Dưới tán rừng anh đào nở rộ là bộ phim của đạo diễn Shinoda Masahiro được dựng theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sakaguchi Ango. Bộ phim đã tương đối bám sát theo tác phẩm của Sakaguchi, ngoại trừ một đoạn được đạo diễn Shinoda thêm vào. Đó là đoạn tên cướp ở đô thành ăn trộm vặt và bị tóm rồi bị bắt làm sai lệ. Đoạn thêm vào này đã phá hỏng truyện ngắn của Sakaguchi, Trong truyện ngắn của Sakaguchi đoạn tương ứng với đoạn phim thêm vào này là lúc tên cướp cảm thấy không thể tiếp tục cuộc sống ở đô thành. Hắn lên một ngôi chùa trên đỉnh núi ở đô thành ngắm bầu trời ban đêm và nghĩ về những con chim bay. Đây là một đoạn hay trong truyện. Có thể đoạn văn này khó thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh. Nhưng biến tác nó thành một nội dung như trong phim là đã tầm thường hóa tác phẩm của Sakaguchi.
Mặc dù vậy bộ phim của đạo diễn Shinoda cũng khá thành công. Cảnh tên cướp lần đầu tiên trông thấy khuôn mặt của người phụ nữ mà sau này là người vợ của hắn đã quay rất đạt. Đó chỉ là một khoảnh khắc, tên cướp lật tấm mạng che mặt của người phụ nữ, một khuôn mặt xinh đẹp, cặp mắt mở to, nhìn chéo tên cướp, và ngay trong tích tắc đấy, người phụ nữ quay vụt đi, bàn tay của tên cướp nắm vào hư không, thẫn thờ. Đấy là khoảnh khắc của số phận, lột tả cái đẹp có thể dẫn dắt người ta tới địa ngục. Đoạn quay cảnh một đoàn nhà sư tề chỉnh tiếp bước vào rừng anh đào nở rộ hoa, rồi phát cuồng như là một đoạn thơ có gào thét ở câu kết. Đoạn cuối phim, khi tên cướp cõng người phụ nữ vào rừng anh đào đang nở rộ, những cánh anh đào bay tứ tung, một biến chuyển tâm lý diễn ra, những cánh anh đào trở nên nhòe, diễn tả rất hay tính mơ hồ, bất định của câu chuyện.
Kết thúc bộ phim là rừng anh đào với những cánh anh đào vẫn đang lặng lẽ bay, như một đối nghịch với cảnh mở đầu phim, hân hoan ngắm hoa anh đào nở. Bộ phim có những cảnh "nóng" mà trong truyện của Sakaguchi không có. Có lẽ những cảnh này cũng thích hợp để diễn tả sự mê hoặc của cái đẹp mà văn xuôi với thế mạnh khác đã không cần phải mô tả.
Mặc dù vậy bộ phim của đạo diễn Shinoda cũng khá thành công. Cảnh tên cướp lần đầu tiên trông thấy khuôn mặt của người phụ nữ mà sau này là người vợ của hắn đã quay rất đạt. Đó chỉ là một khoảnh khắc, tên cướp lật tấm mạng che mặt của người phụ nữ, một khuôn mặt xinh đẹp, cặp mắt mở to, nhìn chéo tên cướp, và ngay trong tích tắc đấy, người phụ nữ quay vụt đi, bàn tay của tên cướp nắm vào hư không, thẫn thờ. Đấy là khoảnh khắc của số phận, lột tả cái đẹp có thể dẫn dắt người ta tới địa ngục. Đoạn quay cảnh một đoàn nhà sư tề chỉnh tiếp bước vào rừng anh đào nở rộ hoa, rồi phát cuồng như là một đoạn thơ có gào thét ở câu kết. Đoạn cuối phim, khi tên cướp cõng người phụ nữ vào rừng anh đào đang nở rộ, những cánh anh đào bay tứ tung, một biến chuyển tâm lý diễn ra, những cánh anh đào trở nên nhòe, diễn tả rất hay tính mơ hồ, bất định của câu chuyện.
Kết thúc bộ phim là rừng anh đào với những cánh anh đào vẫn đang lặng lẽ bay, như một đối nghịch với cảnh mở đầu phim, hân hoan ngắm hoa anh đào nở. Bộ phim có những cảnh "nóng" mà trong truyện của Sakaguchi không có. Có lẽ những cảnh này cũng thích hợp để diễn tả sự mê hoặc của cái đẹp mà văn xuôi với thế mạnh khác đã không cần phải mô tả.
No comments:
Post a Comment