Theo thông báo của Chính phủ, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long có tiết mục tấu quốc nhạc theo nghi thức cung đình: "nhạc đăng đàn, nhạc múa “lục cúng hoa đăng”, nhạc “Bát man tấn cống”..." Có lẽ ban đầu trang web của Chính phủ viết thiếu dấu sắc thành "Bát Man tấn công", nhưng sau đó đã sửa lại. Tôi thấy chuyện chẳng có gì mà phải ầm ĩ.
"Bát Man tấn cống" là khúc nhạc nằm trong Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tấu "Bát Man tấn cống" chẳng có bất cứ vấn đề gì, nhất là nó được tấu sau "Đăng đàn cung", "Lục cúng hoa đăng". "Bát Man tấn cống" là khúc nhạc vui vẻ, hân hoan, thái bình và thống nhất, chẳng có lý do gì mà cho rằng nó không phù hợp với lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tên khúc nhạc có chữ "man" và có vẻ chữ này tạo ra dị ứng với một số người. Tôi cho rằng đấy chẳng qua chỉ là mặc cảm tự ti. "Bát Man tấn cống" cần phải hiểu đó chỉ là một cách dụng điển để đặt tên cho một khúc Nhã nhạc. Nó không có nghĩa là phải có đúng 8 tộc Man, hay 8 nước Man. Hơn nữa, "Bát Man tấn cống" là tên khúc nhạc cổ truyền, do đó phải giữ nguyên tên gọi như vậy. Ngoài ra, chữ "man" cũng chẳng xấu xa gì. Ngay tiếng Việt hiện đại vẫn gọi tộc người Dao là người Mán như Mán sơn đầu. Người Mán đâu có vì vậy mà phải mặc cảm mình là man di mọi rợ?
Bản "Bát Man tấn cống" của cải lương hay đàn ca tài tử lại là một bản ca vọng cổ. Nó không phải là bản "Bát Man tấn cống" không lời của Nhã nhạc.
Đây là bản "Bát Man tấn cống" của Nhã nhạc
Đây là bản "Bát Man tấn cống" của đàn ca tài tử
Đây là bản ca "Bát Man tấn cống" của đàn ca tài tử
"Bát Man tấn cống" là khúc nhạc nằm trong Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tấu "Bát Man tấn cống" chẳng có bất cứ vấn đề gì, nhất là nó được tấu sau "Đăng đàn cung", "Lục cúng hoa đăng". "Bát Man tấn cống" là khúc nhạc vui vẻ, hân hoan, thái bình và thống nhất, chẳng có lý do gì mà cho rằng nó không phù hợp với lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tên khúc nhạc có chữ "man" và có vẻ chữ này tạo ra dị ứng với một số người. Tôi cho rằng đấy chẳng qua chỉ là mặc cảm tự ti. "Bát Man tấn cống" cần phải hiểu đó chỉ là một cách dụng điển để đặt tên cho một khúc Nhã nhạc. Nó không có nghĩa là phải có đúng 8 tộc Man, hay 8 nước Man. Hơn nữa, "Bát Man tấn cống" là tên khúc nhạc cổ truyền, do đó phải giữ nguyên tên gọi như vậy. Ngoài ra, chữ "man" cũng chẳng xấu xa gì. Ngay tiếng Việt hiện đại vẫn gọi tộc người Dao là người Mán như Mán sơn đầu. Người Mán đâu có vì vậy mà phải mặc cảm mình là man di mọi rợ?
Bản "Bát Man tấn cống" của cải lương hay đàn ca tài tử lại là một bản ca vọng cổ. Nó không phải là bản "Bát Man tấn cống" không lời của Nhã nhạc.
Đây là bản "Bát Man tấn cống" của Nhã nhạc
BatManTanCong.wma |
Hosted by eSnips |
Đây là bản "Bát Man tấn cống" của đàn ca tài tử
|
Đây là bản ca "Bát Man tấn cống" của đàn ca tài tử
"Bản "Bát Man tấn công" của cải lương hay đàn ca tài tử lại là một bản ca vọng cổ. Nó không phải là bản "Bát Man tấn cống" không lời của Nhã nhạc."
ReplyDeleteBác lại viết thiếu dấu sắc, y như chinhphu.vn :)
Ờ nhỉ, cám ơn bác, tôi sẽ sửa lại.
ReplyDeleteMột là kiến thức ít, hai là tâm lý mặc cảm dòng chính nặng nề. Khoái trá tột độ trước sai sót chỉ thế này của thông báo của Chính phủ thì trẻ con quá.
ReplyDelete