Bài mới

Nhận xét mới

Trang phục quan lại triều Nguyễn

Photobucket

Bức ảnh trên đây chụp quan lại triều Nguyễn ở thế kỷ 19. Có thể nhận thấy về cơ bản trang phục của quan lại triều Nguyễn giống như của nhà Minh Trung Quốc (so với hai bức ảnh ở dưới). Điểm khác biệt chỉ là các chi tiết nhỏ như cổ áo trong, họa tiết trang trí và có thể là màu sắc. Nhà Nguyễn không sử dụng trang phục của nhà Thanh cùng thời, mà lại sử dụng trang phục của nhà Minh có phần hơi cổ. Có thể nghĩ trang phục quan lại thời Lê - Nguyễn sao chép trang phục triều Minh. Câu thơ "Y quan Đường chế độ" là có thể tin được cho thời Lý - Trần. Phải thấy rằng những người làm bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long đã rất cố gắng trong thiết kế trang phục. Chỉ cần xem một đoạn giới thiệu tôi đã thấy cố gắng của họ trong những chi tiết Việt, tuy những chi tiết này nhỏ. Điều thật đáng kinh là có những người có thể nói thẳng rằng chẳng biết gì về trang phục Lý - Trần cũng như trang phục của Trung Quốc ở các thời kỳ lịch sử nhưng lại phán "lai Tàu" này nọ, và thậm chí còn đề nghị cấm chiếu phim. Họ là loại người gì vậy? Phải thấy rằng một mặc cảm dòng chính đang ngự trị trong xã hội Việt Nam, nhất là trong những chuyện có liên quan tới Trung Quốc.

Photobucket

Photobucket

55 comments:

  1. Bác ơi, dù sao cũng nên thông cảm lẫn nhau. Tại người ta chưa nghiên cứu tìm hiểu đấy mà. Thật là... một vấn nạn của bản quyền văn hóa thời chưa có công ước Berne. :D

    ReplyDelete
  2. Tôi chưa xem phim này nhưng mới xem trailer thì thấy quả giống phim Tàu 100 % ông Đông A chẳng qua dùng lý để biện bạch về cái sự giống tàu đến thô bỉ như thế: khi làm một bộ phim lịch sử thì phải có cái hồn cốt trong đó, cảnh phi ngựa rầm rập, mặc áo giáp sắt này kia chắc chắn thời Lý Trần không có, rồi những cảnh sến rện chẩy nước giữa những cung phi công chúa cũng rất phản cảm, ... phim tập Tầu đã bịa tác về chính lịch sử của họ, nghiêm túc ra chỉ có phim Hoàng đế cuối cùng (Berlusconi) và phim Tần thủy hoàng của Trần Khải Ca là nghiêm túc chứ Trương Nghệ Mưu với Hero và Hoàng Kim Giáp là những bộ phim bịa tạc tốn kém, thị hiếu thấp hèn: Dân ta thà đệ những khoản tiền to lớn đó vào những việc thiệt thực hơn là thuê một bọn người làm phim bịa tạc xem mà dựng tóc gáy vì .. xấu hổ. Có thể gọi phim LCU Tầu làm là bịa hai lần (double fake ...)

    ReplyDelete
  3. Milan Kundera có nói một câu: nhà văn không phải là tên hầu của sử gia. Giờ đây tôi cũng muốn nói một câu: điện ảnh không phải là tên hầu của sử gia. Ai muốn biết lịch sử thế nào thì đọc sách lịch sử. Nghệ thuật (điện ảnh nói riêng) không phải là thứ ghi chép hay tái tạo lại lịch sử. Nghệ thuật về các chủ đề lịch sử là cái nhìn của cá nhân về lịch sử.

    Song điều đáng nói ở đây những kẻ phê phán về trang phục trong bộ phim Lý Công Uẩn là chính là những kẻ mù tịt về trang phục trong lịch sử. Loại người gì vậy?

    ReplyDelete
  4. Em nghĩ trang phục chỉ là một phần, phần dễ thấy nhất dễ gây phản ứng (hoặc phản cảm nhất). Phần đông người đã xem trailer bị ác cảm với bộ phim này do họ biết rằng hầu hết bộ phim (từ đạo diễn, diễn viên, phim trường, ...) được làm tại Tàu và thuê người Tàu. Và điều đáng nói nhất là "không khí phim đậm chất Tàu" mà "không khí" thì tạo bởi nhiều yếu tố như đã nói trong ngoặc đơn.

