Theo Lý Xuân Chung, tại Hội thảo về Người Việt Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hóa Việt Triều trong lịch sử, một Giáo sư Hàn Quốc cho biết về khả năng gặp gỡ giữa sứ giả Triều Tiên Kim An Quốc và sứ giả Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy vậy, thời điểm gặp gỡ và danh tính của sứ giả Việt Nam vẫn chưa được xác định. Chúng tôi không rõ vị Giáo sư Hàn Quốc đã căn cứ vào những bằng chứng nào để nêu giả thiết về khả năng gặp gỡ giữa Kim An Quốc và sứ giả Việt Nam ở Trung Quốc. Tra cứu thư tịch của Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng Kim An Quốc không thể gặp sứ giả Việt Nam. Tuy nhiên, Kim An Quốc là người đã truyền bá các bài thơ của sứ giả Việt Nam với giới học thuật của Triều Tiên, và làm tăng sự hiểu biết của người Triều Tiên về nền văn hiến Việt Nam, góp phần tăng cường mối giao lưu văn hóa Việt Triều.
Kim An Quốc tự là Quốc Khanh, hiệu là Mộ Trai, sinh năm 1478 và mất năm 1543. Ông là một học giả có tiếng ở Triều Tiên, đồng thời cũng tham gia triều chính, là một vị quan đại thần của triều Trung Tông Triều Tiên. Ông từng là Thế tử nhị sư, Đô Tổng phủ, Đô Tổng quản. Kim An Quốc để lại tập sách Mộ Trai tập. Tra cứu Trung Tông thực lục, Kim An Quốc từng đi sứ Trung Quốc vào năm 1518. Như vậy khả năng duy nhất Kim An Quốc có thể gặp sứ giả Việt Nam là vào năm 1518. Thế nhưng từ năm 1516 đến năm 1518 Việt Nam không có một đoàn sứ giả nào sang Trung Quốc vì vào thời gian đấy ở Việt Nam đang xảy ra loạn lạc, sau cái chết của Tương Dực Đế. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1518, nhà Lê "sai Nguyễn Thì Ung, Nguyễn Nghiễm, Lê Ý, Ngô Hoan sang tuế cống nhà Minh và xin phong. Nhưng vì trong nước còn loạn, sau không đi được". Trước đấy, vào năm 1513 Việt Nam cử hai đoàn sứ bộ sang Trung Quốc. Đoàn thứ nhất đi vào tháng 2 âm lịch có Nguyễn Trang, Nguyễn Sư và Trương Phu Duyệt. Đoàn thứ hai đi vào tháng 10 âm lịch có Nguyễn Trọng Quỳ, Hứa Tam Tỉnh, Nguyễn Quý Nhã. Đến năm 1516, đoàn của Nguyễn Trọng Quỳ, Hứa Tam Tỉnh, Nguyễn Quý Nhã mới về nước, và cũng bị tắc ở Bằng Tường do loạn Trần Cảo. Tra cứu bộ Minh thực lục, phần Vũ Tông thực lục cũng không thấy trong giai đoạn 1516-1518 có ghi sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc, trong khi trước đấy, như đoàn sứ bộ của Nguyễn Trọng Quỳ được ghi chép và khớp với Đại Việt sử ký toàn thư. Theo Tư Trai tập của Kim Chính Quốc, là em của Kim An Quốc: "Năm Mậu Dần (1518) bác cả [Kim An Quốc] đi sứ tạ ân tới kinh đô [Trung Quốc] trở về có nói với tôi rằng trên tường môn lâu của