Bài mới

Nhận xét mới

Trang phục thời Lý Trần như thế nào?


Photobucket

Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long đang bị phê phán là bộ phim lai Tàu. Đặc điểm lai Tàu, theo những lời phê bình, chủ yếu thuộc về vấn đề trang phục. Vậy câu hỏi đặt ra là: trang phục của người Việt thời Lý-Trần như thế nào?

Về mặt cơ bản rất khó xác định chính xác trang phục thời Lý-Trần. Bài thơ Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục, được cho là của Hồ Quý Ly, có câu: "Y quan Đường chế độ / Lễ nhạc Hán quân thần". Bài thơ này cho thấy, về mặt cơ bản, trang phục mũ áo quan lại thời Lý-Trần giống như thời nhà Đường của Trung Quốc. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, có dẫn lại đoạn chép về cách ăn mặc của người Việt thời kỳ nhà Trần trong Sứ Giao châu thi tập của Trần Cương Trung, một viên quan nhà Nguyên sang sứ nước ta:

"Thời nhà Trần, người trong nước đều cạo đầu cho nên trong Sứ Giao Châu thi tập của Trần Cương Trung nhà Nguyên chua rằng: "Con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì chùm đầu bằng khăn xanh, nhân đân đều như sư cả." Tục cắt tóc này đến Hoàng Phúc nhà Minh mới cấm, nay dân ở Kiên Lao và Trà Lũ huyện Giao Thủy vẫn còn giữ tục ấy.

Tập Sứ Giao Châu nói: "Dân đều đi chân không, gián hoặc có người đi giày da, khi đến cung điện thì rút giày ra. Trong lúc đón tiếp ở ngoài đô ấp hàng trăm người mặc áo bào cầm hốt, đều quỳ, da chân họ rất dày trèo núi như bay, chông gai cũng không sợ. Khăn dùng màu xanh thẫm do tơ lụa chế ra. Khi đội khăn thì dùng giây sắt cài lại đằng trước cao hai thước mà gập xuồng đến cổ, lấy dải buộc thắt lại đằng sau, trên đỉnh có cài cái đinh bằng sắt. Người có quan chức thì thêm một mảnh dải vào dây sắt này. Lúc ở nhà để đầu trần, gặp có khách mới đội khăn, nếu đi ra ngoài thì có một người mang khăn đi theo, duy có quốc vương búi tóc, dùng lụa là phủ lấy búi tóc trông xa như luân cân của nhà đạo sĩ. Người trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là. Đàn bà cũng mặc áo thâm nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để nền cổ áo rộng bốn tấc, họ cho thế là khác với đàn ông, các sắc xanh, hồng, vàng, tía tuyệt nhiên không có.

Họ chạy nhảy rất nhanh, đi lại như gió một nmàu đen thẫm như muôn vết quạ đen, đàn bà cắt tóc để lại ba tấc tết ở trên đỉnh đầu sợi tóc rồi búi chặt lại và cài bằng trâm, ở đằng sau gáy không có tóc cũng không xoa dầu xoa sáp gì cả. Những thứ vòng đeo nhà giàu dùng vòng đồi mồi, còn các người khác dùng xương hoặc sừng mà thôi không có một tí vàng bạc nào cả, nhân dân đề vẽ mình làm thành hình móc cao khuất khúc trông như hình lư đồng, đỉnh đồng thời cổ, có người xăm chữ vào bụng."

Đoạn miêu tả áo mặc trong Trần Cương Trung thi tập có hơi khác chút ít so với bản dịch của Kiến văn tiểu lục ở trên: "... giai y hắc,tạo sam, tứ cư,bàn lĩnh dĩ la vi chi" (bản Tứ khố toàn thư thiếu mất một chữ trước chữ "giai y hắc"), có nghĩa là: đều mặc áo sắc đen, áo trong thâm, bốn vạt, cổ tròn khâu bằng là (là là một thứ lụa).