    ReplyDelete
  5. Có một số hình ảnh VN trong phim, như chiếc khăn quấn đầu và áo của những người phụ nữ, con trâu.... Thế nhưng nhìn tổng thể, và thành thực, bác ĐA có thấy phim này giống phim giả sử của Tàu không? Từ cảnh đánh trận, võ quan, ngựa, cung điện, tôi chả thấy khác gì phim Tàu.

    "Điện ảnh không phải tên hầu của sử gia". Và điện ảnh Việt Nam càng không phải là tên hầu của điện ảnh Trung Quốc.

    ReplyDelete
  6. Ông Đông A cũng đừng nên lớn tiếng chỉ trích những người chỉ trích: thử hỏi ông biết gì hơn họ về trang phục người Việt ngoài việc trích dẫn mấi cái hình từ vài trang web, những cảm nhận về cái sự "tàu hóa" 100% là có thực, xin miễn đơn cử vì nó quá nhiều, ai ai cũng thấy cớ gì ông phải tự ái khi có người phê phán cái lối làm việc qua loa miễn đạt số lượng như chính những phim tập của Tầu (bóp méo và sến hóa lịch sử của chính họ). Chẳng lẽ đó là mặt bằng văn hóa chúng ta đang vươn tới hay sao?
    Chẳng thà quay tại VN với đình chùa miếu mạo của VN nhìn còn đỡ phản cảm đằng này 100% made in CN mà ông ĐA vẫn gân cổ cãi được thì thực là lạ,...ôi trí thức VN ... bó tay thật rồi.

    ReplyDelete
  7. Cái ít nhất mà tui nhìn thấy dể dàng nhất :
    -đó là màu sắc của các bộ quan phục của Việt là màu xanh ,cái màu của " THỦY " ,mà đã là thủy thì có thể dập tắt cái " HỎA " của quan phục tàu...cái ý tương khắc này đã có từ xưa ,nên dù có giống na ná nhưng cũng là trang phục Việt ,chứ không về Thăng Long bằng trang phục Tàu 100%......BUỒN
    " ý ngu của người thất học "

    ReplyDelete
    Replies
    1. đúng là thất học, ngu đéo chịu nổi :(

      Delete
  8. Ít nhất tôi biết hơn những người chỉ trích là trang phục quan lại Việt Nam được sao chép từ trang phục các triều đại của Trung Quốc. Chỉ riêng chuyện đến tận thế kỷ 19 trang phục của nho sinh Việt Nam còn y như thâm y của nhà Hán là đã đủ nói lên tất cả. Những gì mang tính Việt chỉ có thể thấy ở các chi tiết nhỏ như cổ áo, màu sắc hay ở mức độ làng xã. Xem đoạn giới thiệu phim Lý Công Uẩn tôi nhận ra ngay cái cổ tròn khâu bằng lụa có họa tiết. Đúng là con cháu khôn hơn ông vải. Các triều đại trước lấy Trung Hoa làm mẫu mực và bây giờ con cháu lại muốn xóa bỏ lịch sử của ông vải.

    Ngay cả chuyện hoành tráng cũng phê phán vô lối. Hoành tráng là gì? Những bộ phim trải dài theo thời gian, không gian, có tính sử thi và anh hùng đều có đặc điểm hoành tráng. Không hoành tráng thì vứt đi.

    Phê phán cung điện to nhỏ cũng vô lối. Sao không xem Hoàng thành Thăng Long vừa khai quật được, xem khoảng cách giữa các cột là bao nhiêu, lại chẳng lớn hơn cái của tòa nhà ở trường quay Hoành Điếm à.

    ReplyDelete
  9. chào ông Đông A
    ông dùng cụm từ "loại người gì" để ám chỉ nhóm ngươì mà ông chỉ trích, thì tôi cũng xin hỏi lại ông, ông là "loài ngươì gì"?

    giọng của ông y như là ông rành lắm về trang phục sử, thì ra chỉ đối chiếu vài tấm hình trên mạng, rồi tự kết luận mình là chuyên gia về trang phục.xin lỗi cái lối xạo ngôn ngạo mạn này, đến charles chaplin cũng bái ông làm sư phụ.

    Làm phim sử, nhất là về vị vua anh hùng, cái tiên hướng là phải có tính định hướng đúng về mặt giáo dục lịch sử Việt, nhất là cho thế hệ trẻ. đây đâu phải là phim về sử thi như dạng Hero, Ngọa hổ tàng long... mà là về người thật, lịch sử thật. thì y/c phải bám sát lịch sử trong bối cảnh lịch sử đó,cả thời gian lịch sử lẫn không gian lịch sử khi đó.