dịch quán Lộ Hà ở Thông Châu, sứ thần của nước An Nam có đề thơ". Sau đấy Tư Trai tập chép ba bài thơ của sứ thần Việt Nam mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu. Tuy không phải là chuyên gia nghiên cứu, chúng tôi cho rằng mình là người đầu tiên đã giới thiệu ba bài thơ của sứ giả Việt Nam nổi tiếng ở Triều Tiên. Ba bài thơ đó được người Triều Tiên biết tới nhờ công lao của Kim An Quốc mang về từ Trung Quốc. Một trong ba bài thơ đó có đề năm sáng tác. Đó là năm Giáp Tuất 1514, khớp với thời gian của đoàn sứ bộ của Nguyễn Trang, Nguyễn Sư, Trương Phu Duyệt, mà Trương Phu Duyệt là một trong ba tác giả đã đề thơ ở quán dịch Lộ Hà. Trong tập Mộ Trai tập của Kim An Quốc có bài thơ của ông họa lại ba bài thơ kể trên. Có lẽ đây là căn cứ để cho rằng Kim An Quốc đã gặp sứ giả Việt Nam ở Trung Quốc và làm thơ xướng họa. Bài thơ của Kim An Quốc như sau:
Thứ Lộ Hà môn lâu An Nam quốc sứ thần vận
Vạn tượng sâm la cung nhãn tiền
Ỷ lâu trường khiếu tứ du nhiên
Hoàn trung nhật nguyệt mao tam tứ
Hồ lý kiền khôn tửu thập thiên
Hạ lý, Dương xuân đa bất biện
Vân bằng, xích yến cánh tương huyền
Trung châu tự thị anh hùng quật
Hội hữu tri âm trích đọa tiên
Dịch thơ:
Họa tiếp bài thơ của sứ thần nước An Nam ở môn lâu Lộ Hà
Vạn trạng muôn hình trước mắt trông
Tựa lầu hú lớn nghĩ mênh mông
Giữa trời nhật nguyệt non vài ngọn
Trong nậm càn khôn rượu vạn nồng
Hạ lý, Dương xuân nhiều khác biệt
Đại bàng, yến sẻ cánh không cùng
Trung châu vốn chốn anh hùng lắm
Gặp được trích tiên hiểu thấu lòng
Ngay ở đầu đề của bài thơ họa của mình, Kim An Quốc đã cho biết ông làm nối tiếp vần bài thơ của sứ thần nước An Nam đề ở môn lâu ở quán dịch Lộ Hà. Điều đó không có nghĩa là ông đã gặp mặt sứ giả Việt Nam ở quán dịch Lộ Hà và làm thơ xướng họa. Điểm này cũng khớp với ghi chép của Kim Chính Quốc trong Tư Trai tập về chuyện Kim An Quốc chỉ kể cho ông nghe về ba bài thơ của sứ giả Việt Nam, và không đả động bất kỳ điều gì về chuyện gặp gỡ với sứ giả Việt Nam cũng như làm thơ xướng họa với họ.
Như vậy căn cứ vào tài liệu lịch sử, cũng như bài thơ của Kim An Quốc và ghi chép của Kim Chính Quốc có thể thấy Kim An Quốc chưa từng gặp mặt sứ giả Việt Nam ở Trung Quốc. Tuy vậy, Kim An Quốc là người đã mang ba bài thơ của sứ giả Việt Nam về truyền bá ở Triều Tiên, và như vậy đã góp phần vào quá trình giao lưu văn hóa Việt Triều trong lịch sử.
Đông A
Chú thích:
* Hạ lý, Dương xuân là các khúc nhạc có cấp độ khác nhau. Hạ lý là khúc nhạc nhiều người có thể diễn tấu được, còn Dương xuân là khúc nhạc ít người có thể diễn tấu được.
