Bài mới

Nhận xét mới

Hào khí Đông A

Báo Tuổi trẻ có bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Diện về chuyện ấn đền Trần. Chuyện về cái ấn, chữ khắc trên ấn, đã là chuyện cũ từ năm ngoái, chẳng ai còn bận tâm chuyện đấy nữa. Điểm này cho thấy ông Diện thuộc loại nói leo, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào, ví dụ như phông vi tính nào đã được dùng để chế tác chẳng hạn. Chuyện bản thân cái ấn đền Trần này chẳng còn vấn đề gì đáng để  xét lại hay bàn luận nữa. Ở đây tôi muốn nói về hào khí Đông A "thượng mã đề thương, hạ mã đề thi". Cứ theo như cái tinh thần này thì chính Trần Hưng Đạo lẫn Trần Thủ Độ, hai nhân vật lãnh đạo 3 lần cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên, các cuộc chiến được cho rằng là biểu hiện của hào khí Đông A, đều không có. Trần Hưng Đạo không có một bài thơ nào để lại, và cũng không có một tài liệu nào cho thấy ngài biết làm thơ. Trần Thủ Độ còn không biết chữ. Đại Việt sử ký toàn thư chép chính lời Trần Thủ Độ nói về mình "bất thức văn tự" (không nhận ra được chữ nghĩa). Như vậy làm sao Trần Thủ Độ biết làm thơ được. Tất nhiên cũng có người không biết chữ vẫn có thể làm thơ theo kiểu truyền khẩu. Nhưng Trần Thủ Độ cũng không có một bài thơ nào để lại.

Tư tưởng xuyên suốt đặc sắc của nhà Trần, theo tôi, chính là "hòa quang đồng trần". Ông Nguyễn Kim Sơn có viết như thế này: "“Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần – 和 其光 同 其尘” là một đặc sắc tư tưởng của Lão tử. Lão tử nêu quan điểm hòa quang đồng trần để giải thích về lẽ Huyền đồng(玄同). Vương Bật chú là: “ Không có chỗ nào đặc biệt vinh hiển, thì vật không có chỗ nào tranh nhau; Không có chỗ nào đặc biệt ty tiện, thì vật không có chỗ nào thẹn-无所特显,则物无所偏争也;无所特贱,则物无所偏耻也”). Ngô Trừng chú là: “Hòa, cũng là Bình vậy, biểu thị ý nén mà giấu đi; Đồng, là để nói bình đẳng mà không có chỗ nào khác. Gương vì bụi mà không sáng, phàm đã sáng thì tất có mờ tối, cho nên trước hãy tự giấu ánh sáng đi để hoà cùng với bụi kia, không muốn thể hiện cái sáng của mình, như vậy thì trước sau không bao giờ bị mờ tối和,犹平也,掩抑之意;同,谓齐等而与之不异也。镜受尘者不光,凡光者终必暗,故先自掩其光以同乎彼之尘,不欲其光也,则亦终无暗之时矣”). Người đời sau dùng “ Hòa quang đồng trần” để chỉ triết lý sống nổi chìm cùng thế tục, tùy tục tùy thời hành xử, không để lộ ra một sự khác biệt hay đặc biệt nào. Trong cách nói của Trần Nhân Tông- Hỗn tục hòa quang, dữ vật vị thường xúc ngỗ, cố năng thiệu long pháp chủng, ta có thể nhận thấy nó vừa mang nghĩa tùy tục tùy thời hành xử, đồng thời ở tầng thừ triết học, nó cũng để chỉ cả tinh thần bình đẳng, bất nhị, tề vật, một tư tưởng quan trọng ở Thượng sĩ. Những tư tưởng ấy của Thượng sĩ cũng ảnh hưởng và thể hiện sinh động trong tư tưởng của Trần Nhân Tông."
(Đoạn giải thích của ông Nguyễn Kim Sơn về "hòa quang đồng trần" thực chất là lấy từ Hán ngữ đại từ điển nhưng đã không dẫn nguồn).
 

9 comments:

  1. Xin hỏi anh Đông A về nhận xét của anh về Nguyễn Xuân Diện đã xác đáng chưa? Anh đã suy nghĩ kỹ chưa ạ? Chuyện cái ấn là dởm là sự thực, làm sao anh biết chẳng ai quan tâm nữa? Việc không đưa ra được bằng chứng, ví dụ như phông chữ nào, đã dẫn đến đánh giá về người khác như thế là không thấu đáo. Còn chuyện "đề thi" thì anh bám theo từng chữ nặng quá, gọi là bới bèo ra bọ để nói thôi.

    ReplyDelete
  2. Tôi thấy nhận xét của tôi rất xác đáng. Năm ngoái ông Nguyễn Hồng Kiên cũng tuyên bố sẽ chứng minh ấn phông vi tính này nọ nhưng sau đấy thì im như thóc. Năm nay ông Kiên cũng trả lời phỏng vấn, cũng báo Tuổi trẻ, và không thấy đả động gì tới chuyện ấn phông vi tính nữa ( xem http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/425589/Co%CC%81-khong-tu%CC%A3c-%E2%80%9Ckhai-an-den-Tran%E2%80%9D.html).