    Cung điện hoành tráng,to nhỏ...điều này không cần thiết và chắc chắn Thăng Long khi đó không có, đây là phim về VIệt Nam, những cái thứ hoành tráng đó, khán giả Việt Nam đã ói mữa,bội thực khi xem phim Tàu rồi ông Đông A àh. vậy phê phán cớ sao vô lối, cách dùng từ "vô lối" của ông mới là vô lối đó.

    tự hào là nước có truyền thống lịch sử 4000 năm văn hiến,là phim về vị vua anh minh... lại chỉ họa được vài chi tiết khiêm tốn trên trang phục (chiếm 1/1000 là chất Việt, còn lại là của Tàu),chỉ có bấy nhiêu thôi sao ông? ông là người Việt,tại sao ông lại không tỏ vẻ đau buồn cho thân phận nô lệ của đại Việt, sao ông không thấy được cái tủi hổ chung của dân Việt mà còn đi bao che, biện bạch cho cái thiên kiến vô lối của mình. hay ông là loại ngươì "sống trong nỗi đau mãi không còn biết đau là gì".

    Ông là Đông A, cùng hạng với Trương Thái Du ah?

    ReplyDelete
  10. Ông ĐA cũng có những ý kiến trái chiều có cơ sở tuy vậy về hiệu quả cuối cùng tôi thấy thà bỏ tỷ tỷ đồng vào việc duy trì phục dựng lại khu vực Hoàng Thành hay là cung điện chính trong Hoàng Thành Thăng Long bị pháo binh Pháp phá dỡ xây pháo đài, bây giờ còn mỗi hai con rồng đá, giá mà có tiền và thợ khéo phục dựng lại toàn bộ Hoàng thành, tống cổ tất cái bọn xây biệt thự trong phạm vi HT và những cơ quan lởm khởm ra ngoài thì có lý hơn nhiều,...Bọn Pháp thời đó chiến tranh mới chiếm lấy Hoàng Thành làm căn cứ, nay Pháp đi đã gần thế kỷ mà không phục chế nổi cái thành của tổ tiên để lại thì quả là quá kém, mà bây giờ trông bên trong HT lắt nha lắt nhắt chả rõ đâu là di tích đâu là nhà quan ... he he

    ReplyDelete
  11. Ít nhất thì tôi không thuộc loại người đòi bịp miệng nghệ thuật dựa trên mặc cảm và thiếu hiểu biết.

    ReplyDelete
  12. Mấy cái trò "sến rện" thế mà ông ĐA bảo là "nghệ thuật" thì buồn cho cái thẩm thấu của ông lắm, ông viện M. Kundera nhưng không thể biện minh được một mớ hỗn độn lai căng chắp vá, ba xạo...có nhiều việc thiết thực đáng làm hơn chẳng qua cứ có tiền để "đốt", để "cúng cụ" và đút túi thì chúng nó xá gì mà ko làm, ông biện minh tụi nó cũng chả cần, chúng nó còn biết rõ hơn ông rằng đó là đồ dởm,... cúng cụ xong rồi vứt,...

    ReplyDelete
  13. "Ít nhất thì tôi không thuộc loại người đòi bịp miệng nghệ thuật dựa trên mặc cảm và thiếu hiểu biết."
    Nhất là cái nghệ thuật nhái nguyên xi theo Tàu, do Tàu viện trợ từ A đến Z

    ReplyDelete
  14. Bài phỏng vấn Họa sĩ Phan Cẩm Thượng của Hồn Việt (http://honvietquochoc.com.vn/Nghe-Thuat/Dien-anh/Hoa-si-Phan-Cam-Thuong-Sang-Trung-Quoc-lam-phim.aspx) cho thấy tại sao bộ phim lại giống phim tàu, giống như thế nào, và tại sao lại giống.

    Một vài ý của bác ĐA chỉ là tiểu tiết chả thể che lấp cái mức độ sao chép phim cổ trang của Tàu. Người trong cuộc đã thừa nhận như thế, bác ĐA còn cố ngụy biện làm gì.

    ReplyDelete
  15. Này nhé, họa sĩ Tình thiết kế áo đen trong đám cưới, họ (TQ) cứ nhất quyết áo đỏ; họa sĩ không vẽ rồng trên áo, học cứ nhất quyết áo vua phải có rồng...

    Bác ĐA trình bày ra vẻ duy lý lắm. Thế xin hỏi bác. Khi lấy một vài bức hình chụp của thế kỷ 19 để cho rằng, quan phục Trần - Lê - Nguyễn sao chép quan phục Tàu, thì có thể đi đến kết luận trang phục thời Lý cũng sao chép trang phục Tàu à?