Kim An Quốc tự là Quốc Khanh, hiệu là Mộ Trai, sinh năm 1478 và mất năm 1543. Ông là một học giả có tiếng ở Triều Tiên, đồng thời cũng tham gia triều chính, là một vị quan đại thần của triều Trung Tông Triều Tiên. Ông từng là Thế tử nhị sư, Đô Tổng phủ, Đô Tổng quản. Kim An Quốc để lại tập sách Mộ Trai tập. Tra cứu Trung Tông thực lục, Kim An Quốc từng đi sứ Trung Quốc vào năm 1518. Như vậy khả năng duy nhất Kim An Quốc có thể gặp sứ giả Việt Nam là vào năm 1518. Thế nhưng từ năm 1516 đến năm 1518 Việt Nam không có một đoàn sứ giả nào sang Trung Quốc vì vào thời gian đấy ở Việt Nam đang xảy ra loạn lạc, sau cái chết của Tương Dực Đế. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1518, nhà Lê "sai Nguyễn Thì Ung, Nguyễn Nghiễm, Lê Ý, Ngô Hoan sang tuế cống nhà Minh và xin phong. Nhưng vì trong nước còn loạn, sau không đi được". Trước đấy, vào năm 1513 Việt Nam cử hai đoàn sứ bộ sang Trung Quốc. Đoàn thứ nhất đi vào tháng 2 âm lịch có Nguyễn Trang, Nguyễn Sư và Trương Phu Duyệt. Đoàn thứ hai đi vào tháng 10 âm lịch có Nguyễn Trọng Quỳ, Hứa Tam Tỉnh, Nguyễn Quý Nhã. Đến năm 1516, đoàn của Nguyễn Trọng Quỳ, Hứa Tam Tỉnh, Nguyễn Quý Nhã mới về nước, và cũng bị tắc ở Bằng Tường do loạn Trần Cảo. Tra cứu bộ Minh thực lục, phần Vũ Tông thực lục cũng không thấy trong giai đoạn 1516-1518 có ghi sứ bộ Việt Nam sang Trung Quốc, trong khi trước đấy, như đoàn sứ bộ của Nguyễn Trọng Quỳ được ghi chép và khớp với Đại Việt sử ký toàn thư. Theo Tư Trai tập của Kim Chính Quốc, là em của Kim An Quốc: "Năm Mậu Dần (1518) bác cả [Kim An Quốc] đi sứ tạ ân tới kinh đô [Trung Quốc] trở về có nói với tôi rằng trên tường môn lâu của dịch quán Lộ Hà ở Thông Châu, sứ thần của nước An Nam có đề thơ". Sau đấy Tư Trai tập chép ba bài thơ của sứ thần Việt Nam mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu. Tuy không phải là chuyên gia nghiên cứu, chúng tôi cho rằng mình là người đầu tiên đã giới thiệu ba bài thơ của sứ giả Việt Nam nổi tiếng ở Triều Tiên. Ba bài thơ đó được người Triều Tiên biết tới nhờ công lao của Kim An Quốc mang về từ Trung Quốc. Một trong ba bài thơ đó có đề năm sáng tác. Đó là năm Giáp Tuất 1514, khớp với thời gian của đoàn sứ bộ của Nguyễn Trang, Nguyễn Sư, Trương Phu Duyệt, mà Trương Phu Duyệt là một trong ba tác giả đã đề thơ ở quán dịch Lộ Hà. Trong tập Mộ Trai tập của Kim An Quốc có bài thơ của ông họa lại ba bài thơ kể trên. Có lẽ đây là căn cứ để cho rằng Kim An Quốc đã gặp sứ giả Việt Nam ở Trung Quốc và làm thơ xướng họa. Bài thơ của Kim An Quốc như sau:
Thứ Lộ Hà môn lâu An Nam quốc sứ thần vận
Vạn tượng sâm la cung nhãn tiền
Ỷ lâu trường khiếu tứ du nhiên
Hoàn trung nhật nguyệt mao tam tứ
Hồ lý kiền khôn tửu thập thiên
Hạ lý, Dương xuân đa bất biện
Vân bằng, xích yến cánh tương huyền
Trung châu tự thị anh hùng quật
Hội hữu tri âm trích đọa tiên
Dịch thơ:
Họa tiếp bài thơ của sứ thần nước An Nam ở môn lâu Lộ Hà
Vạn trạng muôn hình trước mắt trông
Tựa lầu hú lớn nghĩ mênh mông
Giữa trời nhật nguyệt non vài ngọn
Trong nậm càn khôn rượu vạn nồng
Hạ lý, Dương xuân nhiều khác biệt
Đại bàng, yến sẻ cánh không cùng
Trung châu vốn chốn anh hùng lắm
Gặp được trích tiên hiểu thấu lòng
Ngay ở đầu đề của bài thơ họa của mình, Kim An Quốc đã cho biết ông làm nối tiếp vần bài thơ của sứ thần nước An Nam đề ở môn lâu ở quán dịch Lộ Hà. Điều đó không có nghĩa là ông đã gặp mặt sứ giả Việt Nam ở quán dịch Lộ Hà và làm thơ xướng họa. Điểm này cũng khớp với ghi chép của Kim Chính Quốc trong Tư Trai tập về chuyện Kim An Quốc chỉ kể cho ông nghe về ba bài thơ của sứ giả Việt Nam, và không đả động bất kỳ điều gì về chuyện gặp gỡ với sứ giả Việt Nam cũng như làm thơ xướng họa với họ.
