Tất cả các quân đội đều giống nhau
Điều công khai là danh tiếng
Các khẩu pháo tạo ra cùng một thứ tiếng nổ quen thuộc
Lòng dũng cảm là thuộc tính của các chàng trai
Những người lính già đều có cặp mắt mỏi mệt
Những người lính đều nghe cùng những lời lừa dối quen thuộc
Những xác chết luôn có ruồi bâu
Paris 1922
Ernest Hemingway
Hemingway viết bài thơ này ở Paris, sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc ít lâu. Hemingway gia nhập quân đội ngay lúc còn rất trẻ, vừa mới 18 tuổi đã tham gia vào cuộc chiến vĩ đại của thế giới. Năm 1921 Hemingway tham gia nhóm "những người bohemian trẻ tuổi", một cộng đồng văn học xa xứ, góp phần cất lên tiếng nói của thế hệ mình, một Thế hệ Bỏ đi (Lost Generation). Tâm lý thất vọng và phản chiến có thể thấy trong các tác phẩm của Hemingway trong thời gian này. Bài thơ này và bài Sa trường nằm trong chùm các bài thơ viết về chiến tranh trong thời gian đấy. Trong Giã từ vũ khí, Hemingway viết: "Tôi không thấy gì là thiêng liêng cả. Những điều người ta gọi là quang vinh thì không có gì là quang vinh cả. Nhưng sự hy sinh thì giống như những lò mổ lợn ở Chicago chỉ khác là thịt chỉ dùng để chôn đi thôi. Có nhiều danh từ người ta không thể nào chịu đựng được khi nghe và cuối cùng chỉ có những danh từ địa phương là còn giữ được đúng ý nghĩa của nó. Cả những con số, cùng với những ngày tháng năm cũng thế. Với những tên địa phương người ta còn thấy có một chút ý nghĩa. Còn những danh từ trừu tượng như vinh quang, danh dự, dũng cảm hay thiêng liêng đều là những tiếng thô bỉ so với những danh từ cụ thể như tên làng mạc, số các con đường, tên những con sông, số các tiểu đoàn và ngày tháng năm". Tôi chợt nhớ tới Hemingway vì nhớ tới câu văn này của ông "những danh từ trừu tượng như vinh quang, danh dự, dũng cảm hay thiêng liêng đều là những tiếng thô bỉ" và nhiều khi chúng ta phải chịu đựng những sự thô bỉ như vậy. Chẳng biết phải làm sao.
All armies are the same
Publicity is fame
Artillery makes the same old noise
Valor is an attribute of boys
Old soldiers all have tired eyes
All soldiers hear the same old lies
Dead bodies have always drawn flies
Paris 1922
Ernest Hemingway
Điều công khai là danh tiếng
Các khẩu pháo tạo ra cùng một thứ tiếng nổ quen thuộc
Lòng dũng cảm là thuộc tính của các chàng trai
Những người lính già đều có cặp mắt mỏi mệt
Những người lính đều nghe cùng những lời lừa dối quen thuộc
Những xác chết luôn có ruồi bâu
Paris 1922
Ernest Hemingway
Hemingway viết bài thơ này ở Paris, sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc ít lâu. Hemingway gia nhập quân đội ngay lúc còn rất trẻ, vừa mới 18 tuổi đã tham gia vào cuộc chiến vĩ đại của thế giới. Năm 1921 Hemingway tham gia nhóm "những người bohemian trẻ tuổi", một cộng đồng văn học xa xứ, góp phần cất lên tiếng nói của thế hệ mình, một Thế hệ Bỏ đi (Lost Generation). Tâm lý thất vọng và phản chiến có thể thấy trong các tác phẩm của Hemingway trong thời gian này. Bài thơ này và bài Sa trường nằm trong chùm các bài thơ viết về chiến tranh trong thời gian đấy. Trong Giã từ vũ khí, Hemingway viết: "Tôi không thấy gì là thiêng liêng cả. Những điều người ta gọi là quang vinh thì không có gì là quang vinh cả. Nhưng sự hy sinh thì giống như những lò mổ lợn ở Chicago chỉ khác là thịt chỉ dùng để chôn đi thôi. Có nhiều danh từ người ta không thể nào chịu đựng được khi nghe và cuối cùng chỉ có những danh từ địa phương là còn giữ được đúng ý nghĩa của nó. Cả những con số, cùng với những ngày tháng năm cũng thế. Với những tên địa phương người ta còn thấy có một chút ý nghĩa. Còn những danh từ trừu tượng như vinh quang, danh dự, dũng cảm hay thiêng liêng đều là những tiếng thô bỉ so với những danh từ cụ thể như tên làng mạc, số các con đường, tên những con sông, số các tiểu đoàn và ngày tháng năm". Tôi chợt nhớ tới Hemingway vì nhớ tới câu văn này của ông "những danh từ trừu tượng như vinh quang, danh dự, dũng cảm hay thiêng liêng đều là những tiếng thô bỉ" và nhiều khi chúng ta phải chịu đựng những sự thô bỉ như vậy. Chẳng biết phải làm sao.