    ReplyDelete
  16. Tôi thì lại thấy nực cười, đoạn giới thiệu phim trên Youtube có đoạn nào giới thiệu cảnh cưới xin không? Những kẻ lớn tiếng đòi cấm chiếu phim, như tôi thấy, đa phần cũng chỉ được xem mấy đoạn giới thiệu phim mà thôi. Tôi khác với loại người đấy: tôi chỉ bàn những gì tôi nhìn thấy.

    ReplyDelete
  17. Quan phục trong lịch sử Việt Nam rất dễ suy luận. Từ thời nhà Nguyễn, ảnh chụp hiện nay còn, cho thấy quan phục y như của Trung Quốc. Thời kỳ nhà Lê, các tranh vẽ còn lưu lại ngày nay cũng cho thấy quan phục y như Trung Quốc. Thời kỳ Hán - Đường, Việt Nam bị đô hộ, quan phục tất nhiên cũng y như của Trung Quốc. Chỉ còn giai đoạn giữa hai giai đoạn trên, không có ảnh vẽ lưu lại, nhưng thư tịch cũng cho thấy quan phục phỏng theo Trung Quốc. Quan phục không phỏng theo Trung Quốc mới là chuyện lạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. bac có dõ các thời đại của VN ta ko,thời Lý còn trước cả Lê,Nguyễn,trang phục thời đó mang đậm nét Việt,tôi dc học môn ls tạo hình VN,thấy rằng chỉ từ thời Lê,Nguyễn từ con rồng đến trang phục mới na ná của TQ thôi

      Delete
  18. thứ nghệ thuật gì đấy?nghệ thuật nhái, nghệ thuật lai căn..đây gọi là thứ nghệ thuật bịp bợm.mà đã là bịp bợm,bừa bãi thì không thể gọi là nghệ thuật được.
    sự mặc cảm và thiếu hiểu biết là lời nói biện bạch, hàm hồ,cả vú lấp miệng em,cố chấp cho cái thiên kiến lai căn.

    ReplyDelete
  19. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế"

    Áo long cổn mà không vẽ rồng thì đúng là chuyện lạ, sai lệch cả chính sử.

    ReplyDelete
  20. Phim giống Tàu hay ko là một chuyện, nhưng chuyện nhà chức trách can thiệp sâu vào nội dung một bộ phim là điều cần phải lên án.

    Đó là hành vi bạo quyền.

    ReplyDelete
  21. @ Đông A: "Tôi thì lại thấy nực cười, đoạn giới thiệu phim trên Youtube có đoạn nào giới thiệu cảnh cưới xin không".

    Tôi không nói có đám cưới trong đoạn giới thiệu bác ạ. Tôi nói trang phục đám cưới là từ bài phỏng vấn đã dẫn ạ.

    ReplyDelete
  22. Cứ theo phép quy nạp của bác Đông A, tôi tưởng tượng câu chuyện 1000 năm sau. Do tai họa nên tư liệu về áo dài VN không còn là bao. Người ta đang phục dựng áo dài nữ sinh năm 2010 - năm Hà Nội kỷ niệm sinh nhật 1000 năm. May quá còn bức hình của bà Lệ Xuân. Kết quả, nữ sinh Hà Nội 2010 mặc áo dài cổ thuyền kỷ niệm 1000 Thăng Long.

    ReplyDelete
  23. Họ là loại người gì vậy?
    Họ là loại người nhất biên đảo, dâng không nền độc lập tự do của dân tộc cho ngoại bang để tranh lấy hết phần tẩm bổ của thiên hạ.

    ReplyDelete
  24. 1. Ý của bác Đông A phê mấy nhà chỉ trích là không có kiến thức về trang phục thời Lý, cũng như trang phục TQ mà giám phán trang phục phim LCU "lai Tàu".

    Tôi cho rằng, không cần kiến thức hàn lâm gì cũng phán được. Thứ nhất, cứ coi phim cổ trang Tàu tràn lan trên truyền hình, rồi xem đoạn phim giới thiệu xem, thì cũng thấy chúng giống nhau rồi. Thứ hai, nhiều trang phục trong phim lấy từ kho trang phục của TQ thì phải giống rồi. Thứ ba, trang phục mình vẽ ra, họ không may theo, mà cứ may theo chất liệu, họa tiết của TQ, thì giống là đương nhiên.

