Tôi biết đến bức tranh Chùa Thiên Mụ của Nguyễn Gia Trí có thể nói bằng một chữ duyên. Tôi được thuê đọc (trả phí theo Chuyên mục trả lời các câu hỏi) bài chữ Hán trên bức tranh. Lúc đọc đấy tôi không biết bài chữ Hán là một phần của bức tranh. Tôi cứ ngỡ đấy là một bức trướng, hoành phi hay thư pháp nào đấy. Khi đọc xong tôi mới được cho biết bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí và bài viết về nó. Tuy chỉ được xem qua ảnh chụp, tôi vẫn nghĩ rằng đấy là duyên.
Tôi không biết bức sơn mài nhìn thật ngoài đời như thế nào. Tôi không thể cảm thấy những đốm vàng li ti trên bức tranh đấy. Có thể nói đấy lại là hai chữ vô duyên. Nhờ đọc được bài chữ Hán trên bức tranh mà tôi tra ra được đấy là một khúc ca của Bắc Tông: khúc Phổ trần sát.
Khổ hải trung nghiệp thủy di mang
Ái hà gian hắc lưu hoảng dạng
Thùy thí na từ bi tuệ quang
Tế trầm luân vô biên vô lượng
Hiển từ hàng, chiêu linh huống
Khúc Phổ trần sát có nghĩa:
Trong bể khổ nước nghiệp mênh mang
Trên dòng Ái hà luồng nước đen sâu sóng sánh
Ai thí cho bao nhiêu ánh sáng của từ, bi, tuệ
Vượt qua trầm luân vô biên vô lượng
Hiển từ vượt qua, chiêu linh hồn ban cho
Giờ đây tôi thấy bức tranh mang ý nghĩa sắc nét: một Khổ hải đồ. Tôi tìm thấy trên mạng một bức Khổ hải đồ với bài Phổ trần sát viết ở trên. Bố cục của bức Khổ hải đồ có điểm gì đấy tương đồng với bức Chùa Thiên Mụ. Cũng một con thuyền trên một dòng sông nước, một bến bờ và khúc Phổ trần sát. Tất nhiên bức Chùa Thiên Mụ có tính nghệ thuật cao hơn, thâm ý hơn.
Dòng Hương trong bức Chùa Thiên Mụ giờ đây trở thành dòng Ái hà. Ái là một dạng thức của Thất tình. Trong kinh điển Phật giáo, Ái như một dòng sông. Con người nổi chìm nơi đấy, là nghiệp, là bể khổ. Bên kia bến bờ là giải thoát, vượt khỏi kiếp trầm luân. Dòng sông trong bức tranh của Nguyễn Gia Trí không còn thơ mộng, đặc điểm cố hữu của dòng Hương, mà với những mảng vàng nhìn như một dòng sông dữ dằn như muốn nhấn chìm con thuyền mong manh đang tìm tới bến. Chùa Thiên Mụ trở thành bờ bên kia của dòng Ái hà, nơi cập bến qua bể khổ. Nhưng trong bức tranh của Nguyễn Gia Trí, bờ giải thoát - chùa Thiên Mụ đấy nhìn sao thật ảm đạm và phôi pha. Nơi đấy không còn tình. Sự sống khô héo và tàn phai. Tôi nhớ tới bức tượng La Hầu La Đa ở chùa Tây Phương: khô héo, mỏi mệt và hoài nghi. Con đường tới cõi Phật, vốn đã khó khăn và gian nan, nhưng cái đích, nơi đến, nơi cập bờ đấy có thật là viên mãn, hay đấy cũng chỉ là ảo ảnh của một thực tại đầy khiếm khuyết và đấy cũng chỉ là một chốn phôi pha? Tôi nhớ tới câu kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm: Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ / Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh. Thoát khỏi tịch diệt rồi mới nói về tịch diệt, sinh vào cõi vô sinh rồi mới bàn về vô sinh. Ở chốn trần sát nói về giải thoát không khéo chỉ là lộng ngôn.
Chùa Thiên Mụ và sông Hương chắc không phải là một chủ đề mới. Khổ hải cũng không phải là một chủ đề mới. Kết hợp hai chủ đề không mới thành một cảm hứng mới và đẹp. Phải chăng đó là điều kỳ diệu của nghệ thuật?
