Tôi thích cái tên thự sam (thự có nghĩa là rạng đông) của người Nhật hơn, nhưng vì cây này có gốc tích của Trung Quốc nên gọi là thủy sam (thủy có nghĩa là nước) để tôn trọng nguồn gốc của nó. Tên khoa học của cây là Metasequoia glyptostroboides. Thủy sam là loài duy nhất hiện nay còn tồn tại của chi Metasequoia. Mùa xuân cây có màu xanh rất mướt, còn mùa thu có màu vàng nâu. Nếu có nắng chiếu màu vàng nâu tươi lên một chút, còn nhìn chung thì màu lá mùa thu xỉn và ảm đạm.
Bài haiku sau của Basho:
Misoka tsuki nashi chitose no sugi o daku arashi
và bản dịch của tôi:
Ngày cuối tháng không trăng
cây sam nghìn năm
ôm gió bão
Bài haiku này Basho làm khi ông tới Ngoại cung nằm trong Thần cung nổi tiếng ở Ise. Đêm cuối tháng, không trăng sao và khi ngọn lửa của Thần cung thắp lên ông cảm thấy trận gió lạnh cắt da thịt từ những cây sam trên núi thổi tới và khuấy động lòng ông. Không có cách nào có thể tránh được bão tố, như cây sam trên núi, đành cam chịu trận bão như đang ôm bão tố vào lòng. Gió bão ở bên ngoài thành gió bão ở bên trong, cắt da thịt ở ngoài và cắt lòng ở trong (đoạn trường). Tôi chợt nhớ tới bài thơ Buổi sáng mùa thu soi gương của Tiết Tắc mà có lần tôi đã ngồi tập dịch:
Thu triêu lãm kính
Khách tâm kinh lạc mộc
Dạ tọa thính thu phong
Triêu nhật khan dung mấn
Sinh nhai tại kính trung
Tiết Tắc
Buổi sáng mùa thu soi gương
Lá rụng ghê lòng khách
Đêm ngồi nghe gió thu
Sáng ngày soi mái tóc
Gương chứa bến đời ru
Tuổi trẻ đừng nghe gió thu thổi kẻo sớm bạc đầu. Nhưng có ai tránh được đâu. Đành ôm gió bão vào lòng như Basho trong cái đêm cuối tháng ở Thần cung vậy.
Bài haiku sau của Basho:
Misoka tsuki nashi chitose no sugi o daku arashi
và bản dịch của tôi:
Ngày cuối tháng không trăng
cây sam nghìn năm
ôm gió bão
Bài haiku này Basho làm khi ông tới Ngoại cung nằm trong Thần cung nổi tiếng ở Ise. Đêm cuối tháng, không trăng sao và khi ngọn lửa của Thần cung thắp lên ông cảm thấy trận gió lạnh cắt da thịt từ những cây sam trên núi thổi tới và khuấy động lòng ông. Không có cách nào có thể tránh được bão tố, như cây sam trên núi, đành cam chịu trận bão như đang ôm bão tố vào lòng. Gió bão ở bên ngoài thành gió bão ở bên trong, cắt da thịt ở ngoài và cắt lòng ở trong (đoạn trường). Tôi chợt nhớ tới bài thơ Buổi sáng mùa thu soi gương của Tiết Tắc mà có lần tôi đã ngồi tập dịch:
Thu triêu lãm kính
Khách tâm kinh lạc mộc
Dạ tọa thính thu phong
Triêu nhật khan dung mấn
Sinh nhai tại kính trung
Tiết Tắc
Buổi sáng mùa thu soi gương
Lá rụng ghê lòng khách
Đêm ngồi nghe gió thu
Sáng ngày soi mái tóc
Gương chứa bến đời ru
Tuổi trẻ đừng nghe gió thu thổi kẻo sớm bạc đầu. Nhưng có ai tránh được đâu. Đành ôm gió bão vào lòng như Basho trong cái đêm cuối tháng ở Thần cung vậy.
"Tuổi trẻ đừng nghe gió thu thổi kẻo sớm bạc đầu."
ReplyDeleteTôi thì nghĩ, nghe gió thu chẳng làm bạc đầu bác Đông A ạ.
Chỉ vì thơ nhạc hoạ nó làm cho người bạc tóc thì đúng hơn.
Con người tự chuốc sầu vạn cổ, chứ "đâu phải bởi muà thu"?
Cảm ơn bác đã post thật nhiều hình tuyệt đẹp.
Nhìn bướm bay mà cứ tưởng hoa rụng đang vươn trở lại cành. Khi nhìn kỹ lại, thì thấy ôi chỉ là những con bươm bướm. Biết thế rồi, vẫn chưa chịu yên, lại suy nghĩ, hay là những cánh bướm kia chính là linh hồn cuả hoa đang sống lại... Đưa ra một ví dụ thế để bác Đông A thấy rằng thiên nhiên, vẻ đẹp đã bị làm tội làm tình như thế nào?
ReplyDeleteBasho nhìn những cây thủy sam ôm gió bão vào lòng. Hết. Không bàn tán thêm thắt chi cả. Một thi sĩ nọ tôi quên tên mất làm những câu thơ mà tôi nghĩ [lại cứ phải "nghĩ" cho nên mới là khốn nạn chứ] như thể ông ta đã hoá thân vào cuộc luân vũ cuả đất trời trong cơn mưa, như bay theo cùng với lá:
"Hữu trung lạc diệp song song thế
Yên nội phù hương điệp điệp nùng"
Đấy là lý do tôi thích Haiku, và ghét tôi - một người giống như rất nhiều người khác, cứ nghĩ nọ nghĩ kia, đơm đặt, thêm gia vị cuả mình vào... haiku.