    2. Bác Đông A lấy tư liệu của thời kỳ sau rồi kết luận cho thời ký trước, là không logic.

    ReplyDelete
  25. Thưa ông Đông A thân mến.
    Qua một loạt bài về trang phục đời xưa của Ông, tôi thấy có đôi chỗ không thông đạo lý.
    1-các bức tranh trong Nhân vật vạn quốc đồ của người Nhật có khả tín hoàn toàn không khi không gian sinh hoạt giới hạn trong Cảng cửa Đại,Phố Hiến.Ngay bây giờ nét văn hóa của Hội an cũng là phố thị mang màu sắc chinatown trong lòng Đại Việt.
    2-Xin lưu ý ông Đông A là bộ phim "...." ông đang bênh vực ấy thuộc giai đoạn Hậu Tiền Lê-Lý.Các bức ảnh chụp quan lại và nho sinh mà ông thủ đắc làm bằng chứng là của thời Nguyễn, một triều đại nho giáo cuối mùa đã Minh hóa cách ăn mặc,Hán hóa toàn bộ tên làng xã.
    3-Xin đọc lại một đoạn trong Sứ Giao châu thi tập của Trần Cương Trung đời Nguyên(tương ứng với đời Trần):Con trai đầu trọc,Người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả.
    -Khăn dùng màu xanh thẫm do tơ nhuộm chế ra, khi đội khăn thì dùng dây sắt cài lại, đằng trước cao hai thước mà gập xuống đến cổ, lấy dải buộc lại đằng sau, trên đỉnh có cài đinh bằng sắt.
    -Người trong nước đều mặc lụa thâm,áo hoa quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo,rộng 4 tấc,họ cho thế là khác với đàn ông,các sắc xanh,hồng,vàng,tía tuyệt nhiên không có.
    -đàn bà cắt tóc còn 3 tấc búi trên đỉnh đầu cài trâm.

    vậy đấy,Triều Trần nhân dân chúng ta ăn mặc như vậy, tôi tưởng đầu thời Lý không thể ăn mặc như công ty Trường Thành đã khoác lên minh diễn viên.
    chúc Ông Đông A vui khỏe viết nhiều bài về hoa,trái để quần hùng thưởng lãm.

    ReplyDelete
  26. Anh Ba Sàm giới thiệu link để vào đây đọc thêm về một thằng việt gian theo chân tàu ô (đã theo chân tàu ô thì là thằng hết từ Lê Chiêu Thống, đến Hoàng Văn Hoan đến cái thằng Đông A này). Chữ nhiều để làm gì hả Đông A khi muôn nâng bi mấy thằng tàu.

    ReplyDelete
  27. Đông A là người tàu rồi, các bác tranh luận làm gì. Nản.

    ReplyDelete
  28. Thang cha Dong A khon kiep dich thi la ten bien thai mat goc roi ( neu trong co the cha nay co dong mau Viet), an noi nhang cuoi chang khac gi mot ke vo hoc, vo liem si, lao nay chi co nhieu tuoi - gia roi chet di chu khong the truong thanh duoc. That vong qua!!!

    ReplyDelete
  29. Với một tinh thần nhược tiểu thì suy nghĩ luôn nhược tiểu thôi . Chưa vội bàn về lịch sử , tại sao không ai nghĩ ngược lại là bọn tàu nó bắt chước dân An Nam :d

    Hơn thế , lịch sử không phải là điện ảnh , không cần thiết phải chăm chăm và mấy cái trang phục mới là phim về lịch sử . Sở dĩ lịch sử hấp dẫn được mọi người là vì nó tạo ra một cách nhìn mở cho mọi vấn đề .Lịch sử không phải là kết luận đúng hay sai ...Ví như bây giờ dân Việt đóng phim mặc complet, đi xe mẹt,uống rượu vang thì chả ai nói là phim Tây.Phim lịch sử đơn giản cũng chỉ là mượn bối cảnh lịch sử .

    Vừa đọc một bài phát biểu của một bác già trên BBC , ngẫm mà buồn cho cái gọi là "những con người làm văn hóa" . Một bộ máy trì trệ , bảo thủ và ngu dốt với một tình thần ám muội , nhược tiểu và đầy đố kỵ .Đấy chính xác là bộ văn hóa ...Việt Nam

    ReplyDelete
  30. PS : Các bác cứ lôi cái tượng cụ Lý ngay trung tâm đại lễ ra xem .Cụ Lý nhà tà từ mặt mũi, tướng mạo ,quần áo giầy dép nó giống thằng nào ? hehe, Mới nhìn mình tưởng em trai Đường minh Hoàng chứ :D !.Mấy bác phản đối phim vì trang phục thì thử vẽ sơ cái đôi giầy cụ Lý "thuần Việt" giùm em cái. Đừng vì cái tinh thần bài tàu mà bài luôn chính ta chứ ! Hãy nhìn xa và tỉnh táo hơn tí nữa mới đủ sức mà bài tàu

    ReplyDelete
  31. Đơn giản trước khi dựng tượng, tượng Lý Thái Tổ đã được lấy ý kiến của chuyên gia và dân chúng. Cái mặc cảm "lai Tàu" là cái mặc cảm được hình thành khi người ta không được hỏi ý kiến. Còn nếu được hỏi ý kiến thì lại câm như hến cả thôi vì có nghĩ ra được cái gì trong đầu đâu.