Như vậy căn cứ vào tài liệu lịch sử, cũng như bài thơ của Kim An Quốc và ghi chép của Kim Chính Quốc có thể thấy Kim An Quốc chưa từng gặp mặt sứ giả Việt Nam ở Trung Quốc. Tuy vậy, Kim An Quốc là người đã mang ba bài thơ của sứ giả Việt Nam về truyền bá ở Triều Tiên, và như vậy đã góp phần vào quá trình giao lưu văn hóa Việt Triều trong lịch sử.
Đông A
Chú thích:
* Hạ lý, Dương xuân là các khúc nhạc có cấp độ khác nhau. Hạ lý là khúc nhạc nhiều người có thể diễn tấu được, còn Dương xuân là khúc nhạc ít người có thể diễn tấu được.
Bài thơ này mươi năm sau sẽ là chứng cứ lịch sử không thể chối cãi rằng ...đã từng có nước An nam .
ReplyDeleteBác Đông A, cho em thắc mắc bên lề một chút. Tại sao trong những bài khảo cứu này, bác lại dùng đại từ nhân xưng "chúng tôi", mặc dù có vẻ như đây là nỗ lực của cá nhân bác - tức "tôi". (Điều này em cũng hay gặp trong các bài khảo cứu của người khác).
ReplyDeleteCó phải đây là một quy ước trong khảo cứu?!
Trần Mạnh Hảo cũng hay dùng "chúng tôi" khi bình thơ. Người ta thắc mắc thì ông trả lời(đại ý): để tránh cái tôi đáng ghét :))
ReplyDelete@Neitcouq: Đúng như vậy, tôi cũng thấy ông Trần Mạnh Hảo trong các bài (không hẳn là bình thơ) của mình ông hay đùng đại từ nhân xưng "chúng tôi".
ReplyDeleteSử dụng "chúng tôi" thay vì "tôi" trong khoa học chỉ là một etiquette không bắt buộc. Thông thường, như tôi thấy, nhiều người dùng "chúng tôi" ngay cả khi chỉ có một tác giả, hơn là dùng "tôi". Tôi không rõ etiquette này nguồn gốc từ đâu. Tôi sử dụng theo một thói quen nhất định.
ReplyDeleteSử dụng "chúng tôi" thay vì "tôi" là một cách nói và viết lịch sự để tỏ khiêm tốn. Trong tiếng Pháp người ta gọi đó là "nous de modestie".
ReplyDeleteTheo nhà thơ Đặng Thân thì nhà thơ Trần Mạnh Hảo có nói: vợ của "chúng tôi" là Giáng Tiên ...
ReplyDeleteChao ban, minh moi vao blog cua ban lan dau tien va cung chi doc so qua may bai. Tuy nhien minh thay blog nay rat thu vi va bo ich.
ReplyDeleteCam on ban rat nhieu va hy vong minh se co thoi gian de vao blog cua ban nhieu lan hon nua.
print cartridgenon profit fundraiser
Nguyễn Trang (còn có tên là Nguyễn Lâm) còn có một bài thơ khác đề ở quán Ngọc Hà; Kim Thế Bật (đi sứ 1518), cũng có một bài thơ hoạ lại thơ của 3 sứ thần Việt Nam
ReplyDeleteNguyễn Trang (còn có tên là Nguyễn Lâm) còn có một bài thơ khác đề ở quán Ngọc Hà; Kim Thế Bật (đi sứ 1518), cũng có một bài thơ hoạ lại thơ của 3 sứ thần Việt Nam
ReplyDelete