Chú thích:
Cảnh quang: hưng thịnh, vinh hiển, chỉ văn minh
Dịch thơ:
Họa tiếp bài thơ của sứ An Nam Lương Hộc
Muôn nước xa xôi quá
Đồng thời giống cảnh quang
Anh em bốn biển cả
Cười nói chuyện quê hương
Vui vẻ bạn bè mới
Ngán thay hận biệt trường
Bắc nam còn nhớ mãi
Mang mác nước mây đường
Hai bài thơ của Từ Cư Chính tặng cho Lương Hộc không viết rõ là tặng cho sứ An Nam Lương Hộc, mà chỉ đề là Tặng Lương phụng sứ. Chúng tôi cho rằng Lương phụng sứ chính là Lương Hộc vì hai bài thơ này được chép ngay tiếp bài thơ họa lại của Từ Cư Chính trên. Ngoài ra Lương Như Hộc còn làm việc ở Trung thư sảnh.
Quản thành tử. Tặng Lương phụng sứ
I
Trung thư lão khứ ngốc nan thư
Huy sái thì thì thái hữu dư
Vạn cổ lưu truyền Mao dĩnh truyện
Văn chương thùy phục nghĩ quỳnh cư
II
Hung trung lỗi lạc ngũ xa thư
Châu ngọc phân phân khái thóa dư
Tự thị đầu chương đồng cảo đái
Hà tằng báo đáp vọng quỳnh cư
Từ Cư Chính
Chú thích:
Quản thành tử: Mao dĩnh truyện của Hàn Dũ có nói rằng bút làm nên Quản thành tử, từ đấy "Quản thành tử" thành một biệt danh của bút.
Quỳnh cư: ngọc quỳnh cư, chỉ báo đáp hậu lễ
Dịch thơ:
Huy bút. Tặng Lương phụng sứ
I
Trung thư lão biệt không thành chữ
Vận bút thường thường cảm xúc thừa
Vạn cổ lưu truyền Mao dĩnh truyện
Văn chương ai đáp ngọc quỳnh cư
II
Chất đầy trong bụng năm xe sách
Nhả ngọc phun châu có đến thừa
Vốn dĩ văn chương thân thế hợp
Bao giờ báo đáp ngọc quỳnh cư
Đông A
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lương Như Hộc hai lần đi sứ Trung Quốc. Lần đầu tiên vào năm 1443, đời Lê Nhân Tông, và lần thứ hai vào năm 1459, sau khi Lê Nghi Dân tiếm ngôi vua. Theo Triều Tiên Vương triều thực lục, Thành Tông thực lục, quyển 223, năm thứ 19 (1488), đoạn chép về Từ Cư Chính mất, cho biết Từ Cư Chính đi sứ Trung Quốc vào năm Canh Thìn (1460) đời Thành Tông, và gặp sứ giả Việt Nam Lương Hộc tại Thông Châu quán. Thành Tông thực lục cũng cho biết Từ Cư Chính có làm thơ, và sau đấy Lương Hộc họa lại. Sau đấy Từ Cư Chính cảm xúc làm liên tiếp 10 bài thơ đáp lại, và Lương Hộc đã thán phục khen: "Chân thiên hạ kỳ tài dã!" (Một bậc kỳ tài thực sự trong thiên hạ). Như vậy có thể xác định Lương Như Hộc và Từ Cư Chính gặp nhau vào năm 1460 tại Bắc Kinh, và có trao đổi thơ văn với nhau.
Tra cứu thư tịch của Hàn Quốc, chúng tôi tìm thấy một bài thơ họa lại của Lương Hộc, một bài thơ họa lại của Từ Cư Chính, và hai bài thơ của Từ Cư Chính tặng Lương Hộc. Các bài thơ này được chép trong tập Tứ giai thi tập của Từ Cư Chính, quyển thứ 7. Các bài thơ đó như sau:
Thứ Triều Tiên quốc Từ Tể tướng thi vận
Vạn lí Hoàng Hoa sứ
Lai quan thượng quốc quang
Y quan đồng nhất chế
Bình thủy các tha hương
Đông hải ba đào khoát
Nam thiên nhật nguyệt trường
Hà thì trùng tái hội
Cực mục vĩnh tương vong (*)
An Nam quốc Phó sứ Lương Hộc
Chú thích:
(*) Nguyên bản chép là chữ "vọng". Chúng tôi thấy đây hoặc là một lỗi kỹ thuật trong xướng họa vì bài thơ của Từ Cư Chính cho thấy đấy là chữ "mang", hoặc là một lỗi trong sao chép, in ấn.