    ReplyDelete
  32. Về tính cách và tâm hồn người Việt Nam ta giống hệt người Nga và người Serbia. Đáng tiếc là về hình dạng bên ngoài, đôi khi cả ăn mặc nữa người Việt Nam ta lại hơi bị giống người Tàu. Phải giải phẫu thẩm mỹ tất cả 86 triệu người Việt Nam ta thôi, thuê bọn Thái Lan giải phẫu vậy. Có thể là tốn kém, nhưng tốn kém đến mấy cũng phải làm, vì người Việt Nam ta quyết không thể hơi bị giống người Tàu hơn nữa.
    Các bác nghĩ sao?

    ReplyDelete
  33. Có nguồn tư liêu khá phổ biến và đáng tin cậy là quyển Kỹ thuật của người An Nam của bác Henri Oger vừa được tái bản bằng 3 thứ tiếng .Các bạn đầy tinh thần dân tộc ở đây nên tìm xem . Trang phục tàu thời đấy đang là mode của giới thượng lưu !:d .Cứ ngẫm cách các bạn đang ăn mặc, đang tiêu thụ hàng hóa thì ra cách ông cha làm thời đấy thôi mà

    ReplyDelete
  34. Không mấy ai phủ nhận văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa TQ. Nhưng cũng không thể đi xa hơn để cho rằng, VHVN là VHTQ hay ngược lại. Chính là bởi VHVN có những điểm riêng của mình. Tiếng Việt vay mượn tiếng Tàu nhưng không thể nói tiếng Việt là tiếng Tàu được.

    Có nhiều ý kiến chỉ trích đoạn giới thiệu phim như là giới thiệu một phim giả sử TQ là dựa trên đánh giá chung, gồm nhiều yếu tố, chứ không riêng gì trang phục. Bản thân những người làm phim cũng thừa nhận phim ấy mang đậm yếu tố TQ. Chẳng hạn "Phương án chính là thuê trang phục và khi thuê thì y phục giống Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Ngay cả hoa văn và trang sức, nếu sáng tác đúng lịch sử Việt Nam thì phải chi nhiều tiền, nên nếu không có tiền thì hiển nhiên hoa văn Trung Quốc sẽ thay thế hoa văn Việt”.

    Riêng về trang phục, tư liệu về quan phục thời Lý không nhiều. Vài câu trích dẫn từ toàn thư không thể mang lại hình ảnh đầy đủ về trang phục thời đó. Cứ cho là quan phục VN phỏng theo quan phục thời Tống đi, thế thì hoa văn của nó thế nào, màu sắc ra sao, có sao chép toàn vẹn không? Ví dụ, cũng cái áo dài, nhưng áo dài Huế có nét riêng; đâu cứ áo dài thì giống y chang nhau.

    Cứu cánh là sáng tạo. Nghề thuật mà. Nhưng sáng tạo ở đây là phải sao chép, có khi y nguyên của người ta (đi mượn, đi thuê)thì còn gì là sáng tạo. Đoạn phim giới thiệu, ngoài hình ảnh thoáng qua về con trâu, cô gái với trang phục Việt ra, còn lại như là một đoạn phim giả sử Tàu.

    ReplyDelete
  35. Các bác nhân danh nghệ thuật để đòi quyền sáng tạo cho các làm phim; lấy Kundera để giải phóng điện ảnh khỏi lịch sử, thì sự sáng tạo ở đây là sao chép phim kiểu Tàu.

    ReplyDelete
  36. Tôi lại thấy rằng chính vì thời Lý Trần trang phục không được rõ ràng càng cần khuyến khích các tác phẩm nghệ thuật thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này để mọi người đều có thể tham chiếu. Càng không rõ ràng càng khuyến khích thể hiện để xem nó như thế nào. Những kẻ cứ nhăm nhăm cấm chiếu này nọ lại chính là những kẻ chẳng bao giờ đưa ra được một tưởng tượng nào của mình về thời kỳ đã qua đấy. Đó thực sự là những kẻ hủ bại cả về tri thức lẫn lương thức.