Tôi không biết bức sơn mài nhìn thật ngoài đời như thế nào. Tôi không thể cảm thấy những đốm vàng li ti trên bức tranh đấy. Có thể nói đấy lại là hai chữ vô duyên. Nhờ đọc được bài chữ Hán trên bức tranh mà tôi tra ra được đấy là một khúc ca của Bắc Tông: khúc Phổ trần sát.
Khổ hải trung nghiệp thủy di mang
Ái hà gian hắc lưu hoảng dạng
Thùy thí na từ bi tuệ quang
Tế trầm luân vô biên vô lượng
Hiển từ hàng, chiêu linh huống
Khúc Phổ trần sát có nghĩa:
Trong bể khổ nước nghiệp mênh mang
Trên dòng Ái hà luồng nước đen sâu sóng sánh
Ai thí cho bao nhiêu ánh sáng của từ, bi, tuệ
Vượt qua trầm luân vô biên vô lượng
Hiển từ vượt qua, chiêu linh hồn ban cho
Giờ đây tôi thấy bức tranh mang ý nghĩa sắc nét: một Khổ hải đồ. Tôi tìm thấy trên mạng một bức Khổ hải đồ với bài Phổ trần sát viết ở trên. Bố cục của bức Khổ hải đồ có điểm gì đấy tương đồng với bức Chùa Thiên Mụ. Cũng một con thuyền trên một dòng sông nước, một bến bờ và khúc Phổ trần sát. Tất nhiên bức Chùa Thiên Mụ có tính nghệ thuật cao hơn, thâm ý hơn.
Dòng Hương trong bức Chùa Thiên Mụ giờ đây trở thành dòng Ái hà. Ái là một dạng thức của Thất tình. Trong kinh điển Phật giáo, Ái như một dòng sông. Con người nổi chìm nơi đấy, là nghiệp, là bể khổ. Bên kia bến bờ là giải thoát, vượt khỏi kiếp trầm luân. Dòng sông trong bức tranh của Nguyễn Gia Trí không còn thơ mộng, đặc điểm cố hữu của dòng Hương, mà với những mảng vàng nhìn như một dòng sông dữ dằn như muốn nhấn chìm con thuyền mong manh đang tìm tới bến. Chùa Thiên Mụ trở thành bờ bên kia của dòng Ái hà, nơi cập bến qua bể khổ. Nhưng trong bức tranh của Nguyễn Gia Trí, bờ giải thoát - chùa Thiên Mụ đấy nhìn sao thật ảm đạm và phôi pha. Nơi đấy không còn tình. Sự sống khô héo và tàn phai. Tôi nhớ tới bức tượng La Hầu La Đa ở chùa Tây Phương: khô héo, mỏi mệt và hoài nghi. Con đường tới cõi Phật, vốn đã khó khăn và gian nan, nhưng cái đích, nơi đến, nơi cập bờ đấy có thật là viên mãn, hay đấy cũng chỉ là ảo ảnh của một thực tại đầy khiếm khuyết và đấy cũng chỉ là một chốn phôi pha? Tôi nhớ tới câu kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm: Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ / Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh. Thoát khỏi tịch diệt rồi mới nói về tịch diệt, sinh vào cõi vô sinh rồi mới bàn về vô sinh. Ở chốn trần sát nói về giải thoát không khéo chỉ là lộng ngôn.
Chùa Thiên Mụ và sông Hương chắc không phải là một chủ đề mới. Khổ hải cũng không phải là một chủ đề mới. Kết hợp hai chủ đề không mới thành một cảm hứng mới và đẹp. Phải chăng đó là điều kỳ diệu của nghệ thuật?
Bác ĐA có thể cho biết bài thơ đề trên bức tranh của hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí được không?
ReplyDeleteNhìn bố cục bức tranh thấy hoạ sỹ là người hiểu hội hoạ truyền thống Trung Hoa. Tranh bố cục ngang, tranh trục, lối vẽ giống của Triệu Mạnh Phủ.
Bài thơ đề trên bức tranh của Nguyễn Gia Trí là khúc Phổ trần sát (thực ra là nửa khúc). Bài thơ đề trên bức Khổ hải đồ cũng là khúc Phổ trần sát.
ReplyDeleteCảm ơn bác Đông A, vậy là hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí giỏi cả hội hoạ phương Đông và phương Tây. Đúng là văn nhân tài tử.
ReplyDeleteSao nghe như tiếng sụt sùi nàng Đại Ngọc? Đạo Phật để giải thoát, không để siêu thoát đến mức nghi ngờ cả sự hiện hữu của chính mình.