Bức vẽ ở trên thể hiện lối ăn mặc của người Giao Chỉ tôi lấy trong bộ Tam tài đồ hội của Vương Kỳ, người đời Minh soạn. Như vậy dù không cụ thể, chi tiết, cũng có thể hình dung đại khái được trang phục thời Lý-Trần như thế nào. Về cơ bản, đàn ông cạo đầu, xăm mình, đội khăn. Riêng vua chúa thì búi tóc, và dùng lụa phủ búi tóc. Áo mặc có cổ tròn, thường màu sẫm. Các màu xanh, hồng, vàng, tía mà màu áo của vương hầu, dân chúng không được dùng. Theo bức vẽ của Tam tài đồ hội có thể thấy áo bào có cổ tròn, bốn vạt, tay áo ống hẹp. Đây là đặc điểm khác trang phục của Trung Quốc thời kỳ Đường-Tống.

Tôi chưa xem bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, nên thật khó nhận xét. Nhưng căn cứ vào đoạn giới thiệu bộ phim trên Youtube, tôi thấy đoàn làm phim đã rất cố gắng thể hiện trang phục thời Lý-Trần. Cổ áo tròn, tóc búi là đặc điểm trang phục thời Lý-Trần. Đấy là những đặc điểm tinh tế mà có lẽ ít người nhận thấy. Tôi thấy bà Nguyễn Thị Tình nói: "Dựa trên các tiêu chí như khoa học, dân tộc và đại chúng, tôi đã cố gắng hết sức để trang phục của phim  thực sự là VN”, là có cơ sở. Tôi đồ rằng, những người phê phán trang phục trong bộ phim lại chính là những người không biết trang phục của Trung Quốc trong lịch sử như thế nào cũng như trang phục của người Việt thời Lý-Trần giống khác với Trung Quốc ra sao. Phê phán thì dễ, nhưng trước khi phê phán hãy chỉ ra trang phục thời Lý-Trần ra sao, hơn là cứ phán rằng "lai Tàu", nhưng tựu trung lại mù tịt chẳng biết Tàu thế nào, Ta ra sao.

Tôi nghĩ phim lịch sử có nhiều vấn đề, nhưng chẳng có lý do nào có thể cấm tính sáng tạo và thể hiện của các nhà làm phim, cho dù có giống Tàu cỡ nào đi nữa, bởi vì dù có giống Tàu thì đấy cũng là cách nhận thức và hiểu biết của các nhà làm phim tạo ra những điểm nhìn tham chiếu, để các bộ phim sau có thể nhận ra các nhược điểm của những người đi trước để khắc phục và hoàn thiện tốt hơn. Tuy nhiên tôi thấy cũng phải lo ngại vấn đề tạo ra những "lỗ trắng" trong phim lịch sử, tức là những vấn đề lịch sử đã trở thành chính thống hay chẳng có gì mà phải xét lại, nhưng khi làm phim lại lờ đi hay chỉ điểm lướt qua, mặc dù nó là đặc điểm quan trọng của thời kỳ mà bộ phim phản ánh, chẳng hạn chuyện Lê Hoàn phá Tống.

Đây là đoạn giới thiệu bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long


17 comments:

  1. Cái vụ làm phim này em thấy không ổn, làm sử của nước mình mà lại sang TQ quay thì riêng phần cảm khi đóng phim đã coi như không, mà cái cảm đối với dân nghệ thuật rất quan trọng làm lên thần thái của môt tác phẩm, còn về trang phục đúng là có vấn đề, vì chúng ta có quá ít tư liệu về thời kì này của nhà Lý, cái này bác Phan cẩm thượng đã trả lời trên tạp chí hồn việt rồi
    Theo em cái gì chưa biết rõ, thì không làm, tốn tiền của nhân dân, chứ làm phim cái kiểu này thì thế hệ kế tiếp sẽ nhận lầm vua Lý Thái Tổ giống vua Nhà Tống mất, và hình như cụ vẫn đứng bên Hồ Gươm đấy thôi!

    ReplyDelete
  2. @Thaydoi73: Cái này là tiền tư nhân, lúc nào cũng tiền nhân dân, mệt tai quá

    ReplyDelete
  3. @ V Tiền tư nhân kiếm của ai?