    ReplyDelete
  37. Quản lý, và ủng hộ quản lý bằng cắt, cúp, cấm thì rõ ràng là không thể khá lên được. Nhưng cân nhắc về thời điểm ra mắt bộ phim, với những khuyến cáo (chứ không ép buộc) chỉnh sửa là điều có thể làm mà không phải là hủ bại.

    ReplyDelete
  38. Nếu thấy sử viết Thái hậu nhà Đinh khoác áo Long cổn cho Lê Thập đạo mà nghĩ áo ấy cũng giống áo Tàu thì hơi buồn.sách sử do các nho thần hoặc tăng thân có ảnh hưởng nho phong viết đương nhiên có những ước lệ nhất định,với ước vọng Vô tốn hoa hạ thì những áo Long cổn,Mũ Xung thiên như những danh từ có tính cách biểu tượng.
    Ông vua Long Đĩnh đánh đông dẹp bắc,mới lên ngôi đã tự thân đi đánh giặc Cử long ở châu Ái.Tiếp đấy lại dẫn quân đi bình định châu Hoan Đường và châu Thạch Hà(sau đấy 3 tháng thì băng).Người kiêu dũng như vậy bị sử chép là hoang dâm vô độ dẫn đến bị bệnh trĩ phải nằm coi chầu.Long Đĩnh lên ngôi vẫn giữ niên hiệu Ứng thiên của Tiên đế vậy việc đổi quan chế và triều phục theo nhà Tống đáng tin được mấy phần?

    ReplyDelete
  39. ai nói với ông Đông A là báo chí không phản đối bức tượng Lý Thái Tổ giống Tàu.Đông A ngày càng võ đoán rồi

    ReplyDelete
  40. Đông A và Trương Thái Du các bạn thích tranh luận thì mời vô www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan Ở đó có những người đủ trình độ họ sẽ phản biện cho thấy sự nông cạn của các bạn.
    Nói một cách tóm gọn văn hóa Tàu ngày nay chính là kế thừa học hỏi từ văn hóa Việt trước. Sau đó nó lại tác động trở lại trong quá trình xâm lược.

    ReplyDelete
  41. Điều này cũng giống như Tử Cấm Thành đồ sộ của Trung quốc nằm giữa trung tâm thủ đô Bắc Kinh - di sản văn hóa thế giới nhưng thực chất là của một kiến trúc sư người Việt. Sau này vua Gia Long lại bắt chước xây ở Huế nhưng thực chất là bắt chước tư tưởng của người Việt mà thôi.

    ReplyDelete
  42. @Vanhoa: Nguyễn An bị bắt qua TQ khi còn bé tí, bị thiến để làm hoạn quan, ông ấy là người TQ gốc VN, văn hóa trong con người Nguyễn An là văn hóa TQ, tư tưởng của ông ấy là tư tưởng TQ. Điều này tương tự như Ngô Bảo Châu, thành tựu ông ấy có được phần lớn là nhờ nền giáo dục đại học Pháp.

    ReplyDelete
  43. Theo các bác Một thằng Tàu với một Thanh niên Việt Nam mặc áo sơ mi như nhau các bác có phân biệt được không?
    Ở đây chả cần nói về trang phục. Thì đối với dân lao động như em cũng dễ dàng nhận ra, nhưng đối với mấy bác "học giả" thì lại khó hơn đấy.

    ReplyDelete
  44. iGATA@ Quan sát của bác cực kỳ tinh tế.

    ReplyDelete
  45. bác đông a càng biện bác càng lộ thói cửa quyền hống hách chụp mũ của công an... bác nên nhớ càng về sau việc hán hóa trong ăn mặc sinh hoạt của giới quý tộc việt nam càng thành mode. còn thời Đinh-Tiền Lê-Lý-Trần... mới lập quốc, nước ta dù có bắt chước thì cũng tìm cách khẳng định sự khác biệt. Nhà Minh tìm cách tiêu diệt và phá hủy văn hóa Việt là vì vậy. Tàu họ tự hào về phim-hoành-tráng vì họ thích bành trướng, việc của họ. Còn ta thì ít tiền, nước nhỏ như 1 tỉnh của họ, cạnh tranh làm gì sự hoành tráng? nhưng cũng đừng vì thế, hoặc vì con cháu bạn bè mình có dính vào Đường Tới Thăng Long Kỳ Án mà mạ lị người khác. Tôi biết bác là ai! Loại như bác, tôi gặp hoài... Bác đọc được bao nhiêu? hay cũng là chuyên gia moi trên mạng rồi tạo ra mác học-giả? Tầm chương trích cú nh7 bác, đem đến 80 năm quốc nhục với Tây Phương rồi... trà dư tửu hậu thì được, xem ba cái thiên trời địa đất làm sở học bình sinh, thì ô hô ai tai... chào bác công an chịu đọc chịu học chữ Tàu... chúc lên ch71c theo đúng niên hạn.

