Bài mới

Nhận xét mới

Tiểu luận mới của Kundera

Tờ The New York Times có bài điểm sách về tập tiểu luận mới của Kundera. Tập tiểu luận này gom góp các bài viết của Kundera trong vòng 20 năm gần đây. Không rõ tính thống nhất và cấu trúc của tác phẩm như thế nào. The New York Times gọi là "Ngôn ngữ của lưu đày". Thật ra, Kundera không còn ở trong tình thế lưu đày. Nước Tiệp của ông giờ đã là thành viên của khối châu Âu, biên giới về phía Tây chỉ còn hình thức trên bản đồ, người dân Tiệp đã có thể tự do di chuyển trong châu Âu. Lý do lưu đày đối với Kundera không còn nữa. Đó là lựa chọn của Kundera, một tình thế nhân sinh, cá nhân và riêng tư. Từ lưu đày đến hiện sinh là cả một quá trình và không biết có thể thẳng thắn nói ra.

Tôi nghĩ tiểu luận của Kundera rất nên đọc. Trong bài điểm sách tôi lượm được câu như thế này. "Hoài hương được thể hiện về mặt ngữ pháp không phải bởi quá khứ, mà là bởi tương lai: thì tương lai ngữ pháp của hoài hương".  Hoài hương "chiếu một quá khứ thương ai vào một tương lai xa cách, biến niềm gợi nhớ u sầu của cái đã không còn tồn tại nữa thành nỗi buồn thắt lòng của một lời hứa không bao giờ có thể trở thành hiện thực". Thực sự tôi không chắc nostalgia là hoài hương hay hoài nhớ, nhưng tôi nghĩ vấn đề của Kundera phải chính là hoài hương. "Nỗi buồn thắt lòng của một lời hứa không bao giờ có thể trở thành hiện thực" có vẻ rất khớp với tình thế của Kundera. Chợt nhận ra tôi đã dùng chữ "thắt lòng" cho từ heartbreaking và cảm thấy rất chuẩn. Từ này là của tôi.

3 comments:

  1. Từ nào của ông? "Thắt lòng" hay "heartbreaking"? Hay là cách dịch "heartbreaking" thành "thắt lòng"?

    ReplyDelete
  2. Tất nhiên là cách dịch.

    ReplyDelete
  3. Bác Đông A ơi, có ông mới khoe là lếm được từ " trí thức công thần" chấu hiểu là Trí Thức thì quý nhất rồi (nhất Trí thức nhì Nông dân mà) mà Công Thần nữa là người có lắm công lao thế thì Trí Thức Công Thần càng quí có phải không? Hay là còn ý "xiên sỏ" gì khác nữa. Bây giờ các bác đua nhau "sáng tạo" kinh quá!

    ReplyDelete