    ReplyDelete
  4. Thaydoi73 ngụy biện rất lố bịch. Tiền tư nhân là tiền của cá nhân. Nói như chú thì 1 thằng đại gia đánh bài thua tiền cũng là "hao tiền của nhân dân à". Phim này là của công ty tư nhân, ko hề dùng 1 cắt tiền của nhân dân, tiền thuế của nhân dân.

    ReplyDelete
  5. phim tư nhân làm chiếu rạp bán vé thu tiền thì đó là đầu tư và thu lợi cá nhân sau khi đóng thuế. còn phim truyền hình thì lấy tiền lại từ đài. nếu phim tình cảm, hình sự.v.v...bình thường đài trả lại bằng tiền hoặc spot. đó là phim sống bằng nguồn quảng cáo. nhưng phim "thắp nhang" cho 1000 năm thăng long và kinh phí đồ sộ thì không tiền thuế của dân đóng chứ của ai?đơn đặt hàng của nhà nước mà... đừng nói là tàu cho ta tiền làm phim phục vụ quốc khánh tàu nha?

    ReplyDelete
  6. trong nghề sẽ hiểu... khoan kết luận bạn mình là ngụy biện lố bịch nha? bàn thảo cho vui mà, ai nỡ nói thế?

    ReplyDelete
  7. Bàn luận cho vui không có nghĩa là vu khống, chụp mũ với mục đích thiếu lành mạnh. Phim này không hề do nhà nước đặt hàng, phim do nhà nước đặt hàng là những phim do NN cấp kinh phí, đó là 3 phim: Nhìn Ra Biển Cả, Trần Thủ Độ, và Vượt Qua Bến Thượng Hải. Phim Về Đất Thăng Long do HTV đặt hàng một cách độc lập. Phim Đinh Tiên Hoàng Đế do UBND tỉnh Ninh Bình dùng ngân sách địa phương để làm. Còn kinh phí của phim Đường Tới TTL là do công ty tư nhân Trường Thành 1 mình chịu trách nhiệm, lãi họ nhận, lỗ họ chịu. Đừng có lập lờ.

    ReplyDelete
  8. @V, "Đại gia ".. không từ nhân dân mà ra, thì bạn chui từ cái lỗ lẻ nào ra, tôi nói tiền của nhân dân bạn có vẻ hiểu hơi ngắn, thậm chí là hơi hậm hực khi tôi nhận xét như vậy , bạn hãy hiểu từ nhân dân theo nghĩa rộng hơn thì thấy điều này luôn có nghĩa, cho dù trên cộng đồng mạng thì cũng phải chứng tỏ mình là ai,khi comment chứ, và kết luận cho điều này là bộ phim này đã vượt qua vòng gửi xe của hội đồng duyệt phim.

    ReplyDelete
  9. Tôi nhắc lại: Tiền của tư nhân là tiền của cá nhân. Tiền của nhân dân là tiền thuế của nhân dân đóng cho nhà nước. Đây là common sense mà ai cũng hiểu.

    Vì vậy bạn bảo phim này "làm từ tiền của nhân dân" là bạn đang lập lờ, xuyên tạc, cố ý bóp méo để chụp mũ và vu cáo rằng Nhà nước lấy tiền thuế của nhân dân để làm phim này.

    ReplyDelete
  10. http://vn.360plus.yahoo.com/yevonyevon/article?mid=44&fid=-1

    - Giáp trụ: Họ thường mặc một loại tấm giáp hình vuông hay chữ nhật ( không dùng hình tròn) để che trước ngực và sau lưng, gọi là “ Hộ Tâm Phiến”. Loại giáp che ngực liền mảnh này có từ thời Hùng Vương, tồn tại mãi đến thời Lý – Trần. Theo một số ý kiến, nó có thể là một bộ phận của một bộ áo giáp hoàn chỉnh. Vì nhiều người cho rằng để mình trần mặc một tấm giáp có bốn cạnh vuông vức thì rất dễ bị bốn cạnh đó làm tổn thương khi anh ta di chuyển.

