Hôm nay tôi đọc bài báo trên tờ Pháp luật TPHCM về bộ phim Lý Công Uẩn. Điều tôi kinh nhất ở bài báo này khi trích dẫn Lịch triều hiến chương loại chí đã lờ tịt đi một chi tiết quan trọng, liên quan mật thiết tới nội dung bài báo. Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Lê Ngọa Triều, năm Ứng Thiên thứ 13 [1006] đổi phẩm phục của các quan văn võ, đều theo như lối nhà Tống". Đây là chi tiết quan trọng mà bài báo đã lờ đi. Bài báo còn viết rằng: "phải thấy rằng vào thời Tiền Lê - Lý Công Uẩn, áo xống của người triều đình chưa thể thêu thùa lộng lẫy như thế", nhưng lại quên mất rằng chính Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế". Chắc chỉ có báo Pháp luật TPHCM mới có thể nghĩ ra áo long cổn là áo không thêu thùa (!)
Quan phục ngày xưa may bằng vải vóc gì? Rất hay là Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Tháng 2 [1040, triều Lý Thái Tông], vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa". Đoạn chép trong Toàn thư đủ thể hiện, ít nhất đến thời Lý Thái Tông, vua và quan lại Việt Nam dùng vải Tàu hay vải Ta để may quần áo.
Tôi nghĩ về tư cách viết báo. Liệu có thể có thứ tư cách viết báo lờ tịt hay che giấu những chứng cứ hay luận điểm bất lợi cho bài báo mình viết hay không?
Song thực sự thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên với tờ Pháp luật TPHCM. Nếu nhớ lại sẽ thấy tờ báo này từng tâng ông Ngô Đức Thọ với vụ cáo buộc ông Nguyễn Đình Hương "đạo văn", rồi lại vụ lùm xùm với báo Đời sống và Pháp luật. Cả hai vụ này đều thấy tuyên bố trên báo chí sẽ đưa vụ việc ra tòa. Cho đến nay tôi chẳng nghe thấy gì nữa. Không rõ là đã đưa ra tòa chưa. Trong khi đấy với vụ đạo văn của Nguyễn Ngọc Thơ với bằng chứng rõ ràng thì tờ báo này lại có ý bênh vực. Do vậy, báo Pháp luật TPHCM có đăng những bài viết chỉ có một nửa sự thật hay lờ tịt đi hay che giấu những chứng cứ hay luận điểm bất lợi thì cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên. Đó là loại báo như vậy.
Quan phục ngày xưa may bằng vải vóc gì? Rất hay là Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Tháng 2 [1040, triều Lý Thái Tông], vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa". Đoạn chép trong Toàn thư đủ thể hiện, ít nhất đến thời Lý Thái Tông, vua và quan lại Việt Nam dùng vải Tàu hay vải Ta để may quần áo.
Tôi nghĩ về tư cách viết báo. Liệu có thể có thứ tư cách viết báo lờ tịt hay che giấu những chứng cứ hay luận điểm bất lợi cho bài báo mình viết hay không?
Song thực sự thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên với tờ Pháp luật TPHCM. Nếu nhớ lại sẽ thấy tờ báo này từng tâng ông Ngô Đức Thọ với vụ cáo buộc ông Nguyễn Đình Hương "đạo văn", rồi lại vụ lùm xùm với báo Đời sống và Pháp luật. Cả hai vụ này đều thấy tuyên bố trên báo chí sẽ đưa vụ việc ra tòa. Cho đến nay tôi chẳng nghe thấy gì nữa. Không rõ là đã đưa ra tòa chưa. Trong khi đấy với vụ đạo văn của Nguyễn Ngọc Thơ với bằng chứng rõ ràng thì tờ báo này lại có ý bênh vực. Do vậy, báo Pháp luật TPHCM có đăng những bài viết chỉ có một nửa sự thật hay lờ tịt đi hay che giấu những chứng cứ hay luận điểm bất lợi thì cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên. Đó là loại báo như vậy.
Nếu thấy sử viết Thái hậu nhà Đinh khoác áo Long cổn cho Lê Thập đạo mà nghĩ áo ấy cũng giống áo Tàu thì hơi buồn.sách sử do các nho thần hoặc tăng thân có ảnh hưởng nho phong viết đương nhiên có những ước lệ nhất định,với ước vọng Vô tốn hoa hạ thì những áo Long cổn,Mũ Xung thiên như những danh từ có tính cách biểu tượng.
ReplyDeleteÔng vua Long Đĩnh đánh đông dẹp bắc,mới lên ngôi đã tự thân đi đánh giặc Cử long ở châu Ái.Tiếp đấy lại dẫn quân đi bình định châu Hoan Đường và châu Thạch Hà(sau đấy 3 tháng thì băng).Người kiêu dũng như vậy bị sử chép là hoang dâm vô độ dẫn đến bị bệnh trĩ phải nằm coi chầu.Long Đĩnh lên ngôi vẫn giữ niên hiệu Ứng thiên của Tiên đế vậy việc đổi quan chế và triều phục theo nhà Tống đáng tin được mấy phần?
Nhà Lý lên thì phải mô tả nhà Đinh là thứ xú uế phải dẹp rửa, nhà Nguyễn thắng thì bảo Tây Sơn là cướp cạn, nhà Hồ cầm quyền thì kết án nhà Nguyễn bán nước, cõng rắn cắn gà nhà; các nhà rân chủ đang muốn cách mệnh nên chửi cs bất kế đúng sai. Đó là lẽ thường thôi mà Nguoiaocham.
ReplyDeleteCó vẻ Bác Đông A quá "say xưa" với đề tài này nhỉ ? Theo Luật Tố Tụng Dân sự 2005, Các Dương sự được quyền tự thỏa thuận với nhau nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và vi phạm đạo đức xã hội, chuyện các bên tự thỏa thuận là điều rất bình thường.
ReplyDeleteNếu Bác Đông A đã dẫn câu "Đó là loại báo như vậy." Tôi chỉ xin được hỏi lại 1 câu, Bác Đông A là người nước nào vậy ?
@Truongthaidu:nhà Hồ cầm quyền thì kết án nhà Nguyễn bán nước-Nhà Hồ nào đây?:D
ReplyDeleteBác Đông A: Che giấu (or dấu)?
ReplyDeleteBác X30: nhà Hồ mà Mr. TTDu nói là Hồ Chí Minh.
Cám ơn bác Đỗ. Đã sửa lại.
ReplyDelete@ X30 vs. Mr. Do: haha
ReplyDeleteSao "hahahaha" hả Hoa Phạm? Tôi nghĩ (theo logic) thì ý ông TTDu là vậy, mặc dù tôi không muốn gọi đó là một "nhà" - dynasty. Tôi chỉ diễn dịch ý ông TTDu theo cách hiểu của tôi thôi.
ReplyDelete