ReplyDeleteVượt lên trên cảnh ảm đạm, khô héo, chùa Thiên Mụ vẫn rõ ràng tĩnh tại bản sắc thực có. Nó không lừa dối con người bằng khoe khoang lộng lẫy đến độ buộc họ phải run rẩy thần phục. Nó hiện hữu đơn giản như chân lý: cuộc sống liên tục phôi pha để không ngừng biến hóa, sinh sôi và trường tồn tùy duyên tùy nghiệp.
Cũng như dòng Ái hà, bờ Giải thoát là một dạng thức khác của Thất tình - Lục dục. Lại phải tùy duyên, tùy nghiệp để hiểu và cảm nhận.
Hu hu hu!
ReplyDelete@vn_roo,
ReplyDeleteNếu ai đó mới nhìn thì nghĩ Bác Nguyễn Gia Trí vẽ giống Triệu Mạnh Phủ. Thực ra, các tác phẩm của Nguyễn Gia Trí hoàn toàn khác biệt.
Triệu Mạnh Phủ được biết đến với phong cách vẽ thư họa đồng pháp - lối vẽ như viết trên tranh thư họa của TQ thời bấy giờ.
Tranh của Nguyễn Gia Trí nổi tiếng nhất bởi sự pha trộn giữa truyền thống và hiệu đại thông qua chất liệu sơn mài, rất với mới lạ và riêng biệt.
haha hôm trước thì hoa sen cũng chỉ là thứ lót đít ngồi của phật, hôm nay đến bến giải thoát của nhà phật cũng chỉ là đồ dỏm. đông a thâm thật.
ReplyDeletep/s: ngâu viết gì "chả hiểu mẹ" hehe.
@người việt:
ReplyDeleteTôi biết hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí là một trong "tứ trụ" của hội hoạ VN. Tuy nhiên bố cục bức tranh sơn mài Chùa Thiên Mụ lại giống tranh quốc hoạ TQ đời Nguyên lối thư hoạ đồng nguyên như bác nói.
Cái sự sáng tạo của hs NG Trí là dùng chất liệu sơn mài thay cho mực tàu và bút lông, nhưng trước khi thể hiện ông đã có căn bản quá vững.
ReplyDeleteMonet và Van Gogh đã từng copy tranh mộc bản Nhật bản bằng ... sơn dầu!
Nhân có bạn Rung cũng thuộc loại "kê dép ngồi hóng hớt nghệ thuật" như mình, Ngâu mạnh dạn còm lại giản đị thật thà như sau:
ReplyDeleteChẳng biết tranh NGT thật không. Trùm chuyên nghiệp nhìn tận mắt đôi khi còn lầm nữa là dạng chưa được xóa mù hội họa như Ngâu và Rung. Qua ảnh chụp Ngâu cảm nhận; nét vẽ không đặc trưng cho một NGT hiện thực và ấn tượng một cách thần tình giữa truyền thống với hiện đại (như kiểu đem được hoa tulip rực rỡ giữa trời Tây sang trồng trong ao bùn đen VN mà vẫn nở ra sen thơm ngát vậy). Giả sử có hơi hướng trừu tượng giai đoạn 1960 - 1970, tin chắc NGT cũng vẫn tinh tế đến mức hóa giải được mọi xung đột giữa thực và ảo.
Hình như có ai đó đang muốn bán tranh giả NGT với giá cao nhờ chuyên mục "trả lời có lệ phí" của bác ĐA?
Bác Hoa Ngâu dự đoán sai rồi, tôi là người đã hỏi bác Đông A nghĩa bài thơ trên bức tranh vì tôi thấy bức tranh vẽ cảnh chùa Thiên Mụ ở Huế, quê nội tôi, vừa rất đẹp lại vừa chứa đựng bí ẩn gì đó mà tôi chưa hiểu hết trong đó cả bài thơ chữ Hán cũng là điều bí ẩn đối với tôi vì tôi không đọc được. Bài viết trên báo Tia sáng cũng không nói đến nghĩa bài thơ, thấy bác Đông A giỏi chữ Hán, tôi đánh liều hỏi nhờ và bác ấy đã trả lời rất rõ ràng, sâu sắc. Ở đây chỉ có sự cuốn hút của vẻ đẹp nghệ thuật, bác đừng nên suy đoán linh tinh như vậy.
ReplyDeleteThôi cứ cho tranh thật NGT đi để Ngâu và Rung có dịp đối thọi xóa mù cho nhau.