Hoàng Hoa: lấy từ Kinh Thi "Hoàng hoàng giả hoa" , chỉ phụng mệnh đi sứ hay sứ giả
Bình thủy: từ câu "Bình thủy tương phùng", bèo nước gặp nhau
Dịch thơ:
Họa tiếp bài thơ của Từ Tể tướng của Triều Tiên
Vạn dặm đi sang sứ
Tới xem thượng quốc quang
Áo khăn cùng một kiểu
Bèo nước đều tha hương
Sóng gió biển Đông rộng
Trời Nam nhật nguyệt trường
Bao giờ sẽ gặp lại
Cùng ngóng dõi xa đường
Phó sứ nước An Nam Lương Hộc
Thứ An Nam sứ Lương Hộc thi vận
Vạn quốc thê hàng nhật
Đồng thì cận cảnh quang
Đệ huynh quân tứ hải
Đàm tiếu tức ngô hương
Dĩ hỉ tân tri lạc
Na kham biệt hận trường
Tha niên nam bắc tứ
Vân thủy chính mang mang
Từ Cư Chính
Chú thích:
Cảnh quang: hưng thịnh, vinh hiển, chỉ văn minh
Dịch thơ:
Họa tiếp bài thơ của sứ An Nam Lương Hộc
Muôn nước xa xôi quá
Đồng thời giống cảnh quang
Anh em bốn biển cả
Cười nói chuyện quê hương
Vui vẻ bạn bè mới
Ngán thay hận biệt trường
Bắc nam còn nhớ mãi
Mang mác nước mây đường
Hai bài thơ của Từ Cư Chính tặng cho Lương Hộc không viết rõ là tặng cho sứ An Nam Lương Hộc, mà chỉ đề là Tặng Lương phụng sứ. Chúng tôi cho rằng Lương phụng sứ chính là Lương Hộc vì hai bài thơ này được chép ngay tiếp bài thơ họa lại của Từ Cư Chính trên. Ngoài ra Lương Như Hộc còn làm việc ở Trung thư sảnh.
Quản thành tử. Tặng Lương phụng sứ
I
Trung thư lão khứ ngốc nan thư
Huy sái thì thì thái hữu dư
Vạn cổ lưu truyền Mao dĩnh truyện
Văn chương thùy phục nghĩ quỳnh cư
II
Hung trung lỗi lạc ngũ xa thư
Châu ngọc phân phân khái thóa dư
Tự thị đầu chương đồng cảo đái
Hà tằng báo đáp vọng quỳnh cư
Từ Cư Chính
Chú thích:
Quản thành tử: Mao dĩnh truyện của Hàn Dũ có nói rằng bút làm nên Quản thành tử, từ đấy "Quản thành tử" thành một biệt danh của bút.
Quỳnh cư: ngọc quỳnh cư, chỉ báo đáp hậu lễ
Dịch thơ:
Huy bút. Tặng Lương phụng sứ
I
Trung thư lão biệt không thành chữ
Vận bút thường thường cảm xúc thừa
Vạn cổ lưu truyền Mao dĩnh truyện
Văn chương ai đáp ngọc quỳnh cư
II
Chất đầy trong bụng năm xe sách
Nhả ngọc phun châu có đến thừa
Vốn dĩ văn chương thân thế hợp
Bao giờ báo đáp ngọc quỳnh cư
Đông A
Bài hay quá. Cảm ơn bác!
ReplyDeleteƠ chổ tôi ngươi ta đăt tên đường là Lương Nhữ Hộc,vây như hay nhữ la đúng ha bác?
ReplyDeleteTôi xem Toàn thư, Hoàng Việt thi tuyển đều thấy chép là Lương Như Hộc. Tôi không biết "Nhữ" là ở đâu ra.
ReplyDeleteHết sức quý trọng bác Đông A :)
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteCám ơn bác!có thể họ đã đặt theo bách khoa toan thư VN
ReplyDeleteTên đường thường bị đặt sai là: Lương Nhữ Học.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteKo fai bác Đỗ ơi,chổ tôi họ viêt Lương Nhữ Hộc
ReplyDeleteBác Đông A ơi
ReplyDeleteHọ Lương nghe như họ tàu ấy bác nhỉ,
Bác có biết họ này xuất xử lịch sử như thế nào không?
Ông Lương Như Hộc này còn hay bị nhầm với Lương Nhữ Hốt là viên quan cao cấp người Việt làm việc cho nhà Minh, về sau ở lại Đại Việt và bị giết (do mưu làm phản).
ReplyDelete