    ReplyDelete
  46. Ô. Đông A càng nói càng lún. Ông cũng vơ đũa cả nắm mà khi đưa ra các dẫn chứng rất mơ hồ. Ô đã mơ hồ thì không nên trách người khác như ô.

    ReplyDelete
  47. TRIỂN LÃM – LIÊN HOAN THƯ PHÁP THĂNG LONG – HÀ NỘI

    http://my.opera.com/doanducthanh/blog/show.dml/18622142?cid=42798542#comment42798542
    Monday, 4. October 2010, 18:31:15
    Văn hóa

    COMMENTS:
    Đợi đến nghìn năm...có dịp " chơi "
    Long uy chấp bút nét ...rạng ngời
    Đá lên đá xuống...Tàu phun chử ! ?
    Xoay qua ,ngoặc lại...nghĩ tức cười

    Đợi đến nghìn năm...có dịp " chơi "
    Chổng đít cong mông …khéo vẻ vời
    Hất lên quẹt xuống… Tàu phun chử
    Đu qua đu lại nặng…mực Tàu

    Đợi đến nghìn năm...có dịp " chơi "
    Có viết được không?…mờ…mờ…ất
    Cái văn ,cái tục..còn được tất ???
    Cái cội ,cái nguồn…cái nước non !!!
    Trăm năm bia đá sẽ mòn
    Nghìn năm bia sử vẩn còn vẹn nguyên

    ReplyDelete
  48. HÀ LỘI GIỜ NÀY ?

    Hà nội giờ này có gì không ??
    Chênh vênh trên gió những đèn lồng !
    Biểu ngử căng giăng,đèn chớp tắt,
    Lập lòe qua lại ,tia “ la de “

    Ngàn năm đại lể đi không mẹ ??
    Dạo chơi,chụp ảnh ,”ríp” tung xòe
    Hồ gươm ,chen lấn ta dạo bước
    “Đệ lãi ngàn… đô” thế này he ???

    Về đến Thăng Long sao chẳng thấy
    Công Uẩn áo tàu ,Lý qua sông…(*)
    Có lẽ chìm đò nên biệt tích…
    Đạo cụ ,giấy phơi chắc ướt ròng.

    Ngọc Hoàng lóe mắt nên chẳng khóc…
    Tí nữa thì tan… tỳ tỷ đống ! ! !
    Bệnh viện nằm chờ… con ré khóc
    Mịt mờ trường lớp …trẻ ra đồng.

    Biển đông “ tàu lạ “ đông như kiến,
    Than thở rằng:…. ta chẳng có tiền…
    Thôi thì vun vít…cho đở ức,
    “Bắc Nam “ âu ấy cũng là duyên….
    Ngư dân thì cứ…rình mà bắt,
    Ít cá thì thôi hãy….. vọt im…

    (SẦM TU)

    ReplyDelete
  49. Sao giới "trí thức" dễ bị dao động thế nhỉ?

    Thấy trên mạng hô hào chống Tàu, thế là cũng tin lấy tin để. Còn làm thơ làm văn, chuyền nhau đọc nữa chứ.

    Ngày xưa Mác nói động lực cách mạng là công nhân nông dân. Trí thức kiểu này chắc không thể nào làm cách mạng được. Đúng là cây tre!

    ReplyDelete
  50. Đông A tiên sinh huệ giám!
    Ngưỡng vọng tiên sinh đã lâu, nay mạo muội gởi thư cho tiên sinh. Đọc những dòng tiên sinh viết, cảm thấy giữa chúng ta có nhiều phần chí đồng đạo hợp.
    Tại hạ nhất thời không biết giới thiệu gì nhiều, duy có trang web http://tranquangduc.info/
    hy vọng tiên sinh vạn cơ thanh hạ thời đáo qua chơi, mong được một lần hầu chuyện tiên sinh!
    Email: tranquangduc165@gmail.com

    ReplyDelete
  51. Ồ, cố nhân hồi Yahoo 360 đây mà :-)

    ReplyDelete
  52. Tôi cũng theo dõi rất nhiều bài viết, bình luận, phạn biện...của ngài Đông A. Lúc đầu tôi cứ tưởng ông là người học nhiều, biết nhiều. Tuy nhiên, thực ra ông chả biết cái gì. Ông lặn đi cho nước nó trong.

    ReplyDelete