All armies are the same
Publicity is fame
Artillery makes the same old noise
Valor is an attribute of boys
Old soldiers all have tired eyes
All soldiers hear the same old lies
Dead bodies have always drawn flies
Paris 1922
Ernest Hemingway
QDNDVN khong nhu vay,no la cong cu cua DCSVN de chong lai "dien bien hoa binh" ma thoi!
ReplyDeleteNước Mỹ có bao giờ bị xâm lược, bị đe dọa phải tiến hành chiến tranh không? Cũng có:
ReplyDelete1-Thời kỳ độc lập : Mất 8 năm. Sa trường của Washington được ca ngợi vinh quang nhân danh độc lập dân tộc.
2-Thời nội chiến : Nồi da xáo thịt gần 1 triệu. Cho đến nay nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục tranh cãi về cuộc chiến tàn khốc này này. Nhưng vượt lên mọi chỉ trích, Abraham Lincoln cũng sừng sững trên vách núi Rushmore bên cạnh Washington vì giá trị tự do.
Ngoài 2 "đường vinh quang xây xác quân thù" này ra, Mỹ còn vô số các cuộc chiến tranh khác.
Để tước đoạt đất đai thổ dân da đỏ. Để tranh giành thuộc địa với các đế quốc châu Âu. Để xâm chiếm sáp nhập lãnh thổ liền kề. Để mở rộng quyền bá chủ. Các cuộc chiến tranh này đáng gọi là Champs D'Honneur ?
Rất không may, Hemingway tham gia WW1. Tất cả các quân đội tham chiến đều giống nhau : tranh giành quyền lợi và chia lại trật tự thế giới . Hàng chục triệu người chết, vũ khí giết người khủng khiếp. Chứng kiến cuộc chiến đẫm máu, Hemingway ắt hẳn sập đổ lý tưởng sa trường vinh quang :
Những người lính đều nghe cùng những thứ lừa dối quen thuộc
Những xác chết luôn có ruồi bâu.
Việt Nam có vô số chiến tranh. Sa trường = đường công hầu = đường vinh quang chỉ có trong tâm tưởng những ai cơ mưu chính trị. Còn người lính đích thực, họ rất rạch ròi cảm xúc :
ReplyDelete1-Sa trường bảo vệ đất nước :
Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong
2-Sa trường xâu xé các tập đoàn phong kiến :
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Từ 45-75, VN có 2 cuộc chiến lớn ở tình thế “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Nỗi buồn chiến tranh vô số như Bảo Ninh đã viết nhưng người lính VN thể hiện mình rạng rỡ một cách giản dị :
Chắc không ai quên hình ảnh “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu :
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo !
Và “Bài thơ về hạnh phúc” của Dương Hương Ly :
Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai.
Cũng “rất người” phải không? Chẳng ai biến người lính VN thành một thứ siêu phàm, thần thánh, ở trên, ở ngoài và xa lạ với con người, tức là một kiểu "phi nhân" cả. Chỉ đôi chỗ, đôi nơi, đôi người quá say ngôn từ mà thôi.
Phương Đông có khái niệm Champs D'Honneur hay không ? Muốn hỏi lại : “ Sa trường nào ? “