    Đấy là một ví dụ. Nhưng thật ra đâu cần ví dụ, chỉ cần đọc câu này: "chữ "tích phúc vô cương" viết sai biến thành "tích phúc vô cường", tức là từ chỗ tích phúc vô bờ bến (cương), biến thành tích phúc để... không lớn mạnh (cường)!" thì đủ thấy đấy là nói leo. "Tích" là chữ Hán, khi sang tiếng Việt nó đâu còn là tích nữa mà cứ "tích phúc vô bờ bến" với chả "tích phúc để ... không lớn mạnh". "Tích" sang tiếng Việt là cho, ban cho. Nói leo thành ra nó ra như vậy đấy.

    ReplyDelete
  3. Không ai muốn nhắc lại bởi mọi sự đã rồi thôi bác ạ.
    Khi (các) bác cố gắng truy tìm các thư tịch cổ để chứng minh chữ "cương" có thể không có nét sổ, giống chữ "cường", bên kia (phê phán) chưa kịp nói gì thì các cụ Thủ từ đền Thánh đã nhận sai sót:có nét nhưng nét đó bị đóng đầy mực!
    Thật uổng công của các bác lục tìm tư liệu chứng cứ để cố cãi lý.

    Đến đó thì không còn gì để nói nữa, bởi sự vô lý đã hiển nhiên, nhất là với những người nhiều chữ nghĩa.

    Một ấn chiện chữ khắc chìm, chân phương thì các nét khắc rất đều nhau về độ sâu, vậy nếu bị đóng cặn mực thì (cặn mực)không thể chỉ nhét đọng vào duy nhất có 1 nét.

    Còn gì nữa mà không im như thóc,khi rõ là đã đàn gảy tai trâu rồi.

    Và, bác cũng nên nghĩ rằng, dư luận năm ngoái là muốn phản ánh 1 sự lừa dối: ấn mới làm và làm ẩu tả (thiếu nét chữ) thời nay, được bố cáo là ấn xịn.

    Tập tục ném tiền và sờ vuốt tượng thì có ở nhiều nơi trên thế giới, song điều cần xét đến là trạng thái tâm thức và cách thức thực hiện hành vi này(không phải là "nghi lễ" như bác nói) của hành giả.

    Tâm thức và cách thức của những người tham gia Lễ hội vừa rồi là quá kỳ cục và cuồng loạn, còn nhà tổ chức thật đáng phải xấu hổ.

    ReplyDelete
  4. Ông Chu Nam Cương viết rất đúng: Tâm thức và cách thức của những người tham gia Lễ hội vừa rồi là quá kỳ cục và cuồng loạn, còn nhà tổ chức thật đáng phải xấu hổ !
    Vậy mà ông ĐA không có một lời phê phán lại còn có vẻ ngầm ủng hộ cái những cái trò cướp ấn ngu muội và vô văn hóa, viện cớ lễ hội là để trốn tránh hiện thực, thủ tiêu đấu tranh với những cái tiêu cực như trong bài viết trước. Với chút kiến thức nho nhoe ông chỉ hay bắt bẻ vặt vãnh cũng chả khoe mẽ được với ai. Nói chung mớ kiến thức nho nhoe ấy chả đưa ông đi đâu xa hơn được. Chẳng ra chống chẳng ra bênh, gọi là nửa nạc nửa mỡ.

    ,

    ReplyDelete
  5. @vn_roo: thấy bài nào Ông cũng cm chả ra gì! thế thì đừng vào đọc nửa có ai ép đâu!

    ReplyDelete
  6. vậy thì bachvanson viết cái gì hay ho cho anh em hóng hớt với đi hehe

    ReplyDelete
  7. @BVS09: Thực ra ông ĐA cũng có những bài viết được, trình độ nho táo cũng vào hàng kha khá kể cả ông Tiến sỹ Diện chắc cũng ...ngại ông ĐA, nhưng ông ĐA có những lập luận rất kỳ cục ví dụ: bênh vực phim giống Tầu đường về thành Đại La, Mr Do gọi là đường về ... Nô lệ :-) bênh vực chuyện dẫm đạp cướp ấn vô văn hóa nó mới là cái để người đọc comment, nếu kô mục phản hồi để làm cảnh à ?

    ReplyDelete
  8. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  9. Thế nên lúc ấy dân mới nhắn anh Mặt rằng.

    ***

    Sao không "thủ sách" hát ca Chu (huyền chù)
    Sĩ diện nói leo bị chửi ngu
    Loại ấy hùng chi toàn... nói láo
    Mặt rày cứ tưởng dân mù ư.

    :))

    ---x---X---x---

    ReplyDelete