ReplyDeleteHọa phẩm NGT thường được thể hiện bởi 2 màu chủ đạo vàng và đỏ đậm đặc, xen lẫn các khoảng đen sâu thẳm, kể cả trong miêu tả thiên nhiên, cây cỏ, trời đất... Vì thế, một khoảng trắng hồng hào phóng đến 2/3 bố cục chưa chắc đó là biểu hiện sự sống khô héo, tàn phai, ảm đạm, phôi pha. Có khi đó là một thủ thuật gây ấn tượng đến tận tâm thức, tâm linh để gợi mở một không gian hoàn toàn mới, hoàn toàn khác.
Điều này rất khó khẳng định, phải nhìn tận mắt bức tranh, sờ tận tay vào độ nông - sâu, nhún - nảy của từng mảng màu mới cảm nhận chính xác được.
Dòng Ái hà trông dữ tợn thật, dữ như Tam Muội Chân Hỏa của Hồng Hài Nhi vậy, vẫn không ngăn nổi con thuyền tuy mong manh đang dần cập bến bờ Giải Thoát. Nơi ấy chùa Thiên Mụ vươn cao vút lên trời, khiến cho cánh buồm tuy đã bị xô lệch nhiều vẫn hướng về với niềm hy vọng và tin tưởng mãnh liệt.
Lối đi trải ra thênh thang, rộng mở. Sắc màu trong ngôi chùa khiến chung quanh bắt đầu ửng lên sự sống mới.
1/3 cho đỏ-vàng sân si cuồng nộ và 2/3 cho hồng-nâu-xám-trắng thân tịnh, tâm thiền. Chắc sư ông đã trở dậy thắp đèn đọc kệ: "sắc tức thị không, không tức thị sắc"
(Chít cha, hình như hôm nay mình uống lộn thuốc?)
Thành thật xin lỗi bác HY!
ReplyDeleteThế là Ngâu đã tìm được tác giả câu hỏi, hihi. Nhưng Ngâu không có ý định bàn về bài thơ, chỉ tham gia chém gió bức tranh thôi ạ. Bài thơ và bức tranh là hai thực thể độc lập.
Ngâu biết, cảm nhận nghệ thuật không hề có một chuẩn quy tắc nào; chỉ ước, một kiến thức uyên thâm thì nên thúc giục sức sống lạc quan, tin tưởng mạnh mẽ hơn là hướng tới hoài nghi, buông xuôi, thoát tục.
@ngâu: ờ ờ viết vậy có phải dễ hiểu hơn không.
ReplyDeletetức là, [tạm thời] một đông a uyên bác không thể không có con mắt xem tranh; và [cũng tạm thời] một nguyễn gia trí tài tình không thể không biết cách hóa giải xung đột thực-ảo, nên [đơn giản] bức tranh trên là đồ giả, chứ lẽ nào bến giải thoát của nhà phật lại khô héo và phôi pha được!
nhưng hehe như vậy thì còm trước và còm vừa rồi của ngâu có ăn nhập gì nhau mà ngâu phải "còm lại giản đị thật thà" cho rõ?
Nhân nói về chữ duyên, hiện tượng sau đây chắc hẳn cũng là do chữ duyên mà thành:
ReplyDeletehttp://www.youtube.com/watch?v=snUsXbw68sM
Bác Đông A có cao kiến gì không ạ?
Nói đến thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Gia Trí, không thể một vài dòng mà chúng ta có thể nói hết được,chúng ta cũng không thể như Nguyễn Tuân nói về NGuyễn phan Chánh " Ông đã tim thấy một chỗ gọn để đặt tên " đương nhiên trong nền mĩ thuật nước nhà.
ReplyDeleteNguyễn gia Trí là một họa sĩ mà có lẽ theo giới mĩ thuật nước nhà ông nổi tiếng với các bức tranh về sơn mài, ông là người khai sáng nhiều kĩ thuật về sơn mài, nhất là sơn then,Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông nhiều trầm luân và bể dâu,nhưng tựu trung đây là một trong những người mà được giới mỹ thuật gọi là danh họa.