    http://sgtt.com.vn/HTMG/2010/0112/61737/01.jpg

    ReplyDelete
  11. Chuyện các triều đại phong kiến Việt Nam có cung cách ăn mặc và ứng xử phần nào giống TQ là điều hiển nhiên, thứ nhất vì chính sách đồng hóa, dù có cố thay đổi thì những đường nét trong văn hóa Hán vẫn còn lưu lại sâu đậm trong nhân dân ko nhiều thì ít. Thứ 2 nữa nền văn hiến của VN dựa trên Nho học mà cái này xuất phát từ Tàu, ko giống mới là lạ.Ko thể vin vào cái cớ trang phục giống TQ mà chê bai bộ phim được, mà phải xem để thấy cái hồn Việt toát lên từ nội dung phim. Thực tế là một số bộ phim cổ trang Hàn Quốc gần đây trên TV cũng có rất rất nhiều điểm trong trang phục, kiến trúc giống TQ. Nói chung tất cả các quốc gia nằm trong tầm ảnh hưởng văn hóa của TQ thì "buộc" phải giống nó; đặc biệt là VN vì bị nó đô hộ cả nghìn năm.

    ReplyDelete
  12. 10 tỷ của vtv. tiền tư nhân à? trường thành rủ vtv tham gia để bảo kê sóng...

    ReplyDelete
  13. VTV không mua phim đó thì cũng mua phim Trung Quốc đắp vào, đó không phải là tiền thuế ư?

    Bác Đông A vào đây tham khảo bài này, rất hay. Nếu có thể thì trích lại đăng lên blog luôn cho lũ chó đói bớt sủa, mấy ngày nay nghe chó sủa inh ỏi điếc cả tai. Nhưng từ khi ông Dương Trung Quốc và Đinh Xuân Dũng lên tiếng thì có vẻ chúng nó bớt sủa rồi, nhưng vẫn còn sót lại vài phần tử ngoan cố cãi cùn.

    http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=15236

    ReplyDelete
  14. Đây là một bộ phim hết sức lố bịch, nô dịch văn hóa tệ hại. Một người bình thường khi xem phim cũng thấy sao giống phim tàu dễ dãi cho qua rối tự kỷ ám thị mình là người Tàu bao giờ cũng không hay.
    Nói về trang phục Việt, dùng sách Tàu đời Minh để đóan cha ông ta ăn mặc thế nào là không khoa học. Nhà Minh đã mang tất cả thi thư nuớc Việt ta về nước còn thì đốt bỏ để đồng hóa làm dân ta mất gốc, trong tư tưởng Đại Hán của họ tất cả các lân bang đều là di man thì làm sao họ vẽ nhận xét trang phục đúng về cha ông ta được?
    Cha ông ta cùng trường tồn với họ, há họ có áo quần còn ta chỉ cởi trần đóng khố hay sao? Thật là ngu xuẩn hất chỗ nói.

    ReplyDelete
  15. Bác Đông A@ sao vậy??? Chủ Blog mà lại để những comment như vậy?
    @V tranh luận không cưỡng lại được đem đồng loại ra rủa là Chó thật hết biết, cái cách ứng xử với ông này với phần còn lại của cộng đồng mạng thật hèn mạt, và không có chút liêm sỉ nào cả, thích thì tranh luận không thì thôi sao lại dùng những ngôn từ của Đầu đường xó chợ vào đây.
    Đến bác Tô ở ban tuyên giáo, bác Hải Triều em
    cũng chả ngán nên bác, đem bác Dương trung Quốc, Đinh Xuân Dũng vào để dọa ai???

    ReplyDelete
  16. bác Thaydoi73 và bác Viet Luan coment khoa học và khó hiểu quá
    ??!!!

    ReplyDelete
  17. 1000 năm nữa khi làm phim về chống Pháp chống mỸ thì con cháu ta liệu có tin là chúng ta mặc áo sơmi và véc tông không nhỉ. Nhất là làm sao mà tin nổi một ông "đánh Tây" mà lại đội mũ phớt thật là "bán nước" đâu còn "hồn cốt" Việt Minh.

    ReplyDelete