@vn_roo,
ReplyDeleteTheo tôi họa sĩ khi dùng hình tượng nào đó như mây, nước, núi non...vào tranh của mình, thì hình tượng đó chỉ là phương tiện, là "cái cớ" để diễn đạt cảm xúc và "tuyên ngôn" của mình. Tranh trên cũng có những chi tiết ấy, lại có mấy chữ Tàu, nhìn qua ảnh chụp chỉ thấy lờ nhờ hình và màu, nếu nói thêm thì không có gì làm căn cứ cả. Nói như "Ngâu" thì đúng là phải tận mắt xem mới cảm nhận được. Thấy bác nói Bác Trí vẽ giống Triệu Mạnh Phủ nên tôi đâm lo bác "quá đà" đấy mà!
Còn giống nhau về xu hướng thì trong hội họa khá nhiều, cũng giống như trong âm nhạc vậy. Âu cũng là cái duyên của những người nghệ sĩ gặp nhau trong tác phẩm của mình.
@vn_roo,
ReplyDeletePhải nói là xu hướng sáng tác này ảnh hưởng bởi xu hướng sáng tác kia thì cụ thể hơn...
Không, tranh NGT chẳng có chút ảnh hưởng Tàu cổ nào hết. NGT thậm chí đem những nét lai Tây (hiển nhiên trong môi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, còn phảng phất giống ai thì để Ngâu google tiếp đã, hic :">) biến thành đặc sản mới của VN nốt nhờ sáng tạo sơn mài độc đáo. Đó là lý do chính để NGT trở thành tinh hoa VN và cũng để Ngâu nghi ngờ bức tranh trên là NGT giả. Có bị ném hàng rổ đá thì Ngâu cũng dũng cảm nói ra ý kiến riêng của mình dù kiến thức hội họa vẫn chưa thoát mù như đã thú nhận.
ReplyDelete@nguoiviet:
ReplyDeleteTôi hay xem tranh bằng trực giác, tức cảm nhận từ cái nhìn đầu tiên, nhiều khi không bận tâm lắm đến độ chính xác của trực giác.
Ví dụ tôi thấy Bùi Xuân Phái chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng, nét vẽ chắc khoẻ như Gauguin, và một thời mốt chép tranh Phái rộ lên ...
Nói chung nhận xét của tôi là cảm tính thôi. Chả dám lạm bàn.
@ Vn_roo Buì xuân phái chịu ảnh hưởng của một họa sĩ người pháp vẽ phố cổ Pari Muarice Utrillo
ReplyDelete@thaydoi:
ReplyDeleteĐúng vậy bác Phái "ngấm đòn" của Paris School tức trường phái ấn tượng quá trứ danh, trông cách tạo dáng nhân vật, thấy đường nét kỷ hà thô nháp của Gauguin, trông mảng mầu bệt sơn thấy nét Utrilo, hay dáng cà fe terrace của Van Gogh, mặc dù thời của bác Phái nhiều người vẫn tôn sùng realistic classical, như Manet, Renoir...
Lúc sinh thời những nghệ sỹ avant-guard thường thua thiệt.
Tôi thấy Duchamp dùng màu xám và nét kỷ hà rất giống Picasso.
Cảm nhận mỹ thuật của tôi là cá nhân, bình dân và không mang tính hàn lâm gì hết.
Xin nói thêm theo giới nghiên cứu Mĩ thuật thời kì các họa sĩ như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên Những tác Phẩm để đời đều sáng tác trong thời kỳ các bác nhà ta đều bị "giam hãm" vì dính vào nhân văn giai phẩm, cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về các danh họa của thời kỳ này, nhưng nhận định trên đây đều được giới nghiên cứu và phê bình mĩ thuật đồng thuận. Tỷ như thời kỳ năm Tám mươi họa sĩ Bùi xuân phái triển lãm tại ngô Quyền đó là triển lãm đánh dấu thời kỳ đỉnh cao, còn các sáng tác của ông theo giới nghiên cứu đều không đạt tới tầm của các tác phẩm trước đó.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNhờ bác Đông A xác nhận đây http://goo.gl/vCmeB có phải:
ReplyDelete1) Hàng ngang trên cùng từ phải qua trái: Phước Duyên Bảo Tháp.
2) Phải trái là câu đối:
Pháp vũ hoằng thi, vạn mộc côn trùng triêm lợi ích
Thân vân biến mãn, hư không thế giới phóng quang minh
Play Blackjack Online for free | TrickToAction
ReplyDeleteIn order to play blackjack online, you need a password. It is also possible to 스포츠토토 매출 샤오미 play online in any 먹튀 검증 소 number of 로티플 different states, such as 추천 사이트 NJ, PA, 아시안 부키 MI,